Bà bầu dễ bị ợ nóng hơn người bình thường. Vậy, nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ợ nóng? Cách trị ợ nóng cho bà bầu hiệu quả? Đáp án chi tiết và chính xác sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Bị ợ nóng khi mang thai là gì?
Ợ nóng còn gọi là chứng khó tiêu acid hay trào ngược acid. Đó là cảm giác nóng rát lan từ vùng dưới xương ức đến hông. Ợ nóng xuất hiện khi acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, họng hoặc khoang miệng, để lại vị đắng và chua. Một số bà bầu bị ợ nóng còn có cảm giác đau và nóng rát vùng trung tâm ngực. Bên cạnh đó, bà bầu bị ợ nóng còn bị đầy hơi, khó tiêu, ho khan vào buổi sáng,…
Trên thế giới, cứ 10 phụ nữ mang thai lại có khoảng 8 người mắc chứng ợ nóng. Chứng ợ nóng khi mang thai xuất hiện dày đặc ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất ợ nóng ở lần mang thai sau thường cao hơn lần mang thai trước. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhưng có thói quen hút thuốc lá chủ động hoặc hút thuốc lá bị động có nguy cơ cao bị ợ nóng.
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân gây ợ nóng buồn nôn và các cách giảm bạn cần biết ngay
Bị ợ nóng nên ăn gì? 15 loại thực phẩm giảm chứng ợ nóng hiệu quả
Nguyên nhân bà bầu bị ợ nóng
Bà bầu bị ợ nóng do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai, kích thước tử cung tăng và một số nguyên nhân khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về 2 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị ợ nóng.
Thay đổi nội tiết tố
Hormone thai kỳ – Progesterone có vai trò kiểm soát sự co cơ tử cung và nuôi dưỡng thai nhi. Khi mang thai, Progesterone tăng lên để cơ tử cung giãn ra và thai nhi phát triển bình thường. Điều này khiến cho cơ vòng dưới thực quản giãn theo, acid dạ dày trào ngược gây nóng rát cổ. Progesterone còn làm giảm nhu động dạ dày, theo đó, quá trình tiêu hóa bị chậm lại.
Kích thước tử cung tăng
Chứng ợ nóng ở bà bầu còn do kích thước tử cung tăng. Khối lượng của em bé và kích thước tử cung tăng làm cho các cơ quan trong bụng người mẹ bị chèn ép, trong đó có dạ dày. Em bé càng lớn thì dạ dày bị chèn ép càng nhiều. Áp lực lên dạ dày tăng khiến dịch vị trào lên thực quản nhiều hơn bình thường.
Cách chữa trị ợ nóng cho bà bầu hiệu quả
Cách trị ợ nóng khi mang thai thường kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc. Không dùng thuốc hay chính là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt mang đến kết quả khả quan, lâu dài.
Thuốc Tây chữa ợ nóng cho bà bầu
Bà bầu bị ợ nóng cần chú ý khi sử dụng thuốc, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì, đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như hệ thống thần kinh trung ương, tim, tay, chân,… Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ này có thể gây dị tật thai nhi. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị chứng ợ nóng khi mang thai. Một số loại thuốc giảm triệu chứng ợ nóng cho bà bầu và an toàn cho thai nhi thường được bác sĩ chỉ định là:
Thuốc đối kháng thụ thể H2: Thuốc kháng thụ thể H2 bao gồm Cimetidine, Famotidine, Ranitidine, được sử dụng cho trường hợp bị ợ nóng khi mang thai bởi nó khá an toàn. Thuốc có tác dụng giảm lượng acid dịch vị và các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
Thuốc ức chế bơm proton – PPIs: Thuốc Pantoprazole, Lansoprazole là những loại thuốc ức chế bơm proton an toàn với bà bầu bị ợ nóng. Những loại thuốc này giúp giảm tiết acid dịch vị và trị chứng ợ nóng hiệu quả.
Canxi Carbonate – Tums: Thường được sử dụng cho bà bầu bị ợ nóng. Canxi Carbonate có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm ợ nóng, ợ chua và phòng ngừa hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Để kiểm soát và ngăn ngừa chứng ợ nóng, bà bầu nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý:
- Tránh xa đồ ăn cay, nóng hay có vị chua như kim chi, dưa muối, cam, quýt, me, xoài xanh, sấu,…
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn giàu mỡ, đường vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa: khoai tây/khoai lang chiên, bánh ngọt, socola,…
- Không uống rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, không hút thuốc lá,…
- Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, tránh gây áp lực cho dạ dày
- Bà bầu bị ợ nóng cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ, ngồi thẳng khi ăn để tránh tình trạng ợ nóng, ợ chua
- Bà bầu không nên ăn quá no hoặc mặc đồ bó sát khi đi ngủ
- Nhai kẹo cao su sau khi ăn kích thích tăng tiết nước bọt để trung hòa acid dịch vị
- Bà bầu nên nâng cao phần thân trên (khoảng 15cm) bằng nệm, gối nhỏ hoặc nằm nghiêng sang trái khi ngủ
- Nên uống từng ngụm nhỏ nước lọc khi có dấu hiệu ợ nóng
Bà bầu bị ợ nóng, khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi mang thai, bất cứ triệu chứng bất thường nào cũng không được xem thường. Bà bầu bị ợ nóng, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Đau tức ngực
- Nghẹn, khó nuốt
- Nôn mửa, có thể nôn ra máu
- mệt mỏi thường xuyên, thậm chí không ăn uống được gì
- Tăng cân chậm và không đủ
- Phân lẫn máu hoặc có màu đen, mùi hôi
Thông tin thêm:
Hy vọng, những thông tin về bà bầu bị ợ nóng mà chúng tôi chia sẻ trên đây thực sự hữu ích với bạn. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ tổng đài 18006626 để được tư vấn nếu còn bất cứ thắc mắc nào. Đừng quên ghé thăm gastosic.vn để không bỏ qua những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý trào ngược dạ dày nhé!