Nhiều người thích ăn mì tôm vì nó nhanh gọn và dễ chế biến. Nhưng bạn có thể không biết rằng mì tôm là một trong những kẻ thù của sức khỏe, đặc biệt là với những người bị trào ngược dạ dày. Vậy bạn có thắc mắc vì sao mì tôm lại gây hại đối với người bị trào ngược? Hãy theo dõi bài viết này để có được câu trả lời.
Thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm
Theo như thống kê thì tại Việt Nam mức tiêu thụ mì là từ 1-3 gói/người/tuần và mì gói dường như là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người Việt Nam.
Trong mì tôm không có nhiều dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, nếu sử dụng nhiều mì tôm sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Các nhà khoa học đã lý giải rằng: mì tôm vốn khó khăn trong việc tiêu hóa vì trong nó có chứa chất bảo quản vô cùng độc hại TBHQ(tertiary-butyl hydroquinone). TBHQ là loại chất bảo quản được sử dụng cho những sản phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đóng gói, nhằm kéo dài tuổi thọ cho thực phẩm chế biến sẵn và giàu chất béo. Ngoài ra những chất này còn được tìm trong vecni, sơn mài, thuốc trừ sâu mỹ phẩm và nước hoa.
Tác hại của mì tôm đến bệnh nhân trào ngược dạ dày.
- Gây đầy bụng và khó tiêu: Mì tôm có chứa nhiều chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa khiến dạ dày khó tiêu hóa. Do vậy, sau khi ăn xong một bát mì, bạn sẽ có cảm giác no bụng, thậm chí đầy bụng, khó tiêu. Bệnh nhân trào ngược dạ dày có hệ tiêu hóa không tốt, thức ăn hay bị ứ trệ tại dạ dày, khiến dịch dạ dày phải tiết ra liên tục để tiêu hóa thức ăn, hệ quả là triệu chứng trào ngược của bạn diễn ra nhiều hơn.
- Rối loạn tiêu hóa: Thành phần TBHQ(tertiary-butyl hydroquinone) trong mỳ chỉ an toàn khi mức tiêu thụ chỉ từ 0-0.5mg/kg. Khi vượt quá 5gr thì có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, ù tai, mê sảng, mệt mỏi, đột quỵ và thậm chí gây tử vong.
- Táo bón: Thành phần gia vị trong mì tôm rất cay, nóng, do đó nếu ăn nhiều mỳ sẽ khiến cho bạn có nguy cơ bị táo bón rất cao.
Chính vì những nguyên nhân trên, bệnh nhân trào ngược dạ dày nên hạn chế tối đa việc sử dụng mì gói để thay thế bữa ăn của mình. Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phòng và điều trị trào ngược dạ dày. Chế độ kiêng khem và ăn uống hợp lý sẽ giúp cho tình trạng trào ngược dạ dày của bạn được cải thiện nhiều hơn.
Nếu tiêu thụ một lượng lớn mì tôm, nguy cơ cao bạn sẽ phải chịu biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày.
Một số gợi ý về thực đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày:
- Ăn nhiều rau và hoa quả giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Hạn chế ăn đồ chua cay nóng
- Hạn chế ăn các thực phẩm đã chế biến sẵn, nhiều gia vị.
- Không nên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu.
Ngoài ra, để bệnh mau thuyên giảm, bạn nên thay đổi nếp sống khoa học hơn, không nên thức khuya và để cơ thể bị stress. Sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây.
Xem thêm: