Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những vấn đề phổ biến của hệ tiêu hóa. Nhiều người được chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn này thường lo lắng không biết “vi khuẩn HP có nguy hiểm và gây ra biến chứng gì không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh nắm bắt thêm được thông tin và cách điều trị phù hợp.
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn có hình cong chữ S, phần đầu có từ 4-6 sợi lông nhỏ giúp chúng bám vào niêm mạc dạ dày dễ dàng. Chúng thuộc trực khuẩn Gram âm sống mạnh mẽ và tồn tại được trong môi trường axit dạ dày. Bởi khả năng sản xuất enzyme Urease trung hòa nồng độ axit cao của dạ dày.
Lúc ấy người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như: đau vùng thượng vị từng cơn, cơn đau âm ỉ và kéo dài, bụng cồn cào, nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…
Vậy vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn HP không tác động nguy hiểm đến cơ thể. Thế nhưng khi gặp môi trường thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công vào bề mặt niêm mạc dạ dày gây ra các triệu chứng khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày. Lúc này nếu người bệnh phát hiện và điều trị nghiêm ngặt theo phác đồ của bác sĩ, vi khuẩn HP có thể chữa khỏi. Ngược lại nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
4 biến chứng nguy hiểm từ vi khuẩn HP dạ dày
Có tới 70-80% người Việt nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Nếu vi khuẩn HP tác động xấu lên dạ dày mà không được điều trị phù hợp sẽ gây ra những biến chứng như:
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là một hiện tượng mà niêm mạc dạ dày bị tổn thương do sưng viêm, hình thành các vết viêm loét. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh lý này. Thống kê cho thấy có tới 90% người bị viêm loét dạ dày có sự hiện diện của HP. Khi nó tồn tại trong dạ dày sẽ sản sinh các độc tố ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của màng nhầy. Dần dần màng nhầy mất chức năng bảo vệ và không thể đối phó với sự tấn công của acid tiêu hóa. Trong điều kiện này, niêm mạc dạ dày sẽ bị sự tấn công gây ra các vết loét ngày càng nghiêm trọng.
Các vết loét niêm mạc thường xuất hiện ở phía bờ cong nhỏ đối với những người trên 40 tuổi. Và tại phần đầu tá tràng đối với những người trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Giai đoạn đầu của bệnh thường chỉ xuất hiện những triệu chứng như nóng rát và khó chịu, làm cho quá trình chẩn đoán trở nên khó khăn. Nếu bệnh cứ tái diễn liên tục sẽ chuyển biến thành viêm loét dạ dày mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm.
☛ Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày HP
Lymphoma loại MALT ở dạ dày
Lymphoma loại MALT ở dạ dày là một dạng hiếm gặp của u lympho không Hodgkin. Bệnh lý này chiếm tỷ lệ 12% trong số u lympho không Hodgkin ở nam và 18% ở nữ. Các nghiên cứu đều cho thấy vi khuẩn HP là nguyên nhân chính trong quá trình biến đổi tổ chức lympho thành u lympho loại MALT tại dạ dày.
Niêm mạc dạ dày bình thường thường ít có tổ chức lympho. Sự phát triển của tổ chức này thường do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với sự xâm nhập của vi khuẩn HP. Mặc dù khả năng chuyển đổi từ tổ chức lympho thành MALT lymphoma là rất hiếm. Nhưng hầu hết những bệnh nhân mắc MALT lymphoma dạ dày đều bị nhiễm vi khuẩn HP.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của vi khuẩn HP, thường phát sinh khi viêm loét không được điều trị hiệu quả. Thống kê y khoa, khoảng 1% số người nhiễm vi khuẩn HP chuyển biến thành ung thư dạ dày. Đồng thời, tế bào đột biến ở dạ dày có thể di căn sang hạch bạch huyết, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư hạch bạch huyết gấp 2 – 6 lần so với người không nhiễm khuẩn HP.
Ung thư dạ dày là mối đe dọa nghiêm trọng khi tình trạng viêm dạ dày mãn tính và dị sản ruột kéo dài, gây tổn thương không thể phục hồi tại niêm mạc dạ dày. Các tế bào niêm mạc bị tổn thương dần bị thay thế bởi dị sản ruột, tạo thành tổ chức viêm xơ. Sự kết hợp này tạo điều kiện cho sự phát triển của ung thư dạ dày.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên khi bệnh chuyến biển nặng ở giai đoạn sau, biểu hiện sẽ xuất hiện như chán ăn, mệt mỏi, sụt cân,…
Bệnh lý khác
Ngoài những tác động đáng kể ở trên nhiễm khuẩn HP còn có thể gây ra ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý. Trong số đó, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn và rối loạn tiêu hóa không loét là một trong những bệnh lý thường gặp khi nhiễm khuẩn HP.
Trong trường hợp có nghi ngờ về nhiễm khuẩn HP, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Liệu trình điều trị dứt điểm vi khuẩn HP thường kéo dài từ 4 đến 8 tuần.
☛ Tham khảo thêm tại: Test Hp dạ dày cách chuẩn đoán chính xác!
Điều trị HP để ngừa biến chứng nguy hiểm
Với các trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp gây ra các triệu chứng tác động đến dạ dày thì cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những cách điều trị vi khuẩn HP:
Theo phác đồ Bộ y tế
Khi phát hiện nhiễm vi khuẩn HP tại dạ dày, lộ trình điều trị sẽ được xây dựng tùy thuộc vào mức độ tổn thương, triệu chứng và biến chứng cụ thể theo phác đồ Bộ y tế. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, điều trị nhiễm HP thường bao gồm sự kết hợp giữa hai loại kháng sinh để trung hòa dịch vị và ngăn ngừa vi khuẩn HP tấn công.
Một số loại thuốc thường được sử dụng phải kể đến như:
- Kháng sinh được sử dụng bao gồm Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole và Tetracycline. Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP ở dạ dày. Bác sĩ thường sẽ kê hai loại kháng sinh kết hợp.
- Thuốc chống axit dạ dày như Omeprazole, Lansoprazole hoặc Pantoprazole,… làm giảm bài tiết acid dạ dày, ngăn ngừa vết loét, hạn chế tác động của acid dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Sucralfate, Prostaglandin,… sẽ được dùng kết hợp với kháng sinh để tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của HP.
- Kháng sinh Bismuth subsalicylate được dùng kết hợp với kháng sinh giúp diệt vi khuẩn HP.
☛ Đọc thêm: Điều trị HP dạ dày theo phác đồ Bộ Y tế
Điều trị phối hợp với thay đổi lối sống
Đối với việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày không chỉ có việc sử dụng thuốc mà còn cần thay đổi lối sống và chăm sóc bản thân để tối rút ngắn quá trình điều trị.
- Nên ăn những thực phẩm mềm, loãng, dễ tiêu như sữa chua, bắp cải, ớt chuông,…
- Nên ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Không ăn đồ sống như tiết canh, rau sống, gỏi,… Hạn chế ăn những thực phẩm không tốt cho dạ dày như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡi, đồ ăn đóng hộp,…
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas, trả đặc và các loại thịt đỏ, nội tạng động vật.
- Hạn chế căng thẳng, stress, thức khuya để dạ dày không tiết nhiều dịch vị acid.
- Nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng như thiền, yoga, bơi, đi bộ,…
- Khám định ký 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các mầm mống gây bệnh.
☛ Xem thêm: Viêm dạ dày vi khuẩn Hp nên ăn gì?
Sử dụng Gastosic để giải quyết tận gốc bệnh
Người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng Gastosic – giải pháp chuyên biệt cho dạ dày, hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP. Sản phẩm có chứa Nano Curumin (chiết xuất từ nghệ vàng) được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, đồng thời trung hòa acid dịch vị, bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Với các thành phần 100% thiên nhiên từ 8 loại dược liệu như: Cam thảo, Hoàng liên, Cúc La Mã, Thương truật, Gừng, Hậu phác, Trần bì và Ngô thù du mang đến 3 tác động:
- Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày giúp làm giảm nhanh cơn đau bao tử, nóng rát thượng vị, ợ chua, buồn nôn, đầy chướng bụng,…
- Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, hạn chế kích thích thần kinh lên dạ dày, từ đó hạn chế các cơn đau dạ dày, co thắt dạ dày do căng thẳng, mệt mỏi.
- Hỗ trợ giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂYđể được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY