Người bị trào ngược dạ dày thường thắc mắc: Ăn cái này được không? ăn cái kia được không? Trong đó có món xôi ưa thích của một số người. Vậy trào ngược dạ dày ăn xôi được không? Hãy tham khảo những thông tin sau đây để biết được xôi có tốt cho tình trạng bệnh của mình hay không nhé!
Nội dung bài viết
Bạn hãy xem thêm:
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Đó là tình trạng mà dịch trong dạ dày (axit và dịch mật, pepsin,…) bị trào ngược lên thực quản và có thể lên tới khoang miệng.
Trào ngược dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra như ăn uống không khoa học, thường xuyên stress, do lạm dụng thuốc Tây hoặc do một số bệnh lý. Người bệnh thường gặp phải những triệu chứng khó chịu như:
- Ợ hơi: người bệnh bị ợ hơi liên tục gây mệt mỏi và ảnh hưởng tới cuộc sống.
- Ợ nóng: Cơn nóng rát từ dạ dày đẩy qua thực quản tới vùng ngực và cổ họng khiến người bệnh thất rát và nóng.
- Buồn nôn: Do dạ dày luôn trong trạng thái bị kích thích nên người bị trào ngược dạ dày thường gặp phải cảm giác buồn nôn và nôn.
- Đắng miệng: Dịch dạ dày có lẫn với cả dịch mật khi tràn lên khoang miệng làm người bệnh thấy có vị đắng.
- Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khó chịu khác như đau tức ngực, khàn tiếng, đau họng, khó nuốt…
Khi bị trào ngược dạ dày, dạ dày người bệnh rất yếu và dễ bị kích ứng. Vì vậy, nếu ăn phải những thực phẩm không phù hợp có thể khiến các triệu chứng trào ngược thêm trầm trọng.
2. Trào ngược dạ dày có nên ăn xôi không ?
Theo GS TS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa tại tổng hội Y Học Việt Nam, xôi là món ăn quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Xôi được nấu từ gạo nếp hoặc kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như đỗ xanh, lạc, đậu Hà Lan,…
Theo Đông y thì gạo nếp có tính ôn, vị ngọt. Ăn gạo nếp giúp ấm tỳ vị, giải độc và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Gạo nếp thường được sử dụng để giúp lợi sữa, chống buồn nôn,… Do đó, nhiều người thắc mắc liệu bị trào ngược dạ dày có nên ăn xôi hay không ?
Xôi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như Sắt, Canxi, Photpho, Vitamin B,… nhưng lại khiến cho người bệnh trào ngược dạ dày cảm thấy no lâu, khó tiêu. Bởi xôi được nấu bằng gạo nếp, đây là loại gạo có độ kết dính cao và ít nở hơn gạo tẻ. Vì vậy khó chia cắt hơn so với thực phẩm khác, nên tồn tại trong dạ dày lâu và khiến dạ dày phải tiết nhiều axit hơn để tiêu hóa. Điều đó làm tăng các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày nên tránh ăn xôi.
3. Các món gạo nếp tốt cho người trào ngược dạ dày
Nếu không thể ăn xôi, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn những món khác được chế biến từ gạo nếp mà không gây kích ứng dạ dày sau đây:
3.1 Gạo nếp nấu gừng tươi
Gừng tươi có tác dụng chống viêm, kích thích tiêu hóa. Do đó, kết hợp nấu gạo nếp với gừng sẽ giúp hạn chế tính khó tiêu của gạo nếp. Cách nấu như sau:
Chuẩn bị:
- 20g gạo nếp.
- 2g gừng tươi.
- 200ml nước lọc.
Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch. Gừng tươi giã nhỏ.
- Cho gạo nếp và gừng tươi vào nồi cùng 200ml nước. Đun tới khi còn 50ml nước.
- Món gạo nếp nấu gừng tươi này nên được ăn trong ngày để giảm buồn nôn, giảm các triệu chứng khó chịu gây ra bởi trào ngược dạ dày.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
3.2 Gạo nếp kết hợp mật ong
Mật ong là vị thuốc tự nhiên có tác dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị các vết loét dạ dày gây ra do trào ngược. Món ăn có tác dụng giảm đau dạ dày, chống nôn. Cách nấu gạo nếp mật ong như sau:
Nguyên liệu:
- 30g gạo nếp.
- 30g mật ong nguyên chất.
Cách làm:
- Gạo nếp tán thành bột mịn. Đem nấu gạo nếp với nước cho tới khi thành dạng hồ keo.
- Cho thêm mật ong vào khuấy đều.
- Sử dụng ăn trong ngày.
☛ Tham khảo thêm: 7 cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong
3.3 Cháo gạo nếp nấu táo tàu
Táo tàu cung cấp Sắt, Kali và nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày. Kết hợp gạo nếp với táo tàu tạo thành món cháo ngon giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả. Cách nấu như sau:
Nguyên liệu:
- 20g gạo nếp.
- 5g táo tàu.
Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch. Táo tàu rửa sạch cắt nhỏ.
- Cho gạo nếp và táo vào đun nhỏ lửa cho tới khi cháo chín mềm là hoàn thành.
3.4 Bánh giầy giò truyền thống, bánh khúc nóng …
Các loại bánh trên được làm bằng cách xử lý gạo nếp qua nhiều giai đoạn khác nhau như ngâm, nấu chín, giã nát,… Do đó, khi đi vào dạ dày, dạ dày sẽ mất ít thời gian để tiêu hóa hơn là với xôi. Người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn những loại bánh này thay thế cho xôi.
4. Điều trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách. Nếu trào ngược mới chỉ bị nhẹ, các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, nóng rát cổ… diễn ra chưa nhiều thì bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc khoa học có thể cải thiện tình trạng của mình.
Tuy nhiên, khi các triệu chứng đã diễn biến nặng, không kiểm soát thì đó là lúc bạn cần thăm khám tại bệnh viện, nhận lời khuyên từ bác sĩ.
Cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, dùng thuốc theo chỉ định, uống đúng và đủ liều trong thời gian điều trị.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết giúp bạn trả lời câu hỏi “Trào ngược dạ dày ăn xôi được không?”. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để sớm khắc phục được những triệu chứng và thoát khỏi căn bệnh trào ngược dạ dày khó chịu này.