Đau dạ dày là tình trạng rất phổ biến ở người Việt. Một trong số tác nhân gây bệnh hàng đầu là vi khuẩn Hp. Vậy biểu hiện đau dạ dày hp gồm những gì, phải làm gì khi có triệu chứng vi khuẩn hp trong dạ dày? Hãy cùng gastosic.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung bài viết
Biểu hiện của đau dạ dày Hp thường gặp nhất!
Triệu chứng đau dạ dày Hp xuất hiện khi vi khuẩn Hp tấn công vào niêm mạc dạ dày gây ra các tổn thương nhất định. 7 biểu hiện đau dạ đày Hp thường gặp nhất là:
Đau thượng vị
Khi người bệnh bị đau dạ dày Hp sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài, nhất là khi bụng đói hoặc sau khi ăn no 1-2 tiếng. Ban đầu, những cơn đau thượng vị chỉ âm ỉ, không kéo dài. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng hơn, có thể đau thượng vị quặn từng cơn, dồn dập nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng như nóng rát, tức ở vùng ngực, đau lan xuống phần bụng và hai bên mạn sườn.
Buồn nôn
Việc nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày cũng có thể dẫn tới tình trạng nôn nao, buồn nôn mất kiểm soát. Vi khuẩn Hp khiến cho hệ tiêu hóa của người mắc bệnh hoạt động bất bình thường và kém hiệu quả, do đó lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Điều này dẫn đến triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, có lúc sẽ cảm thấy chua miệng, đắng miệng và đau họng.
Triệu chứng buồn nôn này có thể gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, mất nước và gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ợ hơi đầy bụng
Người nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày sẽ cảm thấy ợ hơi, đầy bụng bởi lượng axit dạ dày tiết ra quá nhiều mà lượng thức ăn nạp vào không được tiêu hóa. Từ đó, dẫn đến lượng không khí trong dạ dày thoát ra qua thực quản gây ợ hơi hoặc có thể kèm theo hiện tượng trào ngược dạ dày. Điều này sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác nóng rát, cồn cào ở vùng thực quản rất khó chịu.
Rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người bị đau dạ dày Hp là do chúng ngăn dạ dày sản xuất axit để tiêu hóa thức ăn, khiến cho tình trạng tình hóa bị rối loạn. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như tiêu chảy, đau thượng vị khoảng 1-2 lần/ ngày. Đôi khi người bệnh còn bị táo bón khoảng 3 lần/ tuần.
Chán ăn
Các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,… sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Từ đó làm tăng tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, không muốn ăn.
Sụt cân
Sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là biểu hiện của đau dạ dày HP. Người nhiễm vi khuẩn Hp thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ kém hơn bình thường. Cùng với những cơn đau kéo dài, chán ăn, khó tiêu sẽ khiến người bệnh là sụt cân nhanh chóng, thiếu sức sống, mệt mỏi và suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Xuất huyết dạ dày
Vi khuẩn Hp sẽ tấn công vào thành niêm mạc dạ dày gây ra các vết viêm loét dạ dày. Các vết viêm loét này sẽ gây ra xuất huyết hay nói cách khác là chảy máu dạ dày. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như nôn ra máu, bụng đau quặn liên tục, đi ngoài ra phân đen hoặc máu.
Không chỉ thế, xuất huyết dạ dày sau khi biến chứng còn có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Khi có triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày cần làm gì?
Người bệnh khi nghi ngờ bản thân có những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp thì nên đến bệnh viện thăm khám. Ở đây bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của từng người giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp và ngăn biến chứng nguy hiểm.
Xét nghiệm tìm Hp
Dưới đây là một số cách xét nghiệm thông dụng bao gồm:
- Nội soi – sinh thiết dạ dày: Nội soi là phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất, giúp các bác sĩ xác định chính xác những ổ viêm loét trong dạ dày, từ đó có thể lên phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Đồng thời bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu sinh thiết để kiểm tra bệnh nhân có bị viêm dạ dày Hp hay không.
- Xét nghiệm máu: Khi nhiễm phải vi khuẩn Hp, trong máu của người bệnh sẽ sinh ra kháng thể chống lại Hp. Nếu như dương tính thì đồng nghĩa với việc bệnh viêm dạ dày của bạn có liên quan tới vi khuẩn Hp. Nhưng phương pháp xét nghiệm này không được ưu tiên nhiều vì tỷ lệ dương tính giả là khá cao.
- Xét nghiệm phân: Việc áp dụng nhuộm hóa phân để phát hiện ra các kháng thể chống lại vi khuẩn Hp có ở trong phân cũng là một phương pháp khá hiệu quả trong chẩn đoán tìm Hp
- Xét nghiệm bằng hơi thở: Phương pháp này là phổ biến và nhanh chóng nhất, người bệnh sẽ thực hiện thở vào thiết bị kiểm tra có thể là bóng hoặc thẻ. Sau đó dựa vào các chỉ số, bác sĩ sẽ đánh giá xem người bệnh có dương tính với vi khuẩn Hp hay không.
☛ Chi tiết tại: Các phương pháp test vi khuẩn Hp
Điều trị đau dạ dày Hp
Tùy theo triệu chứng, nguyên nhân và thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị như:
Sử dụng thuốc Tây y
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn Hp có trong dạ dày của bệnh nhân. Một số tên thuốc kháng sinh phổ biến thường được các bác sĩ kê đơn như: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tinidazol,… Người bệnh nên sử dụng 2 loại kháng sinh song song để tránh kháng kháng sinh.
- Thuốc ức chế bơm Proton: Có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, tránh cho dịch dạ dày tác động đến các vị trí bị viêm loét do vi khuẩn Hp gây ra. Một số tên thuốc thường được các bác sĩ kê đơn như: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Dexlansoprazole,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Là loại thuốc có thành phần tạo ra một lớp màng nhầy bao bọc lấy niêm mạc dạ dày của người bệnh. Bảo vệ lớp niêm mạc khỏi tác động của vi khuẩn hoặc các loại thuốc đặc trị. Thuốc bảo vệ niêm mạc sẽ được sử dụng cùng với thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả chữa trị.
☛ Xem thêm: Bị nhiễm vi khuẩn HP uống thuốc gì?
Phương pháp dân gian
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp thuốc Tây y cùng một số loại thực phẩm dinh dưỡng có khả năng chữa bệnh đau dạ dày Hp như:
- Nghệ và mật ong: Là hai loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, diệt khuẩn tốt, kháng viêm và chống oxy hóa. Trong đó nghệ có chứa các thành phần như curcumin, beta-carotene giúp thúc đẩy quá trình tái tạo lại niêm mạc dạ dày.
- Chè dây: Loại thực phẩm này chứa một loại hợp chất có tên flavonoid, loại chất này có khả năng chống oxy hóa, điều chỉnh hoạt động của các tế bào gốc, chống lại các gốc tự do gây nên tình trạng stress oxy hóa và các độc tố gây hại cho người bệnh.
- Gừng: Trong gừng có chứa các chất chống vi khuẩn Hp nói riêng và vi khuẩn nói chung trong thành phần như: a-camphen, b-phelandren, linalol, geraniol,… Hơn nữa, các thành phần khác có trong gừng cũng có khả năng kích thích lưu thông máu, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, giảm thiểu các tình trạng khó chịu, khó tiêu trong dạ dày.
- Lá dạ cẩm: Có tác dụng rất hiệu quả trong việc ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp và các loại vi khuẩn khác, dạ cẩm cũng có khả năng thanh nhiệt, giải tỏa độc tố trong cơ thể và tiêu viêm. Theo các nghiên cứu thì trong lá dạ cầm sẽ bao gồm các chất như: saponin, alkaloid, anthraglycosid đều có tác dụng kháng khuẩn tốt.
☛ Đọc thêm: 9 Bài thuốc dân gian chữa Hp dạ dày
Thay đổi lối sống khoa học
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý trong cuộc sống sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhất là khi sử dụng, chế biến thức ăn hoặc sau khi đi vệ sinh để phòng tránh lượng lớn vi khuẩn có hại thâm nhập vào cơ thể và ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
- Hãy luôn giữ thói quen đun nấu thức ăn, thức uống trước khi sử dụng, sẽ giúp người bệnh tránh được các bệnh liên quan tới dạ dày, vi khuẩn và viêm nhiễm.
- Nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, bắp cải, ớt chuông,…
- Hạn chế ăn các thực phẩm như ồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, rượu, bia, trà đặc, cà phê,…
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress, thức khuya,… để tránh dạ dày tiết ra nhiều dịch vị acid.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe.
☛ Tìm hiểu tại: Viêm dạ dày vi khuẩn Hp nên ăn gì?
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng Gastosic – giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày, ức chế vi khuẩn Hp hiệu quả. Sản phẩm là thành quả của quá trình nghiên cứu hơn 5 năm với hơn 100 công thức dạ dày để tìm ra công thức tối ưu nhất phù hợp với cơ địa, thói quen, tập quán của người Việt.
Sản phẩm có chứa Nano Curumin (chiết xuất từ nghệ vàng) được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, đồng thời trung hòa acid dịch vị, bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Thành phần 100% thiên nhiên từ 8 loại dược liệu như: Cam thảo, Hoàng liên, Cúc La Mã, Thương truật, Gừng, Hậu phác, Trần bì và Ngô thù du mang đến 3 tác động:
- Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày giúp làm giảm nhanh cơn đau bao tử, nóng rát thượng vị, ợ chua, buồn nôn, đầy chướng bụng,…
- Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, hạn chế kích thích thần kinh lên dạ dày, từ đó hạn chế các cơn đau dạ dày, co thắt dạ dày do căng thẳng, mệt mỏi.
- Hỗ trợ giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂYđể được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là 7 triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn nhận biết thêm được các triệu chứng để sớm đến bệnh viện thăm khám và kịp thời điều trị, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!