Bạn có đang nhầm lẫn giữa bệnh loét dạ dày trào ngược dịch mật? Hai căn bệnh về đường tiêu hóa này rất phổ biến và rất dễ bị nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản giúp bạn phân biệt được triệu chứng bệnh.
Nội dung bài viết
Cảm giác nóng rát trong dạ dày mà bạn đang khó chịu có thể là loét dạ dày – hoặc nó có thể là bệnh trào ngược dịch mật, một tình trạng trào ngược mãn tính.
Dù đã thử tìm hiểu hay chưa, bạn cũng nên lên lịch khám bác sĩ để tìm hiểu xem bạn bị trào ngược dịch mật hay loét không. Cả loét và trào ngược dịch mật đều có thể được điều trị bằng một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Loét dạ dày hay trào ngược dịch mật: Dạ dày khó chịu
Cả hai căn bệnh này đều khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu ngang nhau. Căn bệnh này rất phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Cảm giác dạ dày khó chịu sẽ tác động mạnh tới cuộc sống hằng ngày của bạn:
- Mất ngủ
- Khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội
- Các vấn đề về ăn uống
Loét dạ dày hay trào ngược dịch mật: Hiểu sự khác biệt
Loét dạ dày là một vết loét hoặc tổn thương nhỏ ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, phần đầu tiên của ruột. Bệnh này thường trầm trọng hơn do axit dạ dày của bạn, nhưng thường không do axit gây ra. Nhiều khả năng, nguyên nhân là một loại vi khuẩn được gọi là Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Trào ngược dịch mật là bệnh khi dịch mật cùng axit dạ dày đi từ dạ dày vào thực quản. Nó gây cảm giác nóng rát (đôi khi được gọi là khó tiêu axit hoặc ợ nóng) và tạo vị đắng, chua, cay trong miệng. Điều này phải xảy ra ít nhất hai lần một tuần mới bị coi là trào ngược dịch mật.
Nói chung, cả hai căn bệnh này đều có thể gây ra cảm giác đau ở vùng thượng vị và vị chua trong miệng.
Loét dạ dày hay trào ngược dịch mật: Nhận biết triệu chứng
Mặc dù bạn có thể không nhận ra bệnh, nhưng nhờ mô tả của bạn về các triệu chứng, bác sĩ có thể phân biệt được bạn đang bị loét dạ dày hay trào ngược dịch mật.
Loét thường đi kèm với các triệu chứng sau:
- Cảm giác rát trong ruột, khoảng giữa rốn và xương ức
- Đau thượng vị hoặc khó chịu 2-3 giờ sau khi ăn
- Cơn đau đánh thức bạn dậy vào ban đêm
- Đau được giảm bớt bằng cách ăn uống, hoặc uống thuốc kháng acid
- Có máu trong phân hoặc nôn mửa
Một số triệu chứng của trào ngược dịch mật không xảy ra với loét là:
- Thấy vị đắng chua trong miệng
- Ho khan
- Viêm họng
- Khó nuốt
- Các triệu chứng giống như hen suyễn
- Triệu chứng ợ nóng tăng lên rõ rệt sau khi bạn ăn 1 số loại thực phẩm nhất định (cam, quýt,…)
- Các triệu chứng trở nên tệ hơn khi bạn nằm hoặc cúi xuống
Loét dạ dày hay trào ngược dịch mật: Chẩn đoán bệnh
Chính người bệnh cũng không thể chắc chắn được họ đang mắc bệnh gì. Cách tốt nhất để chẩn đoán là đi bệnh viện khám.
Nói chung, khi có nghi ngờ loét, bạn nên chẩn đoán bằng phương pháp nội soi. Nếu nghi ngờ bạn đang bị trào ngược dịch mật, bạn hãy một thử nghiệm điều trị. Bác sĩ có thể để bạn dùng thuốc giảm acid theo toa trong một thời gian, xem liệu thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng của bạn hay không.
Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đưa ra các phương án khác như:
- Xét nghiệm máu. Biện pháp này sẽ cho biết bạn đã tiếp xúc với vi khuẩn H. pylori hay chưa.
- Chụp X quang cản quang (Barium Enema). Biện pháp này còn được gọi là chụp X quang đường tiêu hóa trên hoặc GI series. Bạn sẽ phải uống một loại chất lỏng đặc biệt và sau đó bác sĩ sẽ chụp X-quang thực quản, dạ dày và ruột. Biện pháp này để kiểm tra bạn có vết loét hay không. Hoặc bất kỳ vấn đề về cấu trúc nào như tắc nghẽn có thể gây ra các triệu chứng của bạn.
- Nội soi. Đây là phương pháp phổ biến để có thể trực tiếp thấy dạ dày của bạn có vết loét hay không. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp nhiều người bệnh e ngại nhất do cảm giác khó chịu khi đưa 1 ống nội soi vào cổ họng.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.6626 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.