Trào ngược dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nóng, đau ngực, ho khan, đau họng,… Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy trào ngược dạ dày nên điều trị như thế nào? Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ Y tế!
Nội dung bài viết
Định nghĩa về trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày (GERD) là vấn đề tiêu hóa thường gặp hiện nay. Bình thường, khi nuốt thức ăn, cơ thắt thực quản dưới (LES) giãn ra cho phép ăn di chuyển vào trong lòng dạ dày và sau đó đóng lại. Khi nhóm cơ này suy yếu hoặc rối loạn chức năng co giãn, acid và dịch dạ dày (có thể bao gồm thức ăn) di chuyển ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nuốt nghẹn,…
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
- Giảm hoặc mất trương lực cơ thắt dưới thực quản.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn quá no, ăn khuya, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, uống nhiều rượu bia,…
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thường xuyên.
- Stress, căng thẳng tâm lý kéo dài khiến dạ dày tăng tiết acid làm tăng nguy cơ trào ngược.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc như NSAID (Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac,…), thuốc kháng histamin (Clorpeniramin, Certizin,…), thuốc giảm đau (Codein),…
- Tăng áp lực lên ổ bụng như béo phì, mang thai,… làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 10 nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là tình trạng nguy hiểm đe dọa trực tiếp tính mạng nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu để bệnh kéo dài mà không điều trị đúng cách, các chất từ dịch dạ dày có thể gây tổn thương nghiêm trọng vùng niêm mạc thực quản – hầu họng, thậm chí là dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như barrett thực quản, viêm loét thực quản, ung thư thực quản,…
Nguyên tắc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Trước khi tiến hành điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Muốn vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Với mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày có hiệu quả đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, phác đồ điều trị hội chứng trào ngược dạ dày định hướng cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Điều trị triệu chứng bệnh, tăng cường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Cải thiện và tăng cường chức năng cơ thắt thực quản dưới, làm lành tổn thương niêm mạc thực quản (nếu có).
- Dự phòng bệnh tái phát và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế bao gồm điều trị không dùng thuốc, có thể kết hợp với phác đồ dùng thuốc và phẫu thuật khi thực sự cần thiết. Cụ thể:
Điều trị không dùng thuốc
Phác đồ điều trị không dùng thuốc áp dụng cho trường hợp trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, chưa gây tổn thương đáng kể và chưa xuất hiện biến chứng. Phác đồ này chủ yếu là điều chỉnh thói quen, lối sống, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, triệu chứng bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Hạn chế những thực phẩm có nguy cơ gây trào ngược cao như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, socola,…
- Không ăn quá no trong một bữa, thay vào đó nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Đi lại vận động nhẹ nhàng sau khi ăn tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn, không nằm ngay sau khi ăn để tránh nguy cơ trào ngược dạ dày.
- Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, nước uống có vị chua, cà phê,…
- Ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không ăn khuya, không ăn gì trước khi đi ngủ ít nhất 2-3 giờ.
- Tăng cường những nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc,…
☛ Chi tiết tại: Trào ngược dạ dày ăn gì kiêng gì?
Điều chỉnh lối sống sinh hoạt:
- Thay đổi tư thế ngủ phù hợp, kê cao gối thêm khoảng 10-15 độ, đồng thời nằm nghiêng sang phải để tránh bị trào ngược khi ngủ.
- Khuyến cáo giảm cân cho những bệnh nhân có BMI > 25 hoặc có tăng cân trong thời gian gần đây.
- Ngừng hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
- Không mặc quần áo quá chật hay sử dụng nịt bụng để tránh làm tăng áp lực lên ổ bụng.
- Ngủ đủ giấc, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Duy trì thói quen tập thể dụng nâng cao thể trạng, cân bằng vóc dáng ngăn ngừa béo phì, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
☛ Tham khảo thêm: Tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày
Điều trị bằng thuốc
Khi trào ngược dạ dày diễn ra với tần suất thường xuyên và mức độ nghiêm trọng hơn, áp dụng phác đồ không dùng thuốc mà không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉnh định dùng một số thuốc điều trị. Việc dùng thuốc nhằm mục đích điều trị triệu chứng bệnh và cải thiện chức năng cơ thắt thực quản dưới. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, tránh để bệnh trở nặng và kéo dài dai dẳng.
Các thuốc trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày được Bộ Y tế khuyến cáo bao gồm:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI):
PPI được chỉ định cho trường hợp trào ngược dạ dày thể trung bình – nặng hoặc có biếng chứng, thường dùng với liều chuẩn 1 lần/ngày, trước ăn sáng ít nhất 30 phút trong 8 tuần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng hoàn toàn với PPI thì tăng liều 2 lần/ngày hoặc chuyển sang một PPI khác hoặc thêm các thuốc hỗ trợ khác. Đối với bệnh nhân sau khi dùng PPI nhưng triệu chứng của trào ngược dạ dày vẫn còn hoặc có xuất hiện biến chứng như viêm thực quản, barret thực quản,… thì có thể sử dụng PPI duy trì với liều thấp (giảm 1/2 liều) hoặc dùng ngắt quãng.
Liều chuẩn của một số PPI tham khảo:
- Omeprazole: 20mg
- Lansoprazole: 30mg
- Esomeprazole: 40mg
- Rabeprazole: 20mg
- Pantoprazole: 40mg
- Dexlansoprazole: 60mg
Đối với GERD kháng trị (GERD kéo dài dai dẳng không đáp ứng với PPI liều chuẩn), cần tối ưu hóa liệu pháp điều trị PPI, mức liều tham khảo như sau:
- Omeprazole: 20mg, 2 lần/ngày
- Lansoprazole: 30mg, 2 lần/ngày
- Esomeprazole: 40mg, 2 lần/ngày
- Rabeprazole: 20mg, 2 lần/ngày
- Pantoprazole: 40mg, 2 lần/ngày
- Dexlansoprazole: 60mg, 2 lần/ngày
Thuốc trung hòa acid dạ dày:
Thuốc có tác dụng trung hòa lượng acid dư thừa, thiết lập lại cân bằng pH dịch dạ dày, qua đó giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu,… Một số thuốc điển hình là Sucralfat, Maalox, Smectite,… thường dùng sau ăn 1 – 3 giờ và trước khi đi ngủ, không nên uống thuốc ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn.
Thuốc ức chế thụ thể H2:
Áp dụng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản thể nhẹ và trung bình. Một số thuốc thường dùng là Ranitidin, Nizatidin dùng với liều 150mg/lần, ngày 2 lần hoặc 300mg/lần vào buổi tối trong 8 tuần, nếu cần có thể kéo dài tới 12 tuần với người lớn.
Thuốc hỗ trợ vận động:
Nhóm thuốc điều hòa nhu động, thuốc chống trầm cảm được chỉ định với mục đích điều hòa nhu động thực quản, làm dịu các kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản từ đó làm giảm tần suất xuất hiện các cơn trào ngược.
Thuốc điều hòa nhu động ruột:
- Metoclopramide: Liều dùng 10-15mg/lần, ngày 4 lần
- Domperidone: Liều dùng 10mg/lần, ngày 3 lần
- Baclofen: : Liều dùng 10-15mg/lần, ngày 2-3 lần
Thuốc chống trầm cảm:
- Imipramine: 10-50mg, 1 lần trước khi đi ngủ
- Nortriptyline: 10-25mg, 1 lần trước khi đi ngủ
- Trazodone: 100-150mg, 1 lần trước khi đi ngủ
- Pregabalin: 50mg, ngày dùng 3 lần
Phẫu thuật điều trị
Trên thực tế, có khá ít trường hợp trào ngược dạ dày thực quản phải can thiệp đến phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với 2 phác đồ điều trị kể trên hoặc trong các trường hợp đặc biệt như xuất hiện biến chứng gây hẹp thực quản, bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn uống.
Một số phương pháp được áp dụng hiện nay được Bộ Y tế khuyến cáo là phẫu thuật Nissen – fundoplication, phẫu thuật nội soi. Trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần thăm khám đánh giá trình trạng sức khỏe, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật khá cao (5-20%).
☛ Tham khảo thêm: Phương pháp nội soi trào ngược dạ dày
Gastosic – giải pháp chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày thực quản!
Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể sử dụng kết hợp viên uống Gastosic – giải pháp chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày thực quản.
Gastosic là sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, được nghiên cứu bài bản nhằm tìm ra công thức tối ưu nhất giúp “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày của riêng người Việt”. Sự kết hợp này mang đến 3 nhóm tác dụng chính:
- Nhóm 1 (Cúc La Mã, Thương truật): Làm dịu kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, đem đến cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng, mất ngủ, ngăn ngừa tình trạng trào ngược do stress kéo dài, trào ngược về đêm,…
- Nhóm 2 (Nano Curcumin, Hoàng Liên, Cam thảo): Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn, đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày – thực quản, đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm.
- Nhóm 3 (Ngô thù du, Trần bì, Gừng): Trung hòa acid dạ dày, giảm tiết acid, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn,… đồng thời tăng nhu động, kích thích quá trình tiêu hóa.
Với cơ chế tác động đa chiều, Gastosic vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh, vừa phục hồi tổn thương, dự phòng tái phát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nhờ đó, Gastosic đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền hơn cho người dùng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về phác đồ điều trị trào ngược dạ dày Bộ Y tế. Tuy nhiên, phác đồ này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân.