Đầy hơi ợ nóng có thể là hệ quả của quá trình ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý phức tạp bên trong cơ thể. Tìm hiểu chi tiết về tình trạng đầy hơi ợ nóng sẽ giúp bạn có giải pháp khắc phục kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Nội dung bài viết
Thế nào là đầy hơi ợ nóng?
Trên thực tế, tình trạng đầy hơi ợ nóng xảy ra khá thường xuyên. Thông thường, đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể.
Ợ nóng là tình trạng khí hơi đi kèm với acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và hầu họng gây kích ứng, nóng rát, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chua đắng miệng, chán ăn,…
Ợ nóng thường đi kèm với chứng đầy hơi, chướng bụng hay còn gọi là đầy bụng khó tiêu. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn no, thức ăn ứ đọng lại lâu trong dạ dày, cùng với lượng lớn hơi dư thừa do nuốt không khí vào khiến người bệnh có cảm giác bị căng chướng bụng. Đôi khi người bệnh không ăn nhưng bụng không thấy đói mà lúc nào cũng cảm thấy căng tức, nôn nao.
Ngoài ra, đi kèm với đầy hơi ợ nóng, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, đau bụng, ợ chua, ợ hơi,…
Bị đầy hơi ợ nóng do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi, ợ nóng. Tình trạng này thường liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh,… Tuy nhiên, nếu ợ nóng đầy hơi diễn ra thường xuyên và kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bệnh lý.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ợ nóng đầy hơi thường gặp nhất.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Việc ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hệ tiêu hóa, đặc biệt là làm rối loạn hoạt động bài tiết acid dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Cụ thể là:
- Ăn quá no: Điều này khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động quá công suất, dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn bị đình trệ. Đồng thời, khi ăn no, không khí đi vào dạ dày cũng nhiều hơn dẫn đến ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng.
- Ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,… thường khó tiêu hóa khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại. Thức ăn tồn đọng trong dạ dày một thời gian dài có thể lên men, sinh hơi dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi.
- Ăn nhiều thực phẩm gây kích thích: Một số nhóm thực phẩm có thể làm tăng tần suất xuất hiện cơn ợ nóng, ợ hơi như đồ uống có gas, thức ăn cay nóng, thức ăn có vị chua, trà đặc, trà bạc hà, socola, đồ uống có cồn, rượu bia,….
- Ăn không đúng bữa, ăn khuya: Việc ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý về dạ dày.
- Đi nằm sau ngay sau khi ăn: Sau khi ăn no, cơ thể chưa kịp tiêu hóa thức ăn mà đi nằm ngay sẽ kích thích cơ thắt thực quản – dạ dày mở, dẫn đến trào ngược các chất trong dạ dày lên thực quản.
- Tập luyện quá sức: Các bài tập tác động lực lớn lên vùng bụng như gập bụng, đẩy tạ, trồng cây chuối,… đều làm tăng nguy cơ trào ngược acid gây ợ hơi, ợ nóng,…
- Hút thuốc lá: Các chất trong khói thuốc khi đi vào thực quản có thể gây kích ứng, trào ngược acid dạ dày lên thực quản.
Stress kéo dài
Theo các chuyên gia, tâm lý căng thẳng stress kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi cơ thể căng thẳng, cơ thể tăng tiết hormon Cortisol – chất có khả năng kích thích dạ dày sản xuất acid nhiều hơn, đồng thời khiến cho dạ dày tăng co bóp gây đau thắt bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát thượng vị,…
Rối loạn tiêu hóa
Ợ hơi đầy bụng thường liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh ăn phải thức ăn gây dị ứng, hoặc khi cơ thể tiếp xúc với độc tố trong thức ăn. Khi đó, dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, hoạt động hệ tiêu hóa bị rối loạn gây ợ nóng, buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,…
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,… Nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài hoặc tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng khó chịu kể trên. Một số loại thuốc có thể gây ợ nóng thường gặp là:
- Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid: Meloxicam, Ibuprofen, Diclofenac,…
- Thuốc chống viêm glucocorticoid: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason,…
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp (nhóm chẹn kênh Canxi).
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc điều trị hen suyễn,…
Bệnh lý về dạ dày
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, có đến 90% các trường hợp ợ nóng, đầy bụng khó tiêu đi khám được chẩn đoán là có liên quan đến bệnh lý dạ dày. Cụ thể:
Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày được biết đến là nguyên nhân chính gây ợ nóng, ợ hơi, ợ chua,… Tình trạng này xảy ra khi acid dạ dày bài tiết quá mức và trào ngược lên thực quản và hầu họng. Khi mắc bệnh, ngoài ợ nóng, ợ chua, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như nóng rát thượng vị, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn, nôn,…
Viêm loét dạ dày: Đây là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam. Khi niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm, vết loét, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn, thức ăn ứ đọng lại lâu trong dạ dày có thể lên men, sinh khí, đồng thời dạ dày tiết ra nhiều acid hơn dẫn đến ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị,…
Hội chứng Zollinger-Ellison: Hội chứng này xảy ra khi tuyến tụy xuất hiện các khối u gastrin, chúng kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn, tăng nguy cơ trào ngược acid lên thực quản.
Bệnh sỏi mật: Khi bị sỏi mật, dịch mật tiết ra ít hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại, đặc biệt là khi cần tiêu hóa thực phẩm nhiều dầu mỡ. Do vậy, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, đau tức vùng mạn sườn và đau nhiều sau khi ăn.
Giảm tình trạng đầy hơi ợ nóng bằng cách nào?
Để cải thiện hiệu quả chứng đầy hơi ợ nóng, trước hết người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây ợ nóng, sau đó giải quyết từ nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm ợ nóng đầy hơi người bệnh có thể tham khảo áp dụng.
Điều chỉnh lối sống khoa học
Xây dựng thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt lành mạnh được xem là phương pháp hiệu quả giúp hạn chế và phòng ngừa tình trạng ợ hơi đầy bụng. Người bệnh cần lưu ý:
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng bữa, đúng giờ giấc.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no hay ăn quá nhanh.
- Sau khi ăn xong không đi nằm ngay và cũng không vận động quá mạnh, thay vào đó nên đi lại nhẹ nhàng để tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, đồ uống có gas,…
- Bỏ hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Bổ sung những thực phẩm lành mạnh có tính trung hòa như rau xanh, ngũ cốc, củ quả tươi,…
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
- Hạn chế căng thẳng stress, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, ưu tiên các bài tập có cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,…
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, không dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách trị ợ nóng tại nhà cực hiệu quả!
Gastosic – Cải thiện hiệu quả các vấn đề về dạ dày, đẩy lùi đầy hơi ợ nóng!
Ngoài việc điều chỉnh lối sống lành mạnh, thói quen ăn uống khoa học, hạn chế căng thẳng stress, đối với trường hợp ợ nóng đầy hơi xuất phát từ bệnh lý về dạ dày và tiêu hóa, người bệnh có thể sử dụng viên uống Gastosic – giải pháp ưu việt cải thiện hiệu quả vấn đề về dạ dày, đẩy lùi chứng đầy hơi ợ nóng hiệu quả và an toàn!
Viên uống Gastosic là sự kết hợp hoàn hảo của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, bao gồm Nano Curcumin (chiết xuất Nghệ vàng), Hoàng liên, Cam thảo, Cúc La Mã, Thương truật, Ngô thù du, Trần bì, Gừng tươi và Hậu phác, mang đến 3 tác động chuyên biệt:
- Nhóm 1 (Cúc La Mã, Thương truật): Giúp làm an dịu thần kinh, hạn chế kích thích thần kinh lên dạ dày – thực quản, đồng thời hỗ trợ làm giảm căng thẳng mất ngủ, từ đó làm giảm các cơn trào ngược xuất hiện về đêm.
- Nhóm 2 (Nano Curcumin, Hoàng liên, Cam thảo): Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, cải thiện tình trạng ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
- Nhóm 3 (Trần bì, Hậu phác, Ngô thù du, Gừng tươi): Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi,…
Nhờ đó, Gastosic tác động theo nhiều cơ chế khác nhau, cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt”. Sản phẩm đã được nghiên cứu bài bản, nhằm tìm ra được công thức tối ưu nhất phù hợp với thói quen sống và cơ địa của người Việt, từ đó đem lại hiệu quả vượt trội và lâu bền hơn cho người dùng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng đầy hơi ợ nóng và các giải pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia giải đáp hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heartburn/symptoms-causes/syc-20373223
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9617-heartburn-overview