Bạn có biết rằng, khoai lang là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe? Nhưng nếu bạn bị trào ngược dạ dày, bạn có nên ăn khoai lang không? Liệu khoai lang có thể gây hại cho dạ dày nếu ăn không đúng cách hoặc không đúng thời điểm? Hãy cùng khám phá sự thật về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?
Trong khoai lang có những thành phần dinh dưỡng sau:
- Chất xơ và tinh bột: Trong khoai lang có hàm lượng chất xơ và tinh bột dồi dào, tác dụng trung hòa axit dạ dày, duy trì nồng độ pH, tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, táo bón ở người bị trào ngược dạ dày.
- Protein: Trong 100g khoai lang có khoảng 1,6g protein. Lượng protein này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng, chữa lành tế bào bị tổn thương, giảm axit dạ dày dư thừa và giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
- Mangan: Đây là một chất khoáng có trong củ khoai lang, giúp quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
- Magie: Lượng magie trong khoai lang có tác dụng ngăn ngừa cơn đau thượng vị và chống căng thẳng thần kinh.
- β-caroten: β-caroten trong khoai lang giúp giảm đau, đẩy lùi phải ứng viêm đồng thời bảo vệ dạ dày khỏi tác động của các gốc tự do.
- Vitamin A: Vitamin A trong củ khoai lang có khả năng kháng viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành mô dạ dày và thực quản bị tổn thương do trào ngược dạ dày gây nên. Ngoài ra, vitamin A trong khoai lang còn giúp ngăn ngừa ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể người bệnh.
- Vitamin B6: Để chuyển đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động của người bị trào ngược dạ dày không thể không kể đến vitamin B6. Vitamin B6 trong củ khoai lang còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và tốt cho tim mạch.
- Vitamin C: Vitamin C trong khoai lang có khả năng bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các gốc tự do, axit và vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, vitamin C khi vào cơ thể còn chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày nhanh chóng và tăng sức đề kháng cho cơ thể người bị trào ngược dạ dày.
- Vitamin E: Vitamin E trong củ khoai lang có khả năng xoa dịu và chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
Với người trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? Theo phân tích trên thì khoai lang là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều vitamin, chất xơ, tinh bột và protein, có tác dụng hấp thu axit dư thừa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm nhanh lành tổn thương và cải thiện sức đề kháng. Tuy nhiên người bị trào ngược dạ dày nên ăn khoai lang sau bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ, và chọn những cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, hầm canh, nghiền hoặc nấu súp, tránh sử dụng nhiều dầu mỡ.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì ?
Top 5 món ăn từ khoai lang tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Khoai lang là loại củ quen thuộc đối với người Việt Nam, nó được chia thành nhiều loại là khoai lang mật, khoai lang trắng, khoai lang tím,… Trong loại củ này có đến 1.6% là protein; 20.1% là đường, tinh bột, chất xơ; 77% là nước, một số chất khác và hầu như không có chất béo. Theo các chuyên gia, khoai lang rất tốt cho sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày. Dưới đây là Top 5 món ăn từ khoai lang hiệu quả đối với người bị trào ngược dạ dày mà bạn nên tham khảo.
Khoai lang luộc/hấp
Bạn nên hấp, luộc, nấu canh, nấu chè,… để lượng protein, axit amin, enzyme trong khoai lang còn nguyên vẹn. Khi chế biến, chú ý không để quá chín bởi vì như vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong củ khoai lang. Các bước luộc/hấp khoai lang thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 – 2 củ khoai lang
- Bước 2: Gọt vỏ (hấp), rửa sạch và cắt thành khúc vừa ăn
- Bước 3: Cho vào nồi để luộc hoặc hấp cách thủy
- Bước 4: Khoai chín cho ra đĩa và thưởng thức
Súp khoai lang
Súp khoai lang là món ăn dễ tiêu hóa và tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Nguyên liệu và cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 500g xương gà, 2 củ khoai lang, 1 củ hành tây, 15g bơ, rau ngò, tỏi và gia vị
- Bước 2: Xương gà rửa sạch, cho vào nồi cùng 600ml nước sạch, cho lên bếp và đun nhỏ lửa
- Bước 3: Khi xương gà đã mềm thì tắt bếp, bắc nồi xuống, chắt nước hầm và bỏ xương
- Bước 4: Hành tây lột vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu; khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông nhỏ; tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ
- Bước 5: Cho nồi lên bếp, đợi nóng thì cho bơ vào, khi bơ tan chảy cho thêm tỏi và hành tây, đảo đều tay
- Bước 5: Đổ nước hầm xương gà và khoai lang đã chuẩn bị vào, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa
- Bước 6: Đến khi khoai lang mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng
- Bước 7: Cho ra bát và thưởng thức
Khoai lang nấu xương sườn
Khoai lang nấu xương sườn rất tốt cho dạ dày và xương khớp. Người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung món này 1 – 2 lần/tuần. Các bước nấu canh khoai lang xương sườn như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 – 5 lạng xương sườn, 2 củ khoai lang, hành và gia vị vừa đủ
- Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt khoanh; xương sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn; hành bóc vỏ, đập dập
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đợi nóng, cho hành đã đập dập vào phi thơm
- Bước 4: Cho nước vào, đun sôi, cho xương sườn, đun thêm 10 – 15 phút
- Bước 5: Cho khoai lang vào, đun nhỏ lửa cho đến khi khoai mềm
- Bước 6: Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng
- Bước 7: Thêm hành, bắc nồi xuống, cho ra bát và thưởng thức
Khoai lang sấy gừng
Người bị trào ngược dạ dày không nên bỏ qua món khoai lang gừng. Đây là món ăn có khả năng kích thích vị giác, cung cấp năng lượng và dễ tiêu hóa. Đặc biệt, các hoạt chất trong gừng giúp kháng viêm, giảm đau, trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 – 2 củ khoai lang, ½ thìa dầu dừa, ½ thìa gừng băm nhỏ, ¼ củ hành tím, ½ thìa tỏi băm và một số gia vị khác
- Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cho vào nồi và luộc đến khi mềm
- Bước 3: Cho khoai lang ra, cắt miếng dài
- Bước 4: Cho tỏi, gừng, hành vào chảo, phi thơm
- Bước 5: Đổ khoai lang đã ngấm gia vị, cho thêm giấm táo, hạt tiêu, bột canh, mì chính vào, trộn đều
- Bước 6: Ăn luôn hoặc cho vào lò nướng đến khi chuyển sang màu vàng thì cho ra và thưởng thức
☛ Tìm hiểu thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Chè khoai lang đậu xanh
Đây là món tráng miệng quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn chè khoai lang đậu xanh vào bữa phụ hoặc bữa sáng để giảm triệu chứng của bệnh và tăng năng lượng cho cơ thể. Dưới đây là các bước chế biến chè khoai lang đậu xanh:
- Bước 1: Chuẩn bị 50g đậu xanh, 2 củ khoai lang; đường, nước cốt dừa, bột đao vừa đủ
- Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ
- Bước 3: Ngâm khoai lang vào nước cốt chanh pha loãng trong 10 phút để loại bỏ nhựa
- Bước 4: Đậu xanh ngâm khoảng 2 giờ, đãi bỏ phần vỏ và để ráo nước
- Bước 5: Cho đậu xanh vào nồi nước, bắc lên bếp, đun nhỏ lửa đến khi đậu chín
- Bước 6: Cho khoai lang đã cắt miếng nhỏ vào, thêm nước và đun cho đến khi khoai chín mềm
- Bước 7: Thêm nước cốt dừa, đường và bột đao vào, khuấy đều, tắt bếp
- Bước 8: Cho ra bát/cốc và thưởng thức
☛ Có thể bạn muốn biết: Top 11 món ăn chữa trào ngược dạ dày!
Người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý điều gì khi ăn khoai lang?
Theo nghiên cứu, khoai lang rất tốt đối với người bị trào ngược dạ dày. Trong khoai lang có chứa một số chất có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm đáng kể triệu chứng của bệnh và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Tuy nhiên, khi ăn khoai lang, người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý một số điều sau:
Những trường hợp không nên ăn khoai lang
Những người bị trào ngược dạ dày kèm một số vấn đề sau không nên ăn khoai lang:
- Vấn đề về thận: Người gặp vấn đề về thận không nên ăn khoai lang. Nguyên nhân là do trong khoai lang có chứa kali. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm cho lượng kali dư thừa, tích tụ trong cơ thể gây rối loạn nhịp tim, chuột rút, đau mỏi cơ, buồn nôn.
- Đầy hơi: Khoai lang có khả năng kích thích sản sinh khí đường ruột, làm cho tình trạng đầy hơi trở nên trầm trọng. Bởi vậy, người bị trào ngược dạ dày kèm chứng đầy hơi không nên ăn khoai lang.
- Dị ứng: Rất ít người bị dị ứng với thành phần trong khoai lang. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong số ít đó, tốt nhất bạn không nên ăn khoai lang để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Ăn một lượng vừa phải khoai lang chín
Theo các chuyên gia tiêu hóa, mỗi lần cho nên ăn tối đa 100g khoai lang. Ăn quá nhiều khoai lang trong một lần sẽ kích thích sản xuất khí Carbon dioxide và gây áp lực cho dạ dày. Khi ăn khoai lang nên cắt giảm lượng tinh bột để tránh tình trạng axit dạ dày tiết ra quá mức.
Không nên ăn khoai lang sống
Người bị trào ngược dạ dày tuyệt đối không được ăn khoai lang sống. Thành phần tinh bột trong khoai lang sống sẽ trở thành chất khó tiêu và tăng áp lực cho dạ dày. Ngoài ra, khoai lang sống còn chứa nhiều enzym gây nên tình trạng buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi.
Không nên ăn khoai lang khi bụng đói
Người bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang khi đói rất dễ bị tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương tại niêm mạc dạ dày và tuần hoàn máu của cơ thể. Ăn khoai lang khi đói còn làm tăng tiết axit dạ dày và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Không nên ăn khoai lang vào lúc sắp đi ngủ
Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn khoai lang vào lúc sắp đi ngủ. Cách ăn này khiến người bệnh gặp phải triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và khó vào giấc ngủ. Tốt nhất, người bệnh nên ăn khoai lang vào bữa sáng hoặc bữa phụ, ăn kèm rau xanh, sữa đã tách béo hoàn toàn hoặc sữa chua.
☛ Có thể bạn quan tâm: Bị trào ngược dạ dày ăn sữa chua như thế nào?
Gastosic giải pháp vàng cho người trào ngược
Gastosic là giải pháp chuyên biệt dành cho người bệnh dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày. Sản phẩm có chứa tinh chất nghệ Nano Curcumin kết hợp cùng 8 thảo dược quý trong tự nhiên được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm mục đích “giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt Nam”. Cụ thể:
- Nhóm 1 (Cúc La Mã, Thương Truật): Làm dịu kích thích thần kinh lên dạ dày nhằm ổn định thần kinh, giảm căng thẳng lo âu, mất ngủ. Qua đó giúp giảm đau dạ dày do căng thẳng, mất ngủ, hạn chế hiện tượng trào ngược do thói quen sống không lành mạnh.
- Nhóm 2 (Cam Thảo, Hoàng Liên, Nano Curcumin): Chống viêm, ức chế vi khuẩn HP giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét, kích thích tiêu hoá. Từ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm hang vị bờ cong nhỏ xung huyết và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương.
- Nhóm 3 (Trần bì, Gừng, Hậu Phác, Ngô Thù Du): Giúp giảm tiết acid, giảm đau, trung hòa acid dịch vị, làm dịu cảm giác nóng rát,… qua đó giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu mà viêm xung huyết hang vị bờ cong nhỏ gây ra.
Gastosic được bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên đã được chuẩn hóa loại bỏ tối đa tạp chất, không gây hại sức khỏe kể cả khi sử dụng lâu dài. Do đó, đây là giải pháp hiệu quả an toàn mà người bệnh viêm hang vị bờ cong nhỏ xung huyết không nên bỏ qua!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi “Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh lý dạ dày, hãy liên hệ tổng đài 1800 6626 và đừng quên truy cập gastosic.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!