Theo thống kê cho thấy, có đến khoảng 90% trường hợp mắc bệnh lý viêm dạ dày HP. Tuy nhiên, nhiều người bệnh có thái độ chủ quan và không kịp thời điều trị dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn và nguy hiểm. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về viêm loét dạ dày HP là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
- Viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP là gì?
- Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày HP
- Triệu chứng viêm dạ dày nhiễm khuẩn HP
- Viêm loét dạ dày HP có nguy hiểm?
- Cách chẩn đoán chính xác viêm dạ dày có vi khuẩn HP
- Viêm dạ dày HP không thể tự khỏi
- Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP
- Vi khuẩn HP dễ lây lan nên phải phòng ngừa viêm dạ dày HP
Viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một loại vi khuẩn tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người. Loại vi khuẩn HP này được tìm thấy ở khoảng 70% người mắc bệnh viêm dạ dày. Đặc điểm đáng chú ý là vi khuẩn Hp có khả năng sống và phát triển trong môi trường axit dạ dày bằng cách tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa axit dạ dày.
Viêm loét dạ dày HP là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét do có sự xuất hiện của vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Khi ở môi trường thuận lợi, vi khuẩn sẽ phát triển và tấn công dạ dày gây ra tổn thương và viêm loét.
Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân âm tính hay dương tính với viêm dạ dày HP thông qua việc tiến hành một số phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm. Viêm dạ dày HP hiện nay có tỷ lệ cao hơn rất nhiều, bệnh rất khó điều trị và dễ tái phát.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày HP
Nguyên nhân chính là do HP gây ra song để hình thành bệnh viêm loét dạ dày thì cần có các yếu tố tác động thúc đẩy vi khuẩn HP tấn công gây hại cho dạ dày.
Vi khuẩn HP
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm dạ dày HP dương tính là do vi khuẩn HP. Sau khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng sẽ tấn công niêm mạc dạ dày, giải phóng enzyme, chất độc có hại và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Những tác nhân này gây tổn thương cho các tế bào của dạ dày và tá tràng, dẫn đến viêm loét ở thành dạ dày.
Vi khuẩn HP có thể lây lan qua các đường sau:
- Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP phần lớn tồn tại trong dịch vị dạ dày, nước bọt và mảng bám trên răng. Chúng có thể lây truyền từ người này sang người khác như hôn, sử dụng chung đồ uống, đồ ăn, dụng cụ đánh răng hoặc chia sẻ thức ăn cho nhau.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP từ dạ dày sẽ theo phân và tiếp tục tồn tại trong môi trường bên ngoài. Chúng có thể lây nhiễm sang người khác thông qua các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, gián hoặc có thể bám vào thức ăn, tay nắm cửa và lây nhiễm cho người khác.
- Các đường lây nhiễm khác: Vi khuẩn HP cũng có thể lây lan qua việc sử dụng chung các dụng cụ y tế chưa được xử lý và tiệt trùng, như dụng cụ nha khoa, ống nội soi dạ dày, tai mũi họng và các thiết bị y tế khác.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Con đường lây lan của vi khuẩn Hp dạ dày!
Một số yếu tố khác
Có một số yếu tố khác ngoài vi khuẩn HP có thể thúc đẩy quá trình viêm loét dạ dày HP, bao gồm:
- Uống các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau trong một khoảng thời gian dài không tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Hệ miễn dịch suy giảm
- Uống đồ uống có cồn và sử dụng chất kích thích thường xuyên.
- Luôn đối mặt với tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ trong một khoảng thời gian dài.
- Có người thân mắc bệnh và dương tính với vi khuẩn HP.
- Mắc bệnh HIV/AIDS hoặc mắc các tình trạng ốm đau thường xuyên.
Triệu chứng viêm dạ dày nhiễm khuẩn HP
Người bị viêm dạ dày HP thông thường sẽ có một số triệu chứng sau:
- Đau vùng thượng vị.
- Ợ chua, ợ hơi.
- Có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh.
Viêm loét dạ dày HP có nguy hiểm?
Thực tế, viêm loét dạ dày HP không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, vi khuẩn HP có thể lây lan và tăng số lượng cũng như độc tính, từ đó gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:
- Thủng dạ dày: Tình trạng viêm loét nặng hơn, ăn sâu vào thành dạ dày và gây thủng dạ dày.
- Xuất huyết dạ dày: Vi khuẩn HP có thể gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến xuất huyết và gây ra triệu chứng như nôn mửa có máu hoặc phân có máu.
- Ung thư: Vi khuẩn này có thể gây ra viêm mãn tính và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Cách chẩn đoán chính xác viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Để chẩn đoán chính xác vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như:
- Phân tích nội soi – sinh thiết dạ dày: Quá trình nội soi được sử dụng để phát hiện vị trí, kích thước và tình trạng viêm loét ổ viêm dạ dày khó nhìn thấy trên lớp niêm mạc. Trong quá trình này, bác sĩ lấy mẫu sinh thiết để kiểm tra có sự tương quan giữa vi khuẩn HP và tình trạng viêm dạ dày của bạn hay không.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được sử dụng để kiểm tra xem hệ miễn dịch có sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn HP hay không. Nếu có, điều này có nghĩa rằng viêm dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP.
- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân nhằm phát hiện các kháng nguyên chống lại vi khuẩn HP trong phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
- Chụp X- quang Bari: Kỹ thuật chụp X- quang sử dụng barium làm chất cản quang để tạo ra hình ảnh, giúp phát hiện các vết trợt hoặc viêm loét trên niêm mạc dạ dày nhằm xác định các dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Test hơi thở: Phương pháp xác định mức khí CO2 trong hơi thở thông qua một thiết bị đặc biệt, giúp xác định xem bệnh nhân có dấu hiệu viêm dạ dày HP dương tính hay không.
Viêm dạ dày HP không thể tự khỏi
Vi khuẩn HP có thể tạo ra chất đối kháng để tránh được hệ thống miễn dịch. Ngoài ra chúng còn tiết ra men urease làm kiềm hóa môi trường dạ dày để sống sót được. Vì thể, viêm dạ dày HP không thể tự khỏi mà bắt buộc phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tùy vào thể trạng và khả năng đáp ứng thuốc của từng người sẽ có những phác đồ khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ trong quá trình điều trị để tránh nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách tốt nhất là bệnh nhân thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến dạ dày hoặc hệ tiêu hóa, cần khám ngay và thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP. Qua đó, có thể phát hiện sớm khả năng và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời.
☛ Xem thêm: Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?
Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP
Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm dạ dày HP.
Điều trị theo Tây y
Khi đã xác định viêm dạ dày HP, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị. Một số loại thuốc phải kể đến như:
- Kháng sinh giúp ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole,… Bác sĩ sẽ kết hợp hai loại kháng sinh.
- Bismuth subsalicylate là thuốc kháng sinh được sử dụng kết hợp để diệt vi khuẩn HP.
- Thuốc chống axit dạ dày có tác dụng làm giảm dịch vị ở dạ dày, hạn chế các tác động của axit. Các loại thuốc thường được sử dụng như: Omeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ tạo ra làm màng bảo vệ ở niêm mạc làm cho vi khuẩn HP không tấn công được. Thuốc được sử dụng như: Sucralfate,…
☛ Tham khảo tại: Nhiễm vi khuẩn HP uống thuốc gì?
Áp dụng phương pháp dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm dạ dày HP, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như:
- Sử dụng nghệ và mật ong: Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin và beta-carotene, có khả năng chống oxi hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus, cũng như thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Mật ong chứa hydrogen peroxide, có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và virus gây hại như vi khuẩn Hp, đồng thời tạo một lớp bảo vệ bao phủ niêm mạc dạ dày.
- Gừng: Gừng chứa các chất như eucalyptol, a-camphen, b-phellandrene, linalol, geraniol, borneol… có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP, kích thích tuần hoàn máu và tăng hiệu suất hoạt động của dạ dày. Kết hợp gừng và mật ong là một phương pháp hỗ trợ rất tốt trong điều trị viêm dạ dày HP.
- Lá dạ cẩm: Chất như saponin, alkaloid và anthraglycosid có trong lá dạ cẩm có hiệu quả trong việc ức chế vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, lá dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả, phù hợp cho những người nhiễm vi khuẩn HP.
☛ Đọc thêm: 9 bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày
Vi khuẩn HP dễ lây lan nên phải phòng ngừa viêm dạ dày HP
Viêm dạ dày HP có khả năng tái nhiễm cao. Vì vậy người bệnh có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Luôn ăn chín, uống sôi và tránh các loại thực phẩm chưa chín như gỏi, tiết canh, rau sống để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn HP.
- Ưu tiên ăn các món hấp, luộc, thực phẩm mềm dễ tiêu.
- Hạn chế sử dụng các món chiên, rán có nhiều dầu mỡ hay các loại gia vị chua cay.
- Hạn chế bia, rượu và các loại đồ uống kích thích, cũng như tránh hít phải khói thuốc lá.
- Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Người bệnh cần sử dụng riêng cốc, chén và các đồ dùng cá nhân để tránh lây lan vi khuẩn cho người khác.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài để giảm thiểu tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa.
- Thường xuyên vận động và tập thể thao để củng cố sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh tật.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm mầm mống gây bệnh.
Ngoài ra Gastosic cũng là giải pháp dành riêng cho người Việt hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP hiệu quả được nhiều người tin dùng. Sản phẩm có chứa Nano Curumin (chiết xuất từ nghệ vàng) được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, đồng thời trung hòa acid dịch vị, bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Với các thành phần 100% thiên nhiên từ 8 loại dược liệu như: Cam thảo, Hoàng liên, Cúc La Mã, Thương truật, Gừng, Hậu phác, Trần bì và Ngô thù du mang đến 3 tác động:
- Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày giúp làm giảm nhanh cơn đau bao tử, nóng rát thượng vị, ợ chua, buồn nôn, đầy chướng bụng,…
- Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, hạn chế kích thích thần kinh lên dạ dày, từ đó hạn chế các cơn đau dạ dày, co thắt dạ dày do căng thẳng, mệt mỏi.
- Hỗ trợ giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Sản phẩm hiện đang được bán tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên cả nước.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂYđể được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY