Hơn 7 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản mỗi năm khiến cho căn bệnh này ngày càng được xã hội quan tâm hơn. Vậy dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về trào ngược dạ dày bệnh học trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày – thực quản (tiếng anh viết tắt là GERD – Gastroesophageal Reflux Disease) hay còn được gọi là bệnh trào ngược axit dạ dày là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày bao gồm dịch vị, thức ăn… trào ngược từ dạ dày lên thực quản hoặc lên miệng tùy mức độ của bệnh. Bệnh này đang có tỉ lệ người mắc khá cao và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê trên thế giới số người mắc bệnh trào ngược dạ dày chiếm từ 10-30% dân số.
Bệnh trào ngược axit dạ dày không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng công việc của người bệnh mà còn có thể tiến triển sang các biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Dấu hiệu của trào ngược dạ dày biểu hiện đa dạng ở mỗi người bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu và thống kê đã tìm ra được các triệu chứng điển hình nhất bao gồm:
- Ợ hơi liên tục và không kiểm soát.
- Ợ nóng: Cảm giác nóng rát xuất phát từ dạ dày và có thể kéo dài lên vùng ngực và cổ. Đôi khi người bệnh cảm thấy xót, khé ở họng do axit dịch vị gây tổn thương niêm mạc vùng mà nó đi qua.
- Ợ chua thường xuất hiện sau khi người bệnh ợ hơi. Cùng với lượng hơi sinh ra quá mức trong dạ dày, khi dịch ợ lên có thức ăn cũ người bệnh sẽ kèm theo cảm giác chua miệng.
- Buồn nôn, nôn: Do nhu động dạ dày bị rối loạn nên người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn nôn đặc biệt khi mới ăn xong hoặc khi đi ngủ, mới ngủ dậy.
- Tức ngực, đau lan sau lưng: Triệu chứng này xuất hiện khi axit dạ dày tăng tiết quá nhiều kích thích làm tăng trương lực cơ dạ dày gây chèn ép khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy chướng tức vùng thượng vị. Bên cạnh đó, dạ dày co bóp rối loạn cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau lan ra vùng bả vai.
- Khó nuốt, cảm giác vướng họng: thưc quản bị sưng tấy do axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên mà không được điều trị kịp thời.
- Ho, khàn tiếng: do tình trạng trào ngược dịch dạ dày kéo dài liên tục.
- Cảm giác đắng miệng: xảy ra khi trào ngược dạ dày kèm theo dịch mật.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Thực quản và dạ dày được ngăn nhau bởi 1 cái van một chiều với tên gọi “cơ vòng thực quản”. Bộ phận này giúp cho thức ăn đi theo một chiều từ thực quản xuống dạ dày và ngăn không cho những chất trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày có xảy ra hay không tất cả đều phụ thuộc vào sự đóng mở của cơ vòng thực quản.
Nguyên nhân khiến “cơ vòng thực quản đóng mở thất thường”
Tăng axit dạ dày
Axit dạ dày tiết ra nhiều, kích thích làm mở cơ vòng thực quản, axit trào lên thực quản gây ra các biểu hiện ợ nóng, ợ chua.
Dạ dày chậm tháo rỗng
Chậm tháo rỗng dạ dày có nghĩa là thức ăn lâu được tiêu hóa hết, thức ăn lên men, sinh khí và đẩy hơi lên thực quản, gây nên các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
Chức năng dạ dày bị suy yếu
Một số bệnh lý về dạ dày (như viêm loét dạ dày,..) khiến chức năng dạ dày bị suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thưc ăn, ứ đọng thức ăn, gây tăng tiết axit.
Rối loạn chức năng cơ vòng thực quản
Dưới tác động của một số chất kích thích có trong đồ ăn, thức uống làm cho cơ vòng thực quản đóng mở thất thường.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh trào ngược dạ dày
Có nhiều nguy cơ gây nên bệnh trào ngược dạ dày, có thể chia thành 4 nhóm nguy cơ chính:
Thói quen sinh hoạt không hợp lý
- Thói quen ăn uống như: bỏ bữa, ăn khuya, ăn quá no, ăn xong nằm hoặc làm việc ngay.
- Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chua, cay nóng.
- Thực phẩm chứa chất kích thích, hút thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas, cà phê…
Mất ngủ, căng thẳng, stress thường xuyên
Căng thẳng thần kinh sẽ thúc đẩy dạ dày tiết ra Cortisol. Theo kết quả nghiên cứu, chất này lại vô tình khiến cho acid dạ dày tăng cao, đồng thời tăng cường lực co bóp của dạ dày và sản sinh chất Pepsin từ đó đẩy dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng
Thức ăn trong dạ dày sẽ khó được tiêu hóa hơn do niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương nhiều. Lượng thức ăn lên men đó sẽ sinh ra khí, tạo áp lực lên cơ thắt thực quản và đẩy ngược lên vùng thực quản gây trào ngược
Các nguyên nhân khác
- Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao hơn người bình thường. Bởi vì, cân nặng tác động trực tiếp lên vùng bụng, tạo áp lực cho cơ thắt thực quản và xuất hiện những cơn trào ngược.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai thường bị trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do gia tăng Hormone Estrogen và Progesterone, làm cho cơ thắt thực quản dưới giãn ra, bụng nở rộng sẽ gây áp lực cho dạ dày.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Có rất nhiều loại thuốc là nguyên nhân gây nên các cơn trào ngược dạ dày như thuốc chống viêm không Steroid, thuốc kháng Cholinergic, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng Histamin,… Đặc biệt, thuốc chống viêm không Steroid tác động xấu đến đường tiêu hóa, kích thích thực quản, gia tăng triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua,…
- Hen suyễn: Khoảng 75% người bị hen suyễn có triệu chứng này. Nguyên nhân là do các cơn ho kèm hen suyễn làm cho đường thở giãn ra, xuất hiện cơn trào ngược dạ dày.
Biến chứng nguy hiểm từ trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày nếu các bạn để lâu không sớm điều trị kịp thời và dứt điểm thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như sau:
Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp là một trong những biến chứng thường gặp của trào ngược dạ dày. Axit bị trào ngược khiến niêm mạc thực quản và hệ thống đường hô hấp trên tổn thương. Chỉ một lượng nhỏ axit cũng có thể gây nên tình trạng viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang hay viêm phổi. Triệu chứng thường gặp của viêm đường hô hấp là ho kéo dài và không đáp ứng được với các phương pháp điều trị thông thường. Một số trường hợp bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên.
☛ Tham khảo thêm tại: Vì sao trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng?
Viêm loét thực quản
Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên sẽ tác động đến niêm mạc thực quản, lâu dần gây nên tình trạng viêm loét thực quản với các triệu chứng như khó nuốt, đau khi nuốt, nóng rát vùng ngực lên cổ họng, buồn nôn và nôn ra máu.
Hẹp thực quản
Tình trạng viêm loét thực quản tái đi tái lại gây tổn thương không phục hồi trên thực quản, xuất hiện mô sẹo và hẹp thực quản. Khi đó, người bệnh sẽ gặp hàng loạt biến chứng như khó nuốt, tức ngực, nôn mửa, chán ăn, đau phía sau xương ức khi ăn uống,…
Barrett thực quản
Barrett thực quản là biến chứng nặng nề của trào ngược dạ dày. Đây là hiện tượng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị thay đổi màu sắc do tiếp xúc thường xuyên với acid dạ dày. Sự biến đổi của tế bào khi bị Barrett thực quản làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Mặc dù là tỷ lệ nhỏ nhưng người bệnh vẫn nên chủ động tái khám để phát hiện tế bào tiền ung thư càng sớm càng tốt.
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày, biến chứng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Các tế bào ung thư lây lan bằng cách phá vỡ khối u ban đầu, xâm nhập vào mạch máu hay hạch bạch huyết quanh thực quản sau đó di căn đến gan, phổi, xương. Các triệu chứng điển hình của ung thư thực quản là nuốt nghẹn, khàn tiếng, ho khan, đau sau xương ức, đau ngực, nhiễm trùng, sụt cân, da sạm, xuất hiện nhiều nếp nhăn ở mặt và bàn tay. Đôi khi, người bệnh sẽ sờ thấy hạch ở hố thượng đòn 2 bên hoặc hố thượng đòn bên trái.
Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không các bác sĩ có thể áp dụng nhiều cách khác nhau, từ đó đưa ra kết luận. Có những cách giúp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản như sau:
Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, ho dai dẳng… Bác sĩ sẽ cho bạn bẳng đánh giá các triệu chứng trong vòng 7 ngày, sau tính tổng số điểm từ đó đưa ra kết luận. Bảng câu hỏi đó như sau.
Nội soi dạ dày thực quản: Là phương pháp cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản và dạ dày bằng một thiết bị có camera nhỏ được đưa qua miệng. Nội soi có thể phát hiện các biến chứng như viêm, loét, hẹp hay Barrett thực quản.
Đo pH thực quản: Là phương pháp đo độ axit trong thực quản bằng cách gắn một thiết bị nhỏ vào niêm mạc thực quản hoặc đặt một ống nhỏ qua mũi vào thực quản. Thiết bị này sẽ ghi lại độ pH trong 24 giờ để xác định mức độ và tần suất trào ngược.
Xét nghiệm nhân trắc thực quản: Là xét nghiệm ngoại trú giúp xác định các vấn đề với chuyển động và áp lực trong thực quản dẫn đến các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi… Bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ qua mũi vào thực quản và yêu cầu bạn nuốt nước hoặc thức ăn để kiểm tra sự phối hợp của cơ bắp thực quản khi nuốt.
Chụp X-quang dạ dày thực quản có cản quang: Là phương pháp cho phép bác sĩ xem hình ảnh của dạ dày và thực quản sau khi bạn uống một loại dung dịch cản quang là barium esophagram. Barium esophagramsẽ làm cho dạ dày và thực quản hiển thị rõ hơn trên x-quang
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Để điều trị trào ngược dạ dày thực quả một cách hiệu quả các bạn có thể tham khảo một vài phương pháp mà chúng tôi nêu dưới đây:
Khám và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ
Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám trào ngược dạ dày diện chẩn.
Bạn nên thực hiện đúng y lệnh để điều trị bệnh, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Không tự ý sử dụng thuốc theo kinh nghiệm vì có thể gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày
Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Sử dụng nghệ tươi: Người bệnh có thể chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi, nghệ tươi kết hợp dừa tươi, tinh bột nghệ kết hợp mật ong,… Khi chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ, người bệnh không nên dùng các loại thực phẩm khó tiêu, cay nóng, mỡ động vật; không dùng chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…. Người bệnh cũng cần chú ý giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tươi: đặc biệt, trong gừng có khảng 2 – 3% tinh dầu và chất cay, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa vết loét dạ dày. Do đó, dân gian thường sử dụng gừng tươi để chữa trào ngược dạ dày. Bạn có thể thái thành lát mỏng rồi ngậm hoặc ăn; uống trà gừng; kết hợp gừng, mật ong, chanh.
Sử dụng nha đam: ép lấy nước, nha đam kết hợp mật ong, nha đam và tinh bột nghệ, nha đam và đậu xanh. Tuy nhiên, không sử dụng nha đam cho phụ nữ có thai, người bị chứng tiêu chảy cấp. Khi chế biến nha đam phải loại bỏ hết lớp nhầy màu vàng vì nó có ảnh hưởng xấu đến hê tiêu hóa.
☛ Tham khảo thêm tại: 6 cách chữa bệnh trào ngược dạ dày tại nhà
Giải quyết dứt điểm tình trạng trào ngược với Gastosic
Đối với các trường hợp đau đầu do trào ngược dạ dày thực quản, muốn cải thiện tình trạng đau đầu thì việc đầu tiên cần làm là giải quyết dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản.
Trên thị trường hiện nay, Gastosic là sản phẩm duy nhất được nghiên cứu với mục đích “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt Nam”. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang được nhiều chuyên gia tích cực khuyên dùng!
Gastosic là sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, gồm có Nano Curcumin (tinh chất Nghệ vàng), Ngô thù du, Cam thảo, Hoàng liên, Cúc La Mã, Thương truật, Gừng, Trần bì và Hậu phác. Sự kết hợp này mang đến 3 tác động:
- Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn gây bệnh, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương do trào ngược gây ra tại vùng niêm mạc thực quản, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa ngăn ngừa các cơn trào ngược xuất hiện.
- Hỗ trợ làm dịu các kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, làm giảm hiện tượng trào ngược về đêm, nhờ vậy giúp cải thiện tình trạng đau đầu.
- Hỗ trợ làm giảm lượng acid trong dạ dày, trung hòa acid dư thừa, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,…
Nhờ khả năng tác động theo nhiều hướng với cùng một đích đến là giải quyết tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, Gastosic đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền hơn cho người dùng. Chỉ sau từ 1-3 tháng, người bệnh đã có thể cảm nhận được hiệu quả rõ rệt!
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN GASTOSIC UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua sản phẩm Gastosic giá niêm yết giao tận nhà TẠI ĐÂY
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Bị trào ngược dạ dày cần lưu ý điều gì?
Trào ngược dạ dày axit là một bệnh lý mạn tính và rất dễ tái phát nếu chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Sau khi điều trị khỏi bệnh, người bệnh cần tiếp tục thực hiện các biện pháp dự phòng để ngăn chặn bệnh quay trở lại. Cụ thể như sau:
Tránh sử dụng các chất kích thích
Hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chè, cà phê…. Trong thành phần của những chế phẩm này có chứa các chất làm tăng tiết axit dạ dày, rối loạn nhu động co bóp dạ dày khiến bệnh rất dễ tái phát.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời gian ăn uống. Hãy tập thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa, dồn bữa để dạ dày hoạt động một cách tốt nhất.
Ngoài ra, nếu có thể bạn hãy chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá no sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày dễ bị đầy bụng, ợ hơi trào ngược dạ dày, ợ chua…
Tránh ăn đồ có nhiều dầu, mỡ như: chiên, xào…, những gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Ngủ đúng thời gian
Thời gian tốt nhất cho việc ngủ là trước 23h. Ngủ quá muộn có thể kích thích đến hoạt động của dây thần kinh thực vật điều phối hoạt động co bóp của dạ dày và khiến tình trạng trào ngược dễ tái phát. Thay vì làm việc quá muộn, bạn hãy đi ngủ sớm và thức dậy sớm làm việc vào buổi sáng hôm sau.
Ngoài ra, thời gian ngủ mỗi ngày cần duy trì từ 6 – 8 tiếng để đảm bảo rằng không chỉ dạ dày mà toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể sẽ luôn hoạt động tốt nhất.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày?
Cân bằng tâm lý
Áp lực về công việc, cuộc sống dẫn đến stress kéo dài có thể khiến trào ngược nhanh chóng xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Vậy nên, hãy tìm cách nghỉ ngơi, thư giãn và giải tỏa áp lực tâm lý, stress.
Tránh làm việc nặng
Sau khi điều trị bệnh, người bệnh cần có chế độ làm việc phù hợp, nếu cần phải di chuyển vật nặng, hãy tìm kiếm sự sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Các hoạt động bê, vác vật nặng làm tăng áp lực lên vùng ngực và dạ dày khiến trào ngược dịch dạ dày.
Tập luyện
Các bài tập luyện phù hợp không chỉ khiến người bệnh khỏe khoắn mà còn giúp kiểm soát tình trạng trào ngược hiệu quả. Theo các chuyên gia, người bệnh nên dành ra 30 – 60 phút mỗi ngày để thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng vừa sức như: đi bộ, chạy bộ nhẹ, ngồi thiền…
Trên đây là những lý giải chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cách chữa, phòng ngừa bệnh. Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh sẽ giúp bạn có hướng điều trị hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.