Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng ăn sầu riêng không đúng cách có thể khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày của bạn thêm trầm trọng. Vậy người bệnh trào ngược dạ dày có nên ăn sầu riêng không?
1. Bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch vị dạ dày như axit, men tiêu hóa, thức ăn hoặc các chất khác, trào ngược ra khỏi dạ dày vào thực quản. Dịch vị dạ dày còn có thể đi vào cổ họng và khoang miệng. Nó gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ, ợ chua, ợ nóng, đắng miệng.
Các triệu chứng trào ngược (ợ chua, ợ hơi…) diễn ra thường xuyên làm bạn cảm thấy khó chịu, khó có thể tập trung để hoàn thành công việc. Đôi khi nó còn khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh. Nếu bệnh để lâu không chữa dứt điểm còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Theo các nghiên cứu, cơ chế bệnh sinh của trào ngược là do tăng tiết acid dịch vị, ứ đọng thức ăn, cơ vòng thực quản dưới suy yếu. Vì vậy, bất kỳ thực phẩm nào đưa vào cơ thể phải đảm bảo không làm gia tăng các yếu tố trên, để bệnh không nặng thêm, ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng bệnh. Vậy sầu riêng có phải là thực phẩm phù hợp?
2. Sầu riêng có tác dụng gì với sức khỏe?
Sầu riêng là loại quả có hương vị rất đặc trưng. Trong quả sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, Vitamin nhóm B, Vitamin C, E,… và các khoáng chất, nguyên tố vi lượng như Sắt, Canxi, Magie, Natri, Photpho,…. Sầu riêng cũng chứa nhiều chất béo, chất đạm và chất xơ.
Với lượng dinh dưỡng đa dạng, quả sầu riêng mang lại những tác dụng tốt cho sức khỏe như:
-
- Làm giảm tình trạng thiếu máu
- Giúp duy trì xương khỏe mạnh
- Chống ung thư
- Chống lão hóa
- Giúp giảm bớt trầm cảm và cải thiện giấc ngủ: Sầu riêng chứa các axit amin được gọi là Tryptophan – một hợp chất gây ngủ tự nhiên. Tryptophan là cần thiết để tăng mức độ serotonin và melatonin – 2 hóa chất thần kinh quản lý cảm xúc của con người.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Sầu riêng chứa hàm lượng chất xơ cao làm cho nhu động ruột tăng, kích thích bài tiết dịch tiêu hóa và dịch dạ dày. Phần lớn chất xơ trong sầu riêng là chất xơ không hòa tan nên làm giảm tần suất tiêu chảy cho những người có phân lỏng. Chất xơ cũng giúp giảm lượng Cholesterol trong máu trước khi nó có thể gây ra bất kỳ tổn hại nào cho hệ thống tim mạch.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không ?
3. Bệnh nhân trào ngược dạ dày có nên ăn sầu riêng không ?
Sầu riêng hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn được sầu riêng.
Tuy nhiên, để việc ăn sầu riêng không gây hại cho bệnh trào ngược thì người bệnh phải ăn đúng cách.
- Nên hạn chế ăn: Sầu riêng có tính nóng. Do đó nếu ăn nhiều sầu riêng có thể khiến người bệnh trào ngược dạ dày bị nóng trong, ợ nóng. Loại quả này cũng chứa nhiều chất béo có thể sinh ra đầy bụng. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn tối đa 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 2 múi sầu riêng.
- Không ăn sầu riêng với đồ uống có cồn: Cách kết hợp này không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn khiến người ăn gặp phải nguy cơ ngộ độc nguy hiểm.
- Không ăn sầu riêng với gia vị cay nóng: Người ăn nên tránh chế biến sầu riêng cùng với các gia vị cay nóng khác như tỏi, ớt,… Chúng sẽ kích thích dạ dày và khiến người bệnh thêm khó chịu.
- Nên chế biến sầu riêng thành sinh tố: Cách này giúp giữ lại nguyên vẹn các dưỡng chất trong quả sầu riêng và loại bỏ đáng kể được lượng chất xơ khó tiêu.
Bạn hãy xem thêm:
Trào ngược dạ dày có nên ăn sầu riêng không? Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Để quá trình điều trị trào ngược có hiệu quả, tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào.