Nếu bạn bị hôi miệng ngay cả khi bạn đã thực hiện một chế độ chăm sóc răng miệng nghiêm ngặt như đánh răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, v.v. Và nếu bạn cũng đang bị trào ngược dạ dày thì rất có thể chúng liên quan đến nhau. Để rõ hơn hãy cùng tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày hôi miệng dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Liệu có phải trào ngược dạ dày gây hôi miệng?
Hôi miệng gây ra từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân từ trào ngược dạ dày thực quản cần lưu tâm đối với người mắc bệnh này. Chắc hẳn ai cũng biết trào ngược dạ dày có các triệu chứng: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau tức ngực… nhưng hôi miệng có lẽ là biểu hiện ít người để ý hơn.
Đúng vậy, trào ngược dạ dày thực quản được hiểu là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên vùng thực quản. Trong quá trình đó, niêm mạc thực quản, hầu họng bị kích thích bởi rất nhiều nguyên nhân: acid dạ dày HCl, pepsin, thức ăn đang tiêu hóa dở.
Trào ngược dạ dày còn có thể có những dấu hiệu không rõ ràng như: đau ngực, khàn giọng, ho, sâu răng và có mùi khó chịu trong miệng.
Theo nghiên cứu về mối quan hệ trào ngược dạ dày và chứng hôi miệng, thì trào ngược dạ dày gây hôi miệng do 3 nguyên nhân sau:
- Thứ nhất là do tiết dịch mũi sau. Với chứng trào ngược dạ dày, axit trong dạ dày có thể đến vòm họng và gây kích ứng thành vòm họng, dẫn đến chảy nước mũi sau. Chất nhầy này tích tụ và tạo lớp phủ trên lưỡi lâu dần gây hôi miệng.
- Thứ hai, chức năng cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu ở những người bị trào ngược dạ dày cho phép khí trong ruột và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể tạo ra mùi hôi.
- Thứ ba, chứng hôi miệng có thể được tạo ra do axit-peptic gây tổn thương trực tiếp đến mô trên thực quản nhạy cảm.
Vậy trào ngược dạ dày làm tăng nguy cơ hôi miệng tuy nhiên đây lại là tình trạng có thể điều trị được nên cần có những liệp pháp chống trào ngược cho chứng hôi miệng.
☛ Thông tin thêm: Trào ngược dạ dày gây viêm họng
2. Dấu hiệu nào để biết trào ngược dạ dày hôi miệng
Các dấu hiệu này đều liên quan đến trào ngược dạ dày. Cụ thể:
Hơi thở có mùi chua: Mùi ở đây cụ thể là chua. Mật thường được mô tả là có vị chua kèm theo cảm giác nóng rát. Axit dạ dày chảy ngược vào thực quản thường ở dạng mật, đây là dấu hiệu rõ ràng của chứng trào ngược axit và khó tiêu.
Phản ứng với một số thức ăn: Chẳng hạn, sau khi uống cà phê, bạn thấy hơi thở có mùi, tiếp sau đó bạn bị chuột rút ở bụng dưới hay xuất hiện ợ hơi… Có thể axit trong cà phê đang kích hoạt axit dạ dày, dẫn đến tình trạng trào ngược khó chịu.
Cảm giác khó chịu ở cổ họng: Nếu cổ họng của bạn cảm thấy cộm, ngứa sau khi ợ, thì đây là những dấu hiệu rõ ràng của chứng trào ngược axit. Cảm giác nóng rát ở cổ họng kèm theo mùi hôi là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề về dạ dày.
☛ Tham khảo đầy đủ: 10 triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày
3. Khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày hôi miệng
Hôi miệng là một vấn đề phổ biến thường có thể được giải quyết bằng cách đơn giản là tăng cường vệ sinh răng miệng và tránh các loại thực phẩm có mùi mạnh. Tuy nhiên với hôi miệng do trào ngược dạ dày thì các khắc phục còn cần nhiều hơn thế cụ thể:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn
Hôi miệng do trào ngược dạ dày thì khoang miệng của bạn thường xuyên bị vi khuẩn tấn công. Mỗi khi trào ngược dịch dạ dày lên thực quản sẽ khiến cho thức ăn đang tiêu hóa dở và acid dịch vị lên theo. Tiếp nữa, acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn sinh mùi sẽ có điều kiện phát triển. Do đó bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn. Chú ý:
- Bên cạnh đánh răng bạn đừng quên làm sạch lưỡi thường xuyên, ngày 2 lần sáng và tối.
- Khuyên dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng sau mỗi lần ăn để làm sạch mảng bám quanh răng.
- Kết hợp nhai kẹo cao su không đường sau ăn để tăng cường khả năng làm sạch miệng và giúp kích thích tiết nước bọt.
- Đừng bỏ qua việc súc miệng bằng nước muối sinh lý. Đây là cách đơn gian mà hiệu quả giúp ngăn ngừa mảng bám, diệt các vi khuẩn trong miệng, khắc phục hơi thở khó chịu do trào ngược dạ dày.
Thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến trào ngược dạ dày do tác động thường xuyên liên tục. Bạn cần lưu ý các điều sau để giảm tình trạng trào ngược, hội miệng.
- Bỏ thuốc lá để tránh mùi hôi miệng hiệu quả.
- Hạn chế rượu bia để giảm kích ứng trào ngược.
- Không nằm hoặc lao động nặng ngay sau khi ăn, hãy đợi hai đến ba giờ sau đó để tránh tình trạng trào ngược.
- Nâng cao đầu giường khi ngủ. Tìm hiểu thêm về: Tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày
Điều chỉnh chế độ ăn khoa học
Về chế độ ăn uống khoa học cho người bị trào ngược bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không nên ăn quá no, cũng như để bụng quá đói.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa như bình thường.
- Chọn lựa những thực phẩm có tính kiềm, trung hòa axit như các sản phẩm làm từ tinh bột như bánh mỳ, bột yến mạch..hay các sản phẩm đạm dễ tiêu.
- Tránh những thực phẩm gây tăng tiết axit hoặc tăng kích thích tới cơ thắt thực quản dưới như đồ uống có ga, đồ chua nhiều axit như chanh, cam, đồ ăn nhiều gia vị, đồ tính nóng, bạc hà, dưa muối các loại…
- Tránh cả những thực phẩm có mùi mạnh gây hôi miệng như: tỏi, hành…
- Uống nhiều nước để kích thích sản xuất nước bọt và axit từ miệng.
- Ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng khỏe mạnh rất tốt cho những người trào ngược dạ dày.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Sử dụng thuốc trị trào ngược
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi khám để được tư vấn và điều trị. Can thiệp bằng thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp nặng. Có một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà bác sĩ có thể khuyên dùng và theo dõi để xem các triệu chứng của bạn có cải thiện hay không. Một số thuốc bác sĩ có thể kê cho trào ngược dạ dày như sau:
- Thuốc kháng acid: Gồm Maalox, Gelusil, Mylanta… có tác dụng trung hòa acid dạ dày và giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Thuốc đối kháng thụ thể H2: Chẳng hạn như thuốc Famotidin, Cimetidin, Nizatidin, Ranitidin… Những loại thuốc này có khả năng ngăn cản bài tiết acid dịch vị.
- Thuốc ức chế bơm proton: Gồm Lansoprazol, Omeprazol… giúp làm giảm bài tiết acid.
Việc điều trị thuốc kết hợp với những thay đổi về lối sống, chế độ ăn uống hay vệ sinh răng miệng, có thể kiểm soát nhanh tình trạng trào ngược dạ dày hôi miệng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 6 cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả
4. Kết hợp Gastosic – giải quyết tận gốc nguyên nhân trào ngược dạ dày
Bên cạnh cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày hôi miệng ở mục trên, thì việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên nhằm điều trị tận gốc nguyên nhân trào ngược dạ dày được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Trong đó, Gastosic – giải pháp chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày đang được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu & bào chế riêng cho dạ dày – hệ tiêu hóa người Việt Nam. Gastosic lựa chọn 9 thảo dược quý, nguồn nguyên liệu chuẩn hóa loại 1 và nano giúp sinh khả dụng tăng từ 10 đến 40 lần. Sau đây là “cơ chế đồng thời 5 tác dụng” của Gastosic:
- Trung hòa acid dịch vị dạ dày: Hậu phác, Trần bì
- Phục hồi tái tạo vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản: Cam thảo, Nano Curcumin
- Chống viêm, ức chế 65 chủng vi khuẩn HP và các loại vi khuẩn, nấm gây hại khác: Hoàng liên, Ngô thù du, Nano Curcumin
- Tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm áp lực dạ dày: Thương truật, Gừng
- Làm dịu kích thích lên thần kinh dạ dày, thực quản, giảm stress lo âu: Cúc La Mã
Nhờ cơ chế tác động đa chiều, tác động lên cơ thể từ nhiều phía, Gastosic đem đến hiệu quả lâu dài và bền vững hơn cho người dùng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Chứng trào ngược dạ dày hôi miệng có thể được khắc phục được hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp kết hợp với điều chỉnh thói quen lối sống khoa học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan, hãy gọi ngay đến hotline 1800.6626 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!