Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì là câu hỏi khiến không ít người bệnh phải đau đầu. Do đặc điểm của bệnh, nếu ăn phải những thức ăn không phù hợp, các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày sẽ càng tăng lên và vô cùng khó chịu.
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Khi chúng ta ăn, thức ăn được đưa từ miệng đến dạ dày qua thực quản. Cơ thắt thực quản dưới là nơi ngăn cách giữa 2 bộ phận. Sau khi nuốt, cơ thắt thực quản dưới thư giãn ra để cho thức ăn vào dạ dày và sau đó co lại để ngăn chặn thức ăn và axit trào vào thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả làm dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản và đi tới khoang miệng.
Ợ hơi, ợ nóng là những triệu chứng phổ biến nhất của người bị trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh gặp phải triệu chứng trên ít nhất 2-3 lần một tuần.
Những triệu chứng khác có thể đi kèm bao gồm:
- Đau dạ dày (đau bụng trên)
- Đau tức ngực.
- Khó nuốt,
- Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng,
- Viêm thanh quản kéo dài, khàn giọng, đau họng dai dẳng.
- Ho mãn tính, hen khởi phát mới hoặc hen suyễn vào ban đêm.
- Bệnh răng miệng ngày càng tồi tệ,…
Trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày vì các triệu chứng khó chịu. Để giảm các triệu chứng trào ngược và hỗ trợ điều trị bệnh, bạn nên lưu ý tránh các loại thức ăn được liệt kê dưới đây.
Bạn có thể thắc mắc:
2. Những thức ăn cần kiêng
2.1. Thực phẩm chua, chứa nhiều axit
- Người bị trào ngược vốn có hàm lượng axit dạ dày ở mức cao.
- Việc dung nạp thêm các thực phẩm chua và chứa nhiều axit càng làm tăng thêm axit trong dạ dày.
- Dẫn tới axit trào lên thực quản và gây ra chứng ợ chua thường xuyên, cũng có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra viêm loét dạ dày.
Do đó, người bệnh nên tránh các thực phẩm giàu axit như:
- Chanh
- Mận tươi
- Cóc
- Xoài xanh
- Mơ
- Cam, quýt
- Bưởi chua
- Đào
- Việt quất
- Cà chua
- Nho xanh
- Đu đủ,…
2.2. Thực phẩm nhiều muối và đường, đồ ngọt
Một chế độ ăn nhiều đồ ngọt và đường sẽ chống lại tác dụng chống viêm của axit béo omega-3 và khiến cho các vết viêm loét trong dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Thực phẩm nhiều muối và đường đều khiến dạ dày phải hoạt động quá tải để tiêu hóa chúng làm tăng sản xuất axit dạ dày.
Các thực phẩm nhiều nên hạn chế ăn gồm:
- Cà muối
- Dưa muối
- Cá mắm
- Ô mai hoa quả
- Bánh ngọt
- Trà sữa
- Socola…
2.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo
Khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, khối lượng chất béo gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Các chất béo từ dầu mỡ như carbs và protein được tiêu hóa chậm nhất và nó đòi hỏi dạ dày phải huy động lượng lớn các enzyme và dịch tiêu hóa để phá vỡ nó. Do đó, nhóm thực phẩm này làm hệ thống tiêu hóa hoạt động quá tải dẫn đến đầy hơi, buồn nôn và khó chịu.
Người bị trào ngược dạ dày nên tránh xa:
- Nội tạng động vật
- Khoai tây chiên
- Gà rán
- Mỡ động vật
- Đồ ăn chế biến sẵn,… vì chúng đều chứa rất nhiều dầu mỡ.
2.4. Thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu
Trào ngược dạ dày vốn đã làm cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng. Khi ăn các thực phẩm khó tiêu hóa, các triệu chứng của bệnh sẽ càng trầm trọng. Chúng sinh ra khí, men khiến người bệnh cảm thấy nóng rát bụng và ậm ạch khó chịu vì đầy bụng cả ngày.
Các thực phẩm người bị trào ngược cần tránh xa gồm:
- Rau củ già xơ cứng
- Sữa béo
- Đậu lăng
- Đậu phộng
- Hành tây
- Nước ngọt có ga…
2.5. Rượu bia, đồ uống có cồn
Rượu bia cũng là một câu trả lời cho “Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì ?”:
- Rượu có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Uống quá nhiều rượu có thể gây viêm dạ dày, loét và làm tăng hiện tượng ợ nóng.
- Niêm mạc dạ dày vốn đã nhạy cảm do bệnh trào ngược khi tiếp xúc với độ cồn cao sẽ gây tổn hại nghiêm trọng.
- Do đó, người bị trào ngược dạ dày nên tránh sử dụng rượu bia, kể cả loại có độ cồn thấp.
Bạn hãy xem thêm:
3. Lời khuyên cho người bệnh
Ngoài tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Một số lời khuyên hữu ích cho người bị trào ngược dạ dày là:
- Duy trì cân nặng hợp lý: sẽ hạn chế được áp lực của mỡ bụng tác động vào dạ dày.
- Bỏ thuốc lá: Nước bọt giúp trung hòa axit trào ngược và hút thuốc làm giảm lượng nước bọt trong miệng và cổ họng. Hút thuốc cũng làm suy giảm chức năng cơ thắt thực quản dưới và gây ho, gây ra tình trạng trào ngược axit thường xuyên ở thực quản. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng trào ngược nhẹ.
- Ăn uống khoa học: không bỏ bữa, không ăn muộn, không hoạt động mạnh sau ăn, tránh ăn quá nhiều.
- Tránh mặc quần áo bó sát
- Tránh stress: Thư giãn để cải thiện tình trạng đau dạ dày do căng thẳng.
Bạn hãy xem thêm chi tiết các loại rau tốt:
Người bị trào ngược dạ dày kiêng ăn gì, đến đây, hy vọng các bạn đã được giải đáp rõ. Quan tâm tới chế độ ăn uống chính là cách hiệu quả để giúp cho quá trình điều trị trào ngược dạ dày đạt kết quả tốt nhất.