Những cơn đau dạ dày có thể khiến bạn mất ăn mất ngủ thậm chí quằn quại đến toát mồ hôi. Khi đau dạ dày chườm nóng hay lạnh mới hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Nội dung bài viết
1. Đau dạ dày chườm nóng hay lạnh?
Những cơn đau dạ dày gây ra có thể ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Cách giảm đau bằng chườm nóng hoặc lạnh được nhiều người nghĩ tới. Tuy nhiên, tùy vào bộ phận và tình trạng thương tổn mà bạn áp dụng cách giảm đau phù hợp.
Chườm lạnh dành cho những vùng đau cấp tính: Khi bạn bị đau cấp tính như bong gân, sưng chân, đau lưng cho khuân vác vật nặng, đau chân do giãn cơ sai cách, chấn thương phần mềm, viêm chấn thương mới,…thì bạn nên áp dụng chườm lạnh.
Hơi lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu và giảm sự tích tụ chất viêm ở khu vực bị tổn thương. Chườm lạnh giúp giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm sưng, hỗ trợ điều trị chấn thương.
Chườm nóng dành cho vùng đau mãn tính: Trong trường hợp bạn gặp phải các cơn đau mãn tính như đau gót chân do viêm gân, viêm cân gan chân, viêm gân đau khuỷu tay,…thì cần được chườm nóng thay vì chườm lạnh.
Bởi khi cơ bắp làm việc quá sức, lưu lượng máu đến các cơ bị giảm, làm cho acid lactic bị tích tụ, gây ra đau đớn. Vì vậy dùng nhiệt độ kích thích lưu thông máu, loại bỏ acid lactic và các độc tố đang tích tụ sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả.
2. Cách giảm đau dạ dày bằng chườm nóng
Khi bị đau dạ dày, sử dụng các tác động nhiệt sẽ kích thích máu lưu thông tới vùng bụng, làm thư giãn, giảm co thắt và sự căng cứng. Nhờ vậy, cơn đau dạ dày dần dần giảm bớt và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Phương pháp đau dạ dày chườm nóng có thể áp dụng khi bạn bị đau dạ dày âm ỉ hoặc đau nhói.
2.1 Dụng cụ chuẩn bị
- Túi chườm nóng hoặc túi sưởi.
- Chai chứa nước nóng. Bạn nên dùng chai thủy tinh hoặc bình cao su vì chúng giữ nhiệt tốt hơn, ấm lâu hơn chai nhựa.
- Nếu không chuẩn bị được chai nước nóng, bạn có thể dùng cám gạo, muối hoặc gạo rang nóng lên sau đó bọc vào trong vải.
- Nhiệt độ từ 50-60 độ C hoặc cao hơn tùy người chườm thích nghi.
2.2 Cách làm
- Đặt chai nước hoặc túi chườm lên vùng dạ dày và để yên trong một vài phút. Sau đó, bạn nhấc ra và đặt lại vào vị trí bị đau.
- Bạn có thể di chuyển chai nước hoặc túi chườm quanh vùng bị đau đều đặn. Điều này giúp hơi nóng được lan tỏa ra khắp vùng bụng, giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Bạn không nên để cố định túi chườm quá lâu tại một chỗ để tránh da bị bỏng rát. Nếu ban đầu nhiệt độ của vật chườm quá nóng, bạn có thể lót thêm khăn hoặc vải giảm nhiệt.
- Thực hiện liên tục cho đến khi bạn thấy chai nước hoặc túi chườm hết nóng thì dừng lại.
2.3 Tần suất
Chườm nóng là cách giảm đau hoàn toàn không dùng thuốc nên không có tác dụng phụ, không gây hại cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng cách này bất cứ khi nào cảm thấy đau dạ dày.
2.4 Lưu ý
Trong lúc chườm nóng, bạn có thể nghe nhạc hoặc nằm thư giãn để giải tỏa căng thẳng, sự căng cứng của cơ thể giúp làm giảm cơn đau nhanh hơn.
Bạn không nên mặc quần áo phong phanh hoặc nằm phòng quá lạnh vì điều đó có thể làm quá trình lưu thông máu bị chậm lại.
Chườm nóng tuy không gây ra tác dụng phụ nhưng cũng chỉ có thể giảm đau tức thời, không điều trị nguyên nhân gây bệnh. Bạn vẫn cần đến những cơ sở y tế để nhận được những lời khuyên của bác sĩ để chữa dứt điểm chứng đau dạ dày.
==>> Có thể bạn quan tâm: Nóng dạ dày buồn nôn là hiện tượng gì
Hy vọng bài viết đã giải đáp được cho bạn đau dạ dày chườm nóng hay lạnh, áp dụng hợp lý sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau nhanh chóng và thấy dễ chịu hơn. Chúc các bạn chóng khỏi bệnh.