Mệt mỏi do trào ngược dạ dày gây ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu ngọn nguồn và tìm cách điều trị để giảm bớt mệt mỏi.
1. Tại sao trào ngược dạ dày gây mệt mỏi?
Trào ngược dạ dày là tình trạng bệnh trong đó chất dịch dạ dày và acid chảy vào thực quản dưới – ống dẫn từ cổ họng đến dạ dày.
Chứng ợ nóng, ợ chua là triệu chứng đặc trưng của trào ngược acid. Nhưng các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh này. Ví dụ như ho khan, đau ngực và viêm họng tái phát.
Mệt mỏi liên quan đến trào ngược acid có thể là một dấu hiệu của một biến chứng hoặc do tác dụng phụ thuốc. Bạn nên trình bày rõ với bác sĩ để được tư vấn các chữa trị phù hợp nhất.
Bạn có thể tìm hiểu về các triệu chứng, biểu hiện của trào ngược dạ dày qua bài viết sau:
1.1 Trào ngược dạ dày gây tổn hại thực quản
Bệnh trào ngược acid kéo dài dai dẳng hoặc bệnh trầm trọng sẽ gây phiền toái cuộc sống của bạn. Căn bệnh này được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược dạ dày.
Theo một bài tổng quan năm 2011 trong “Tạp chí Thế giới về Hệ tiêu hoá”, viêm thực quản ăn mòn (viêm và loét ở thực quản dưới) là một trong những biến chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày. Chảy máu mãn tính do loét thực quản có thể dẫn đến thiếu máu, thường gây mệt mỏi kéo dài.
Thiếu máu được coi là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh trào ngược dạ dày phức tạp.
1.2 Tác dụng phụ của thuốc
Những người bị trào ngược axit thường dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của họ. Nhiều người sử dụng thuốc không theo đơn mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ví dụ như thuốc ức chế histamin hoặc chất ức chế bơm proton .
Các thuốc kháng thụ thể histamin như cimetidin (Tagamet), ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid) và nizatidine (Axid) đôi khi có thể gây mệt mỏi.
Các thuốc ức chế bơm proton có thể gây mệt mỏi ở một số người dùng. Bao gồm cả lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Zegerid, Prilosec).
Những loại thuốc này cũng làm giảm sản xuất acid dạ dày rất tốt cho cơ thể bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể hấp thụ sắt và vitamin B-12 hiệu quả trong thực phẩm. Sự thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi.
Nếu bạn đang dùng thuốc cho các triệu chứng trào ngược acid, hãy đi khám bác sĩ để đảm bảo bạn không gặp phải tác dụng phụ.
1.3 Trào ngược dạ dày ngắt quãng giấc ngủ
Mệt mỏi liên tục vào ban ngày đôi khi bắt nguồn từ giấc ngủ không đủ vào ban đêm. Đối với những người bị trào ngược axit, giấc ngủ kém có thể là do thức dậy nhiều lần vào ban đêm do đau ợ nóng hoặc ho sốt do trào ngược. Thuốc men điều trị trào ngược dạ dày đôi khi cũng gây mất ngủ.
2. Cân nhắc
Mệt mỏi liên tục có thể đi kèm những cơn trào ngược axit thông qua các cơ chế. Nhưng sự mệt mỏi cũng có thể do một số điều kiện không liên quan đến trào ngược axit. Ví dụ như trầm cảm, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, gan hoặc suy thận, ung thư hoặc rối loạn tự miễn dịch như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.
Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi hãy khám bác sĩ để khám và khám bệnh kỹ lưỡng. Dù bạn bị trào ngược axit hay không vẫn nên lưu ý.
Đặc biệt với những bệnh nhân bị mất ngủ, hãy tránh xa cà phê. Cà phê có thể gây kích ứng trào ngược dạ dày bằng cách kích thích tiết acid dạ dày quá mức.
Dạ dày của bạn thường tiết ra axit. Axit được tiết ra để tiêu hóa thực phẩm trước khi hấp thụ trong ruột non.
Tiêu thụ nhiều cà phê có nghĩa là có nhiều khả năng chất lỏng này sẽ kết hợp với axit dạ dày và trào ngược vào thực quản của bạn. Chưa kể đến cà phê kích thích não bộ khiến người bệnh khó ngủ.
Bạn hãy xem thêm:
Nếu bạn vẫn đang đấu tranh với bệnh dù cho đã cố gắng thay đổi lối sống, hãy cân nhắc dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị. Gastosic hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sản phẩm hiện đang được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Gastosic điều hòa giúp dạ dày giảm tiết axit. Ngoài ra, sản phẩm cũng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, bớt mệt mỏi.