Ợ hơi sôi bụng là một hiện tượng mà nhiều người gặp phải, Khi bị tình trạng này có phải dấu hiệu bệnh gì hay không? Nguyên nhân do đâu? Và cách điều trị thế nào hiệu quả? Tất cả những vấn đề này, hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Vì sao chúng ta bị ợ hơi sôi bụng ?
Sôi bụng là tình trạng bụng phát ra những âm thanh ùng ục khi bạn đói hoặc ngay sau khi bạn ăn xong. Chúng có thể là một hai tiếng sôi nhỏ nhưng cũng có thể sôi lên từng cơn với tiếng động lớn. Rất nhiều người lầm tưởng rằng sôi bụng là âm thanh phát ra từ dạ dày, nhưng thực tế thì sao ? Đó là những âm thanh được sinh ra từ ruột bởi nhu động trong lòng ống tiêu hóa kết hợp với dịch tiêu hóa, thức ăn và hơi trong đó tạo ra.
☛ Tham khảo: Bị ợ hơi đầy bụng làm sao để giảm triệu chứng?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ hơi sôi bụng
Khi dạ dày của bạn trống rỗng, não phát ra tín hiệu cho các cơ tiêu hóa và nhu động bắt đầu hoạt động. Những cơn co thắt và rung động của dạ dày trống làm cho bạn cảm thấy đói và có thể xuất hiện tiếng sôi bụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sôi bụng ợ hơi do một số những nguyên nhân dưới đây:
- Do thức ăn: Một số loại thực phẩm như súp lơ, tỏi, hành, ngũ cốc…nếu ăn nhiều thường gây đầy bụng, khó tiêu và làm sôi bụng. Sử dụng nhiều các chất kích thích, đồ uống có cồn, cafein, đặc biệt là đồ uống có gas sẽ làm cho khí tích tụ trong dạ dày nhiều hơn và gây ợ hơi sôi bụng mạnh hơn
- Do thói quen ăn uống: Chế độ ăn giảm cân có thể khiến cơ thể bạn mất cân đối dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất cũng là nguyên nhân gây sôi bụng. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nằm, vừa ăn vừa nói….cũng tạo điều kiện cho không khí đi vào trong dạ dày và tích tụ trong đó gây sôi bụng.
- Do bệnh lý: Một số rối loạn vi khuẩn trong đường tiêu hóa cũng gây ợ hơi, sôi bụng. Một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như bệnh đại tràng, ruột kích thích, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày…
- Nguyên nhân khác: Căng thẳng, stress, mặc quần áo bó, dùng thắt lưng chật… gây áp lực lên dạ dày cũng có thể làm bạn bị sôi sôi bụng
Tất cả mọi người đều có thể bị sôi bụng vì đây là một hiện tượng rất bình thường, là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn vẫn đang hoạt động tốt. Bạn chỉ nên lo lắng khi bụng của bạn hoàn toàn im lặng hoặc khi chúng “ồn ào” quá mức cho phép. Nếu bạn gặp phải 2 tình trạng trên, hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
Ợ hơi sôi bụng là biểu hiện của bệnh gì?
Nếu bạn bị ợ hơi và sôi bụng thường xuyên cộng thêm một vài triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đánh trung tiện, chướng bụng, chán ăn… thì chúng lại là dấu hiệu của một số bệnh lý dạ dày.
Bệnh đại tràng kích thích
Bệnh đại tràng kích thích là một hội chứng thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới. Bệnh chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, không không gây biến chứng, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều rắc rối khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như:
- Đầy hơi chướng bụng, khó tiêu
- Đau bụng, đau quặn thắt, muốn đi đại tiện, cơn đau hết sau khi đánh trung tiện hoặc đi đại tiện
- Sôi bụng
- Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy (chủ yếu) hoặc có trường hợp đi ngoài phân sống, táo bón hoặc có thể xuất hiện đồng thời cả hai
- Ợ chua, ợ nóng
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng của đại tràng, đây là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường hay tái đi tái lại nhiều lần và những triệu chứng của bệnh gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh như:
- Đau bụng, đầy hơi khó tiêu. Triệu chứng này sẽ giảm đi khi đánh trung tiện hoặc đi đại tiện
- Ơ hơi sôi bụng
- Buồn nôn có cảm giác vướng ở cổ họng
- Đi đại tiện nhiều lần, tính chất phân thay đổi
- Thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón hoặc có khi xen lẫn cả hai
- Đau lưng mệt mỏi
- Rối loạn tâm lý, lo lắng hoặc có thể trầm cảm
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa thường gặp ở rất nhiều người với rất nhiều triệu chứng như:
- Ợ chua, ợ nóng
- Ợ hơi xót ruột, ợ hơi sôi bụng
- Buồn nôn, nôn
- Đau tức ngực
- Tăng tiết nước bọt, hay chảy dãi
- Miệng đắng
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày (acid, enzym, thức ăn, dịch mật…) trào ngược lên thực quản. Theo thống kê, ợ hơi và đặc biệt là ợ hơi mãn tính là biểu hiện đặc trưng nhất của trào ngược dạ dày.
Trào ngược xảy ra do cơ thắt thực quản dưới suy yếu, số lần đóng mở nhiều hơn bình thường. Kết hợp với acid dạ dày tăng tiết bất thường, thức ăn ứ đọng lâu sinh hơi sinh khí trong dạ dày. Nhu động dạ dày rối loạn đẩy hơi trong dạ dày ra ngoài gây ợ hơi, kèm với đó là chứng sôi bụng.
Nếu ợ hơi sôi bụng diễn ra thường xuyên thì nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày đã ở giai đoạn nặng, cần chữa trị nhanh chóng.
Cách chữa ợ hơi sôi bụng hiệu quả
Bạn có thể kiểm soát chứng sôi bụng bằng một số mẹo rất đơn giản dưới đây.
Phương pháp dân gian
Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu quen thuộc trong bếp để hạn chế những cơn sôi bụng như:
Nước gạo
Nguyên liệu: Gạo tẻ hoặc gạo lứt 100g, Nước
Thực hiện
- Gạo vo sạch đem rang chín vàng
- Cho 1lit nước vào phần gạo đã rang, đun sôi, hạ nhỏ lửa đun đến khi cạn còn 500ml
- Bắc xuống, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày, uống sau ăn
Tác dụng: Giảm chứng ợ hơi sôi bụng, cải thiện tiêu hóa
Củ riềng
Nguyên liệu: Riềng tươi, Mật ong nguyên chất
Thực hiện
- Riềng mua về cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái nhỏ và đem xay nhuyễn thành bột
- Trộn bột củ riềng với mật ong và uống
- Uống 3 lần/ ngày, uống sau mỗi bữa ăn
Củ tỏi
Nguyên liệu: Tỏi khô, Một chiếc khăn mỏng sạch
Thực hiện
- Tỏi khô đem nướng cho cháy xém và đập dập
- Cho tỏi vào chiếc khăn sạch
*Lưu ý: Ngoài 3 nguyên liệu trên, bạn cũng có thể sử dụng gừng, lá tía tô, sữa chua để giảm tình trạng trên.
Tham khảo 1 số loại thuốc
Tình trạng sôi bụng xuất hiện là do những cơn co thắt ở nhu động ruột. Vì vậy, để làm giảm triệu chứng ợ hơi sôi bụng bạn sẽ được kê một số loại thuốc có tác dụng giảm co thắt như:
- Spamaverine 40mg viên uống sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên
- Actapulgite 3g hỗn dịch uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 gói
Trong một số trường hợp do những bệnh lý cụ thể, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc tùy theo từng nguyên nhân và triệu chứng. Chúng thường là thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống táo bón, thuốc kháng histamin H2, kháng sinh…. Bạn cần sử dụng đúng liều lượng, liệu trình theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng khi chưa được chẩn đoán hay tư vấn từ bác sĩ.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn
Một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống sinh hoạt sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:
- Tăng cường bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Đặc biệt là các loại khoai lang, khoai tây, chuối…
- Sữa chua chứa nhiều men vi sinh chữa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị, đặc biệt là những gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu…
- Ăn chậm lại, nhai kỹ hơn, có thể chia nhỏ bữa ăn tránh ăn quá no và hạn chế nói chuyện trong khi ăn
- Uống đủ 2 lít nước/ ngày
- Giảm hoặc bỏ hẳn thói quen hút thuốc lá
- Hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia, cà phê hay những chất kích thích khác
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày hoặc ít nhất 3 lần/ tuần. Đi bộ, ngồi thiền, tập các bài tập vùng lưng bụng hay yoga là những bộ môn được khuyến khích luyện tập
- Làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya làm việc muộn
- Luôn giữ tinh thần thoải mái vui vẻ, tránh những căng thẳng stress không đáng có
- Sử dụng một số liệu pháp tâm lý như thôi miên, tự ám thị hoặc những biện pháp massage quanh vùng bụng, xoa bóp bấm huyệt cũng rất có ích.
Đi thăm khám bác sĩ
Nếu tình trạng này diễn biến nặng mà bạn không thể kiểm soát được thì hãy đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm được đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những lời khuyên cùng phương án điều trị chính xác và phù hợp nhất. Bạn có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng khó chịu của mình, tránh để bệnh nặng hơn.
Bạn đã biết bí mật đằng sau những tiếng ợ hơi sôi bụng chưa? Nếu lâu lâu chúng ghé thăm bạn một lần, hãy chào đón chúng vì đó là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động rất tốt. Nếu chúng đến thăm bạn quá thường xuyên và dẫn theo những vị khách không mời khác, đừng quá lo lắng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ của bạn.