Viêm loét dạ dày tá tràng không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu, làm mất cảm giác thèm ăn mà còn cản trở quá trình chuyển hoá, hấp thu dinh dưỡng. Một chế độ ăn kiêng khoa học có thể cải thiện hiệu quả các vấn đề này. Vậy, viêm loét dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Nội dung bài viết
Ăn uống tác động thế nào lên người viêm loét dạ dày?
Bình thường, niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi các yếu tố gồm: mạng lưới mao mạch, sự toàn vẹn và tái tạo của tế bào biểu mô, lớp chất nhầy và bicarbonat. Khi những yếu tố này bị suy yếu, niêm mạc dạ dày có thể bị tấn công bởi acid dịch vị và enzyme tiêu hoá gây ra tổn thương xuống cơ niêm mạc, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ăn uống thiếu khoa học. Cụ thể, việc sử dụng những thực phẩm không phù hợp có thể kích thích quá trình tăng tiết acid dạ dày. Quá trình này phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, gây kích ứng niêm mạc và khiến các ổ viêm, loét trên dạ dày nghiêm trọng hơn.
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này qua hàng loạt triệu chứng như: đau hạ sườn trái, đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng,…. xuất hiện ngay sau bữa ăn. Ngược lại, chế độ ăn uống khoa học góp phần điều chỉnh hoạt động tiết acid, giảm kích ứng niêm mạc và thúc đẩy quá trình lành loét.
Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp giảm cảm giác khó chịu và kéo dài khoảng cách giữa các đợt bùng phát triệu chứng. Về mặt dinh dưỡng, ăn kiêng khoa học đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do giảm hấp thu tại dạ dày gây ra.
Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng đóng một phần quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Việc xem nhẹ bữa ăn hàng ngày hay kiêng khem quá mức có thể vô tình kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ biến chứng và tái phát bệnh. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn hiệu quả nhất.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì là tốt nhất?
Không có chế độ ăn nào phù hợp với tất cả bệnh nhân viêm loét dạ dày. Người bệnh cần thực hiện cá nhân hoá bằng cách theo dõi và điều chỉnh mỗi ngày để lựa chọn được thực phẩm phù hợp nhất với mình. Trong đó, một số loại thực phẩm dễ tiêu hoá, giúp giảm tiết acid và hỗ trợ làm lành tổn thương được khuyến khích bổ sung trong khẩu phần ăn của người viêm loét dạ dày.
Một số nhóm thực phẩm cụ thể như:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp giảm nồng độ axit dạ dày, hạn chế tiến triển của tổn thương cũ và ngăn xuất hiện vết viêm loét mới. Thường gặp như: táo, chuối, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, yến mạch, các loại đậu,…
- Thực phẩm giàu men vi sinh: Thúc đẩy quá trình lành loét bằng cách cạnh tranh và ngăn vi khuẩn H.pylori bám vào niêm mạc dạ dày. Một số thực phẩm phổ biến gồm: sữa chua, kefir, tempeh, kombucha, miso,…
- Thực phẩm giàu flavonoid: Có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori, từ đó cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Thực phẩm nhóm này gồm: quả nam việt quất, cải xoăn, bông cải xanh, cần tây,…
- Thực phẩm giàu omega – 3: Hỗ trợ giảm phản ứng viêm, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tổn thương trong dạ dày. Thực phẩm điển hình gồm: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích, hạt óc chó, hạt mắc ca,….
- Thực phẩm giàu protein ít béo: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo tế bào, giúp lành loét nhanh hơn. Bạn có thể lựa chọn các loại: thịt gia cầm không da, thịt bò, thịt lợn nạc, cá, trứng, các loại đậu,…
Bên cạnh đó, người bị viêm loét dạ dày nên lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa như: cháo, súp, canh, thịt trắng… hoặc các món ăn giúp thấm hút dịch vị dạ dày như: bánh mỳ, bỏng gạo… để cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Ngoài tăng cường một số loại thực phẩm kể trên, người bệnh cần chú ý cân đối đầy đủ các nhóm chất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc phối hợp đa dạng và luân phiên các loại thức ăn không chỉ giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
Bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể kích thích tăng tiết acid và khiến người bệnh tăng cảm giác khó chịu sau khi ăn. Chính vì vậy, ăn kiêng là việc làm cần thiết trong thời gian điều trị viêm loét dạ dày. Những nhóm thực phẩm cần tránh gồm:
- Các loại sữa: Quá trình phân huỷ đường lactose trong sữa có thể làm tăng acid dạ dày. Bởi vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa tươi, sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng hay sữa bột khi bị viêm loét dạ dày.
- Thực phẩm giàu béo bão hòa: Cung cấp môi trường lý tưởng cho H.pylori đồng thời gây tăng tiết acid dạ dày, làm chậm quá trình lành loét. Thực phẩm thường gặp như: mỡ động vật, bơ, phô mai, kem, dầu cọ,…
- Thực phẩm chứa cồn: Gây kích ứng niêm mạc dạ dày, kích thích tăng tiết acid và làm chậm quá trình lành vết thương. Nhóm này thường gồm các loại đồ uống như: rượu, bia, cocktail,….
- Thực phẩm chứa caffeine: Có thể kích thích tăng tiết acid dạ dày, làm nặng các triệu chứng và ức chế quá trình làm lành tổn thương. Caffeine thường tìm thấy trong: cà phê, nước ngọt, sô – cô – la,…
- Thực phẩm lên men: Gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn H.pylori. Những thực phẩm cần tránh gồm các loại rau muối chua như: dưa muối, hành muối, cà muối, sung muối,….
- Thực phẩm cay nóng: Kích thích tăng tiết acid đồng thời gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Thực phẩm của nhóm này thường là các loại gia vị như: ớt, tiêu, mù tạt, quế, gừng,…
Tuỳ vào tình trạng bệnh và yếu tố cơ địa mà người bệnh cần kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng những thực phẩm trên trong khẩu phần ăn của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi hàng ngày để có chế độ ăn kiêng phù hợp và tâm lý thoải mái.
Cách ăn uống đúng cho người viêm loét dạ dày!
Thói quen ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của dạ dày. Vậy nên, bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh cần chú ý cách ăn uống để tránh gây rối loạn nhịp sinh học. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Ăn uống đúng giờ: Bạn nên lên thời gian biểu cụ thể cho các bữa ăn trong ngày. Điều này giúp tạo nhịp tiết acid ổn định, hạn chế xuất hiện các cơn đau xuất hiện bất ngờ.
- Ăn đủ bữa: Ăn đủ bữa giúp ngăn tình trạng dư thừa acid, từ đó hạn chế tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, người bệnh viêm loét dạ dày nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ. Việc này giúp giảm tác động của acid lên niêm mạc và giảm gánh nặng tiêu hoá cho dạ dày.
- Chế biến kỹ thức ăn: Người bệnh nên ưu tiên chế biến các món được nấu chín kỹ hay ninh mềm. Điều này giúp dạ dày tiêu hoá thức ăn tốt hơn, giảm co bóp mạnh từ đó hạn chế cơn đau và tình trạng tiết acid.
- Nhai kỹ khi ăn: Kích thích tăng bài tiết nước bọt giúp thức ăn được chia nhỏ và tiêu hoá tốt hơn. Điều này giúp giảm thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày, giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Uống nước đúng cách: Người bệnh viêm loét dạ dày nên uống nước vào thời điểm trước bữa ăn khoảng 1h. Bạn nên tránh uống nước sau bữa ăn vì làm loãng dịch vị làm tăng triệu chứng đau dạ dày.
Kết hợp dinh dưỡng và Gastosic đẩy lùi tình trạng viêm loét dạ dày
Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên kết hợp sử dụng viên uống Gastosic nhằm kiểm soát tốt tình trạng viêm loét dạ dày. Sản phẩm Gastosic được chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Thành phần chính của Gastosic là Curumin trong củ nghệ đen được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, Gastosic cho tác động vượt trội và toàn diện hơn hẳn nhờ kết hợp thêm 9 loại thảo dược quý gồm:
- Hậu Phác, Trần Bì: Giúp trung hòa hoà acid dịch vị, giảm nhanh triệu chứng: đau, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng,…
- Cam thảo: Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo và làm lành các tổn thương viêm loét.
- Hoàng Liên, Ngô Thù Du: Hoạt động như một kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống viêm, chống nấm và ức chế vi khuẩn HP.
- Thương Truật, Gừng: Tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Cúc La Mã: Giúp giảm stress, làm dịu kích thích từ đó giảm tình trạng co bóp quá mức của dạ dày.
Gastosic sử dụng 100% nguyên liệu thảo dược chuẩn hóa loại 1, được bào chế dưới dạng viên nang trên dây chuyền công nghệ cao giúp tăng sinh khả dụng, giảm kích ứng hơn hẳn dạng viên nén. Người bệnh chỉ cần duy trì liệu trình 3 tháng đã đạt được hiệu quả tốt nhất.
Gastosic được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được phân phối tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/what-can-i-eat-if-i-have-a-peptic-ulcer-1742154#toc-foods-to-eat-and-avoid-when-you-have-an-ulcer
- https://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-benh-viem-loet-da-day-nen-kieng-an-gi-de-ngua-con-dau-du-doi-169220818123735445.htm
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/noi-tieu-hoa/viem-loet-da-day-khong-nen-an-gi-dieu-tri-dung-cach-ra-sao