Khoai lang là loại củ giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, đối với một số bệnh, nếu ăn khoai lang không đúng thời điểm hoặc sai cách có thể gây ra những nguy hại khôn lường. Bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? Đáp án chính xác và chi tiết sẽ có ngay trong bài viết sau đây.
Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? Đáp án là có. Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, người bị trào ngược dạ dày nếu bổ sung lượng khoai lang hợp lý, đúng cách sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên nấu chín chứ không ăn khoai lang sống.
Khoai lang là loại củ quen thuộc đối với người Việt Nam, nó được chia thành nhiều loại là khoai lang mật, khoai lang trắng, khoai lang tím,… Trong loại củ này có đến 1.6% là protein; 20.1% là đường, tinh bột, chất xơ; 77% là nước, một số chất khác và hầu như không có chất béo. Theo các chuyên gia, khoai lang rất tốt cho sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày. Dưới đây là Top 5 món ăn từ khoai lang hiệu quả đối với người bị trào ngược dạ dày mà bạn nên tham khảo.
Bạn nên hấp, luộc, nấu canh, nấu chè,… để lượng protein, axit amin, enzyme trong khoai lang còn nguyên vẹn. Khi chế biến, chú ý không để quá chín bởi vì như vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong củ khoai lang. Các bước luộc/hấp khoai lang thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 – 2 củ khoai lang
Bước 2: Gọt vỏ (hấp), rửa sạch và cắt thành khúc vừa ăn
Bước 3: Cho vào nồi để luộc hoặc hấp cách thủy
Bước 4: Khoai chín cho ra đĩa và thưởng thức
Súp khoai lang là món ăn dễ tiêu hóa và tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Nguyên liệu và cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 500g xương gà, 2 củ khoai lang, 1 củ hành tây, 15g bơ, rau ngò, tỏi và gia vị
Bước 2: Xương gà rửa sạch, cho vào nồi cùng 600ml nước sạch, cho lên bếp và đun nhỏ lửa
Bước 3: Khi xương gà đã mềm thì tắt bếp, bắc nồi xuống, chắt nước hầm và bỏ xương
Bước 4: Hành tây lột vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu; khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông nhỏ; tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ
Bước 5: Cho nồi lên bếp, đợi nóng thì cho bơ vào, khi bơ tan chảy cho thêm tỏi và hành tây, đảo đều tay
Bước 5: Đổ nước hầm xương gà và khoai lang đã chuẩn bị vào, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa
Bước 6: Đến khi khoai lang mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng
Bước 7: Cho ra bát và thưởng thức
Khoai lang nấu xương sườn rất tốt cho dạ dày và xương khớp. Người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung món này 1 – 2 lần/tuần. Các bước nấu canh khoai lang xương sườn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 – 5 lạng xương sườn, 2 củ khoai lang, hành và gia vị vừa đủ
Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt khoanh; xương sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn; hành bóc vỏ, đập dập
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đợi nóng, cho hành đã đập dập vào phi thơm
Bước 4: Cho nước vào, đun sôi, cho xương sườn, đun thêm 10 – 15 phút
Bước 5: Cho khoai lang vào, đun nhỏ lửa cho đến khi khoai mềm
Bước 6: Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng
Bước 7: Thêm hành, bắc nồi xuống, cho ra bát và thưởng thức
Người bị trào ngược dạ dày không nên bỏ qua món khoai lang gừng. Đây là món ăn có khả năng kích thích vị giác, cung cấp năng lượng và dễ tiêu hóa. Đặc biệt, các hoạt chất trong gừng giúp kháng viêm, giảm đau, trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 – 2 củ khoai lang, ½ thìa dầu dừa, ½ thìa gừng băm nhỏ, ¼ củ hành tím, ½ thìa tỏi băm và một số gia vị khác
Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cho vào nồi và luộc đến khi mềm
Bước 3: Cho khoai lang ra, nghiền nát
Bước 4: Cho tỏi, gừng, hành vào chảo, phi thơm
Bước 5: Đổ khoai lang đã ngấm gia vị, cho thêm giấm táo, hạt tiêu, bột canh, mì chính vào, trộn đều
Bước 6: Ăn luôn hoặc cho vào lò nướng đến khi chuyển sang màu vàng thì cho ra và thưởng thức
Đây là món tráng miệng quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn chè khoai lang đậu xanh vào bữa phụ hoặc bữa sáng để giảm triệu chứng của bệnh và tăng năng lượng cho cơ thể. Dưới đây là các bước chế biến chè khoai lang đậu xanh:
Bước 1: Chuẩn bị 50g đậu xanh, 2 củ khoai lang; đường, nước cốt dừa, bột đao vừa đủ
Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ
Bước 3: Ngâm khoai lang vào nước cốt chanh pha loãng trong 10 phút để loại bỏ nhựa
Bước 4: Đậu xanh ngâm khoảng 2 giờ, đãi bỏ phần vỏ và để ráo nước
Bước 5: Cho đậu xanh vào nồi nước, bắc lên bếp, đun nhỏ lửa đến khi đậu chín
Bước 6: Cho khoai lang đã cắt miếng nhỏ vào, thêm nước và đun cho đến khi khoai chín mềm
Bước 7: Thêm nước cốt dừa, đường và bột đao vào, khuấy đều, tắt bếp
Bước 8: Cho ra bát/cốc và thưởng thức
Theo nghiên cứu, khoai lang rất tốt đối với người bị trào ngược dạ dày. Trong khoai lang có chứa một số chất có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm đáng kể triệu chứng của bệnh và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Tuy nhiên, khi ăn khoai lang, người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý một số điều sau:
Những người bị trào ngược dạ dày kèm một số vấn đề sau không nên ăn khoai lang:
Vấn đề về thận: Người gặp vấn đề về thận không nên ăn khoai lang. Nguyên nhân là do trong khoai lang có chứa kali. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm cho lượng kali dư thừa, tích tụ trong cơ thể gây rối loạn nhịp tim, chuột rút, đau mỏi cơ, buồn nôn.
Đầy hơi: Khoai lang có khả năng kích thích sản sinh khí đường ruột, làm cho tình trạng đầy hơi trở nên trầm trọng. Bởi vậy, người bị trào ngược dạ dày kèm chứng đầy hơi không nên ăn khoai lang.
Dị ứng: Rất ít người bị dị ứng với thành phần trong khoai lang. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong số ít đó, tốt nhất bạn không nên ăn khoai lang để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, mỗi lần cho nên ăn tối đa 100g khoai lang. Ăn quá nhiều khoai lang trong một lần sẽ kích thích sản xuất khí Carbon dioxide và gây áp lực cho dạ dày. Khi ăn khoai lang nên cắt giảm lượng tinh bột để tránh tình trạng axit dạ dày tiết ra quá mức.
Người bị trào ngược dạ dày tuyệt đối không được ăn khoai lang sống. Thành phần tinh bột trong khoai lang sống sẽ trở thành chất khó tiêu và tăng áp lực cho dạ dày. Ngoài ra, khoai lang sống còn chứa nhiều enzym gây nên tình trạng buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi.
Người bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang khi đói rất dễ bị tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương tại niêm mạc dạ dày và tuần hoàn máu của cơ thể. Ăn khoai lang khi đói còn làm tăng tiết axit dạ dày và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn khoai lang vào lúc sắp đi ngủ. Cách ăn này khiến người bệnh gặp phải triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và khó vào giấc ngủ. Tốt nhất, người bệnh nên ăn khoai lang vào bữa sáng hoặc bữa phụ, ăn kèm rau xanh, sữa đã tách béo hoàn toàn hoặc sữa chua.
Có thể bạn quan tâm:
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? kiêng gì? Lời khuyên của chuyên gia
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi “Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh lý dạ dày, hãy liên hệ tổng đài 1800 8019 và đừng quên truy cập gastosic.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
Đặt hàng tại đây để được hưởng các ưu đãi lớn trong ngày
Gastosic (20 viên): 196.000đ
Gastosic (30 viên): 295.000đ
Chương trình tích điểm nhận quà SIÊU KHỦNG:
- Tích 8 điểm nhận ngay 1 hộp Gastosic 30 viên
- Giao hàng tận nhà, miễn phí vận chuyển khi mua từ 4 hộp trở lên.
SẢN PHẨM CÓ BÁN TẠI CÁC NHÀ THUỐC TRÊN TOÀN QUỐC
Miền Bắc : CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN BẮC
Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Văn phòng : Tầng 5 -Tòa nhà Comatce Tower – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 024.3668.6938 | Fax: 024.3668.6938
Miền Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN CVI MIỀN NAM
Địa chỉ: Số 28 Phạm Vấn, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. HCM
Điện thoại: 08 38100085
CVI Pharma Miền Bắc
Số điện thoại đặt hàng
(024) 3668 6938
CVI Pharma Miền Nam
Số điện thoại đặt hàng
(028) 3861 0162
GPKD số 0105440255
Nơi cấp: Sở kế hoạch & đầu tư Hà Nội
Ngày cấp: 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh