Viêm loét hang môn vị dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến và có nguy cơ cao phát sinh các biến chứng nghiêm trọng nếu không kiểm soát kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh lý này.
Nội dung bài viết
- Viêm loét hang môn vị là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây viêm hang môn vị dạ dày là gì?
- Triệu chứng viêm loét hang môn vị dạ dày
- Viêm loét hang môn vị dạ dày có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán viêm hang môn vị dạ dày bằng cách nào?
- Phương pháp điều trị viêm trợt loét hang môn vị
- Gastosic – giải pháp ưu việt cho người viêm loét hang môn vị dạ dày!
Viêm loét hang môn vị là bệnh gì?
Dạ dày là cơ quan nằm trong ổ bụng và thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn. Dạ dày được chia thành nhiều phần khác nhau. Trong đó, hang môn vị là vùng trung gian giữa hang vị và môn vị (bộ phận tiếp giáp giữa dạ dày và tá tràng). Nơi đây thường xuyên tiếp xúc với thức ăn nên dễ bị tổn thương, viêm nhiễm hơn so các vùng khác của dạ dày.
Viêm loét hang môn vị dạ dày xảy ra khi xuất hiện các tổn thương trên niêm mạc dạ dày tại vùng hang môn vị do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm tổn thương, bệnh được chia thành các dạng sau:
Viêm trợt hang môn vị
Lớp niêm mạc dạ dày vùng hang môn vị xuất hiện tổn thương dạng các vết trầy xước. Những nơi tiếp xúc nhiều với thức ăn thì vết xước càng lớn, tạo điều kiện cho acid dạ dày và vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Viêm hang môn vị dạng hạt
Hay còn gọi là viêm hang môn vị dạ dày thủy đậu. Đặc trưng của dạng này là hiện tượng xuất hiện các nốt sần nổi lên trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Bản chất đây là những ổ viêm có kích thước lớn nhỏ khác nhau, thường được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Viêm hang môn vị xung huyết
Niêm mạc vùng hang môn vị dạ dày bị viêm nhiễm làm giãn mạch máu gây ra hiện tượng xung huyết (sưng, nóng, đỏ). Mạch máu dưới niêm mạc có thể bị vỡ dẫn đến chảy máu vào trong lòng dạ dày.
☛ Tham khảo thêm tại: Môn vị xung huyết là gì?
Loét hang môn vị dạ dày
Vi khuẩn, acid dạ dày từ ổ viêm có thể ăn sâu và lan rộng vào các lớp dưới niêm mạc gây ra các vết loét. Loét hang môn vị có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm hang môn vị dạ dày là gì?
Viêm hang môn vị dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp nhất.
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Helicobacter pylori hay còn gọi là vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc dạ dày. Trong quá trình phát triển, vi khuẩn HP tiết ra độc tố gây tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm loét hang môn vị dạ dày chiếm tỉ lệ cao nhất.
Lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm
Một số nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị trong giảm đau, kháng viêm như NSAID, Corticoid,… Ngoài tác dụng giảm đau, những thuốc này còn có khả năng ức chế sự sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid dịch vị và vi khuẩn dễ dàng gây tổn thương niêm mạc. Do vậy, nếu sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc có thể gây viêm loét hang môn vị dạ dày.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Một số thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ gây viêm loét hang môn vị dạ dày, điển hình như:
- Thường xuyên thức khuya, không ngủ đủ giấc.
- Hút thuốc lá thường xuyên.
- Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp.
- Uống nhiều rượu bia làm dạ dày bị kích thích co bóp mạnh hơn và tăng bài tiết acid.
- Lối sống tĩnh tại, lười vận động.
- Thường xuyên nhịn đói, ăn quá nhanh, quá no.
Stress kéo dài
Stress kéo dài làm cơ thể sản sinh hormon Cortisol. Chất này có khả năng kích thích dạ dày bài tiết acid và pepsine, từ đó làm tăng nguy cơ phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày gây kích ứng, viêm loét. Do đó, hầu hết những người stress, căng thẳng kéo dài thường có biểu hiện đau dạ dày.
Triệu chứng viêm loét hang môn vị dạ dày
Người bị viêm loét môn vị dạ dày có thể gặp những triệu chứng như sau:
- Đau vùng thượng vị: Cơn đau xuất hiện ở vùng trên rốn, thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi thời tiết trở lạnh. Tính chất cơn đau có thể âm ỉ hay dữ dội, phụ thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Ợ hơi, ợ chua: Triệu chứng này xuất hiện là do dạ dày tăng tiết acid dịch vị, đồng thời chức năng tiêu hóa của dạ dày bị giảm sút nên thức ăn tồn đọng nhiều tại hang vị, làm áp lực trong dạ dày tăng lên gây nên hiện tượng ợ hơi, ợ chua,…
- Buồn nôn và nôn: Những đợt ợ hơi liên tục và acid dạ dày tăng cao dễ khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Cơ thể mệt mỏi, sút cân: Sự xuất hiện của các ổ viêm loét trong niêm mạc dạ dày làm suy yếu chức năng tiêu hóa. Người bệnh có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, dần dần khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, sút cân.
Viêm loét hang môn vị dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét hang môn vị dạ dày không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:
- Hẹp môn vị: Khi viêm loét môn vị dạ dày không được kiểm soát, ổ viêm lâu ngày có thể gây phù nề, tạo thành mô sẹo gây chít hẹp môn vị, cản trở lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,…
- Xuất huyết tiêu hóa: Viêm loét hang môn vị có thể gây tổn thương đến các mạch máu và gây chảy máu vào trong lòng dạ dày. Người bệnh có biểu hiện nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen, có thể lẫn máu,…
- Thủng dạ dày: Loét hang môn vị dạ dày không điều trị có thể gây thủng dạ dày. Dịch dạ dày tràn ra ổ bụng gây viêm phúc mạc khiến người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội như dao đâm, bụng cứng như gỗ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là biến chứng khó lường nhất của viêm hang môn vị. Bệnh xảy ra khi tế bào niêm mạc dạ dày tăng sinh mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u ác tính. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao.
Chẩn đoán viêm hang môn vị dạ dày bằng cách nào?
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi để nắm được các triệu chứng bệnh và tình hình sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, một số xét nghiệm, kiểm tra cũng được thực hiện nhằm xác định chính xác bệnh viêm loét hang môn vị, điển hình là:
- Nội soi dạ dày: Được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm hang môn vị dạ dày. Nội soi có thể nhìn thấy những tổn thương niêm mạc dạ dày dù rất nhỏ. Đồng thời phương pháp này có thể kèm theo sinh thiết để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
- X – quang: Là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhanh, giá rẻ, dễ thực hiện và không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ xác định được vị trí tổn thương có kích thước từ trung bình đến lớn, có thể bỏ sót những tổn thương nhỏ, tổn thương ở giai đoạn đầu.
- Test vi khuẩn HP: Phương pháp này được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây viêm loét hang môn vị dạ dày, thường được thực hiện song song với nội soi dạ dày. Ngoài ra một số phương pháp khác cũng có thể phát hiện sự có mặt của HP như test hơi thở, xét nghiệm phân.
Phương pháp điều trị viêm trợt loét hang môn vị
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là:
Dùng thuốc điều trị triệu chứng
Sử dụng thuốc với mục đích kiểm soát triệu chứng bệnh, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương. Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:
- Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng ức chế tế bào bài tiết ra acid, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự hồi phục tổn thương. Một số thuốc thường dùng là Esomeprazole, Omeprazole,…
- Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: Amoxicilin, Clarithromycin, Azithromycin, Metronidazol,… Thường được chỉ định khi nguyên nhân gây viêm loét hang môn vị là do nhiễm khuẩn HP. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các loại thuốc kháng sinh để làm tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ kháng thuốc.
- Thuốc ức chế thụ thể Histamine H2: Thuốc có tác dụng làm giảm tiết acid từ tế bào, các thuốc thưởng sử dụng là Cimetidine, Ranitidine,… Trong một số trường hợp, thuốc nhóm này sẽ thay thế loại thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc trung hòa acid dạ dày: Thuốc nhóm này thường có tính base, khi vào cơ thể giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dịch dạ dày, từ đó kiểm soát tốt triệu chứng bệnh. Các thuốc này thường chứa thành phần như Nhôm hydroxide, Magie hydroxide, Natri bicarbonat,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các thuốc nhóm này có tác dụng giúp dạ dày tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, bao phủ và ngăn ngừa acid dạ dày tiếp xúc đến ổ viêm. Một số thuốc có thể kể đến như Bismuth, Sucralfate,…
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị viêm loét dạ dày
Điều chỉnh lối sống lành mạnh
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh cũng cần thực hiện điều chỉnh thói quen lối sống để kiểm soát triệu chứng bệnh đạt hiệu quả tối ưu nhất.
- Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, điều độ.
- Nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như thức ăn dạng lỏng, mềm, nhiều rau xanh trái cây,…
- Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích như bia rượu, cafe, chè,…
- Tránh ăn nhiều các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều giàu mỡ, gia vị cay nóng.
- Ăn uống đúng giờ, nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no hoặc bỏ bữa.
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và vận động.
- Không thức khuya, nên ngủ đủ giấc.
- Dành ít nhất mỗi ngày nửa tiếng để luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe.
- Cố gắng hạn chế căng thẳng, lo âu, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
☛ Tham khảo đầy đủ: Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì>
Can thiệp ngoại khoa
Phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi người bệnh đã áp dụng điều trị nội khoa mà không có hiệu quả hoặc đáp ứng chậm. Ngoài ra, phương pháp này còn được chỉ định trong trường hợp bệnh đã phát sinh biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị,…
Tuy nhiên, trước khi điều trị phẫu thuật, người bệnh cần cân nhắc kĩ vì phương pháp này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.
Gastosic – giải pháp ưu việt cho người viêm loét hang môn vị dạ dày!
Hiểu được cảm giác khó chịu mà viêm loét hang môn vị gây ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm viên uống Gastosic – công thức tối ưu giúp giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt Nam.
Gastosic là sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, bao gồm Cúc La Mã, Thương truật, Hoàng liên, Nano Curcumin (chiết xuất Nghệ vàng), Hậu phác, Cam thảo, Ngô thù du, Gừng, Trần bì. Sự kết hợp này mang đến tác dụng:
- Hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm loét hang môn vị như đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn.
- Hỗ trợ làm dịu kích thích thần kinh lên dạ dày, làm giảm căng thẳng, mất ngủ.
- Chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, đồng thời thúc đẩy làm lành các tổn thương, từ đó ngăn ngừa biến chứng và dự phòng tái phát bệnh.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm loét hang môn vị dạ dày. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi liên quan, hãy để lại thông tin bên dưới để được liên hệ tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/benh-viem-loet-hang-vi-da-day-16980342.htm
- https://medlatec.vn/tin-tuc/viem-hang-vi-da-day-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-s195-n18456