Câu hỏi: Tôi đã bị trào ngược dạ dày hơn 6 tháng nay, ăn bún buổi sáng đã là thói quen, sở thích khó bỏ của tôi, nhưng cứ hôm nào tôi ăn bún là hôm đó bụng lại đau, cơn trào ngược nhiều hơn, vậy cho tôi hỏi, ăn bún có ảnh hưởng gì đến bệnh trào ngược dạ dày của tôi không?
Cùng nghe chuyên gia giải thích về vấn đề này như thế nào nhé?
Nội dung bài viết
Thành phần có trong bún
Bún là dạng thực phẩm dạng sợi, được chế biến từ nguyên liệu giàu amylose là bột gạo tẻ.
Bún là sản phẩm dạng sợi, trắng, không trong suốt mà hơi đục, không có mùi vị lạ.
Bún thành phẩm sau khi làm nguội, được cuộn tròn và bao gói, giúp tránh bị vi sinh vật tấn công do hàm ẩm trong bún khá cao làm cho bún mau bị chua.
Ăn bún có hại gì cho người bệnh trào ngược dạ dày?
Bún rất dễ bị chua không tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Dựa theo cách làm ra bún, thì ăn bún không hề có tác dụng xấu gì đến bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được bún tươi mới làm ra, hầu hết bún được sử dụng trong hàng quán thường đã để một thời gian, và bún rất dễ bị chua, nếu ăn phải bún đã để lâu thì rất có hại cho bệnh nhân trào ngược dạ dày.
Bún có thể có những chất hóa học không tốt
Hơn thế nữa, hiện nay trên thị trường, vì mục đích lợi nhuận mà nhiều cơ sở sản xuất bún đã sử dụng những “chất cấm” để làm sáng, làm sạch bún, làm cho sợi bún trong và nhìn đẹp hơn, cùng điểm mặt 2 chất cấm phổ biến trong bún:
1. Chất tẩy
Chất tẩy được sử dụng trong bún với mục đích làm sáng và sạch sợi bún, trong đó có chất huỳnh quang được gọi là Tinopal.
Tinopal là chất huỳnh quang được sử dụng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp.
Tinopal là chất cấm dùng trong thực phẩm bởi tính độc hại và có thể gây ung thư của nó. Tinopal chứa nhiều tạp chất, trong đó có kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Nó có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, ruột. Ở mức độ nặng sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư.
2. Hàn the
Ngày nay để làm tăng độ đẹp của bún, người ta còn sử dụng hàn the trong quá trình sản xuất bún. Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Hàn the sẽ tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính.
Nếu sử dụng hàn the lâu ngày có thể gây ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Ngoài ra, hàn the còn gây hại thận, gây rối loạn chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc.
Cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất độc hại
Bạn có thể nhận biết chất Tinopal trong bún dễ dàng, vì bản thân chất này là phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng.
Do đó, cách đơn giản nhất là nhìn vào màu sắc của sợi bún. Bún được làm từ gạo nguyên chất, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún chứa hàn the hay hóa chất bảo quản sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng mẩy.
Còn bún không chứa hàn the, sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy.
Bún không sử dụng hàn the và hóa chất mua về để hơi lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử dụng hàn the và hóa chất quá liều lượng.
Kết luận:Trào ngược dạ dày ăn bún được không?
Những loại bún tẩm hóa chất trên thì được coi là kịch độc đối với người bệnh trào ngược dạ dày, nếu ăn phải nhiều loại bún này, thì không chỉ bệnh trào ngược nặng lên mà nguy cơ bị viêm loét, thủng dạ dày là rất cao.
Kể cả bún sạch thì người bệnh trào ngược dạ dày cũng không nên ăn nhiều quá vì quá trình làm bún là gạo đã được ủ – bởi vậy, ăn bún rất khó tiêu sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa yếu của bệnh nhân trào ngược dạ dày.
Xem thêm: