HP dạ dày là loại vi khuẩn phổ biến với tỷ lệ người mắc cao ở nước ta. Khi bị nhiễm vi khuẩn HP rất nhiều người không hề hay biết bởi triệu chứng xuất hiện không quá rõ ràng, điều này làm tăng khả năng mắc các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Vậy để các bạn có cái nhìn về loại vi khuẩn HP này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP dạ dày là gì?
Vi khuẩn HP dạ dày có tên khoa học là Helicobacter Pylori. Chủng vi khuẩn này có khoảng 200 loài khác nhau, tuy nhiên không phải loài nào cũng gây bệnh nguy hiểm chỉ có loại vi khuẩn HP mang gen CagA mới gây bệnh dạ dày.
HP là một loại vi khuẩn hình xoắn, hơi cong, bắt màu Gram âm, sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, có khả năng sống trong môi trường axit đậm đặc trong dạ dày. Vi khuẩn HP tăng trưởng tốt ở nhiệt độ 30-40 độ và chịu được môi trường pH từ 5- 8,5. Nó có thể tồn tại ở khắp mọi nơi trong hệ tiêu hóa của người bệnh, từ khoang miệng, dạ dày, thực quản, tá tràng, đại tràng.
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, nếu ở trạng thái không hoạt động thì người bệnh sẽ thấy sức khỏe bình thường, không có tác động gì đế sức khỏe. Nhưng khi vi khuẩn HP ở trạng thái hoạt động lúc này nó sẽ khiến người nhiễm mắc phải các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, tổn thương niêm mạc dạ dày và nguy hiểm nhẫn có thể dẫn tới ung thư dạ dày.
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP dạ dày có thể được chia làm 4 bướcnhư sau:
Bước 1: HP đi vào trong dạ dày, tiết ra một lượng lớn enzyme Urease, nhằm trung hòa độ acid trong dạ dày. Enzyme Urease phản ứng với thành phần trong màng nhầy dạ dày, làm giảm độ keo dính giúp vi khuẩn chui qua lớp bảo vệ tự nhiên để đến niêm mạc dạ dày
Bước 2: Chúng bám dính chắc vào niêm mạc dạ dày thông qua liên kết giữa adhesins của vi khuẩn và thụ thể trên bề mặt tế bào niêm mạc dạ dày. Tại đây vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào bên trong tế bào niêm mạc dạ dày và nhân lên.
Bước 3: Sau khi đã vào niêm mạc dạ dày chúng tiết ra độc tố gây viêm, loét, thậm chí ung thư dạ dày. Các độc tố này bao gồm: Vacuolating cytotoxin (VacA), Cytotoxin-associated gene A (CagA), Urease, Lipopolysaccharide (LPS), Flagellin, Heat shock protein (HSP), và các yếu tố khác
Bước 4: Lúc này vi khuẩn kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng, tạo ra các kháng thể, cytokine, và các tế bào viêm. Sự phản ứng này làm tăng sự hủy hoại niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ợ nóng, và các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng dạ dày, và ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP dạ dày lây lan qua đâu?
Có nhiều con đường mà vi khuẩn HP có thể lây lan và xâm nhập vào cơ thể. Một vài con đường phổ biến mà các bạn nên nắm rõ như sau:
Đường miệng – miệng
Đây là con đường chủ yếu làm lây lan vi khuẩn HP. Người khỏe mạnh tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh sẽ bị nhiễm bệnh.
Nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì khả năng cao các thành viên khác trong gia đình cũng bị lây nhiễm qua sinh hoạt hàng ngày: ăn uống chung, dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải, mẹ cho con ăn,…
Đường phân – miệng
Vi khuẩn sẽ được thải ra ngoài qua phân và là nguồn lây lan các vết loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra nếu người bệnh không có ý thức rửa tay bằng xà phòng sạch sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng có thể bị nhiễm bệnh qua các động vật trung gian như muỗi, gián, chuột… hoặc lây bệnh do ăn phải thực phẩm sống chưa qua chế biến như rau sống, gỏi.
Qua dạ dày
Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân đi nội soi dạ dày và các dụng cụ không được hấp, khử trùng đúng cách thì đó sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lây nhiễm.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày
Mỗi người có một thể tạng sức khỏe khác nhau nên khi nhiễm HP triệu chứng sẽ không giống nhau, có người ít có người nhiều tùy thuộc vào sức khỏe từng người với mức độ mạnh yếu của vi khuẩn. Một số triệu chứng mà người bị vi khuẩn HP xâm nhập có thể kể đến như sau:
- Đau từng cơn hoặc đau âm ỉ vùng bụng.
- Đau khó chịu vùng thượng vị.
- Ợ hơi, ợ nóng.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Buồn nôn và nôn.
- Sốt.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng khiến giảm cân bất thường.
- Cảm giác ăn nhanh no
- Đi đại tiện phân đen có lẫn máu.
- Đau bụng dữ dội.
Nhiễm HP dạ dày có nguy hiểm không?
Theo thống kê thì có trên 60% người dân Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP, tuy nhiên có rất nhiều người vẫn cảm thấy khỏe mạnh và không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe bởi những trường hợp này vi khuẩn HP đang ở dạng không hoạt động hoặc không mang gen CagA. Đối với những trường hợp này thì không có vấn đề gì quá nguy hiểm tuy nhiên với những trường hợp vi khuẩn đang ở dạng hoạt động và có mang gen, lúc này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiêm như:
- Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày trong thời gian dài mà không được điều trị kịp thời có thể tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết tái phát nhiều lần, thậm chí là thủng dạ dày tá tràng.
- Tình trạng khó tiêu, ăn nhanh no, đầy bụng,… tuy nhiên các triệu chứng này sẽ giảm đi sau khi ăn khoảng 30 phút..
- Vi khuẩn HP cũng có thể gây các biến chứng khác như xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu, thiếu sắt,…
☛ Xem chi tiết: Vi khuẩn HP dạ dàycó nguy hiểm không? Biến chứng dễ gặp!
Cách chẩn đoán nhiễm HP dạ dày
Hiện nay có 2 phương pháp chính giúp chẩn đoán xem có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không? 2 Phương pháp đó là phương pháp xâm lấn và không xâm lấn
Phương pháp không xâm lấn
Với phương pháp này sẽ không cần thực hiện nội soi mà xác định vi khuẩn HP thông qua 3 phương pháp như sau:
- Test hơi thở: Bệnh nhân sẽ thổi vào một thiết bị, thiết bị này có thể có hình dạng giống quả bóng. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá hơi thở của bệnh nhân trên thiết bị phân tích.
- Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP sẽ đào thải ra ngoài qua phân của người bệnh. Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy mẫu phân để xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang
- Xét nghiệm máu: Nếu bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể của người bệnh sẽ sản sinh ra một loại kháng thể kháng vi khuẩn HP. Loại kháng thể này sẽ được tìm thấy khi làm xét nghiệm máu.
Phương pháp xâm lấn
Với cách này bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi có gắn camera luồn vào dạ dày qua ống thực quản và lấy một mảnh niêm mạc dạ dày để làm xét nghiệm Clo Test hoặc nuôi cấy vi khuẩn. Đây là cách xét nghiệm chính xác nhất và cũng cho phép bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của dạ dày.
Phương pháp điều trị vi khuẩn HP
Để điều trị vi khuẩn HP hiệu quả và triệt để các bạn cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ sẽ chỉ chỉ định điều trị đối với trường hợp có triệu chứng và có những biểu hiện tổn thương dạ dày, còn với những trường hợp có nhiễm vi khuẩn HP nhưng không có triệu chứng và không có bất kỳ tổn thương nào hay vi khuẩn đang ở trạng thái không hoạt động thì sẽ không cần điều trị. Bởi việc cố gắng tiêu diện vi khuẩn bằng cách sử dụng kháng sinh sẽ khiến gây nhờn và kháng thuốc cũng như tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.
Chính vì vậy việc điều trị vi khuẩn HP cần được bác sĩ chỉ định sau khi đã thực hiện xét nghiệm và có kết quả chẩn đoán xem có cần thiết hay không. Nếu cần thiết sử dụng thuốc các bác sĩ thông thường sẽ chỉ định theo 2 phác đồ như sau với mục tiêu là tiêu diệt trên 90% vi khuẩn HP. Cụ thể
Phác đồ điều trị 3 thuốc
Với phương các này sử dụng thuốc ức chế bơm proton và dùng kết hợp 2 loại kháng sinh. Cụ thể như sau:
- PPI: ức chế bơm Proton giảm acid dịch vị, thường dùng là omeprazol 01 viên 2 lần trên ngày.
- Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần
- Clarithromycin 500mg/lần ngày 2 lần
- Thời gian sử dụng từ 10-14 ngày.
Phác đồ điều trị 4 thuốc
Phác đồ này được sử dụng khi người bệnh bị tái lại hoặc sử dụng phác đồ 3 thuốc không hiệu quả. Cụ thể như sau:
- PPI ngày 2 lần
- Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần
- Clarithromycin 500mg/lần ngày 2 lần
- Metronidazole 500mg/ lần ngày 2 lần
- Thời gian sử dụng từ 10-14 ngày.
Việc sử dụng thuốc các bạn cũng cần lưu ý đến một số các tác dụng phụ phổ biến như: buồn nôn, nôn mửa, ăn không ngon, đau bụng, khó chịu nơi thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, thay đổi vị giác tạm thời, gây co thắt dạ dày. Tuy nhiên, các bạn cũng không quá lo lắng khi những triệu chứng này thường nhẹ và không ảnh hưởng đến quá trình điều trị, trong trường hợp các triệu chứng này gây ảnh hưởng nhiều, các bạn cần trao đổi với bác sĩ để có phương án thay đổi phù hợp.
Kết hợp Gastosic
Sản phẩm Gastosic với các thành phần như Nano Curcuminm, Hoàng liên, Cam thảo giúp hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và các loại nấm gây hại cho đường tiêu hóa, giúp tăng tốc độ làm lành tổn thương niêm mạc dà dày. Hơn nữa, Gastosic là thành quả của quá trình nghiên cứu hơn 5 năm với hơn 100 công thức dạ dày để tìm ra công thức tối ưu nhất phù hợp với cơ địa, thói quen, tập quán của người Việt.
Đặc biêt, Gastosic là sản phẩm được chuyển giao công nghệ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với cơ chế tác dụng đa chiều, cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày”, đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền cho người bệnh.
Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được bày bán rộng rãi tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂYđể được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP dạ dày bằng cách nào?
Vấn đề cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng đó chính là cách giúp phòng ngừa bị nhiễm vi khuẩn HP. Bởi việc phòng bệnh luôn luôn hiệu quả hơn là chữa bệnh. Vậy để phòng ngừa các bạn có thể tham khảo những cách sau:
- Thường xuyên vệ sinh thật sạch tay, đặc biệt là trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; hạn chế ăn ở các hàng quán, vỉa hè; không ăn thực phẩm ôi thiu, hỏng…
- Tích cực bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, trái cây, uống nhiều nước trong ngày, tăng cường nhiều rau xanh.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước có gas,…
- Sủ dụng nước sạch trong chế biến và luôn giữ dụng cụ làm bếp sạch sẽ
- Thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/lần với người khỏe mạnh và 6 tháng/lần với người mang mầm bệnh.
☛ Tham khảo: Bị viêm dạ dày vi khuẩn Hp nên ăn gì kiêng gì?
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mà các bạn cần biết về loại vi khuẩn HP này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn từ đó có chủ động có biện pháp chăm sóc và bảo vệ phòng tránh nhiễm vi khuẩn này. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.6626 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn TẠI ĐÂY..