Tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP ở nước ta với tỉ lệ lên tới trên 70%. Đây là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng thậm chí ung thư dạ dày. Việc sử dụng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn HP là biện pháp hiệu quả nhất nhưng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Để giúp các bạn hiểu hơn “Khi bị nhiễm vi khuẩn HP nên uống thuốc gì?” cũng như pháp đồ để trị vi khuẩn HP, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
Tại sao bị nhiễm vi khuẩn HP phải uống thuốc?
Không phải ai nhiễm HP đều cần phải dùng thuốc điều trị, với người nhiễm HP nhưng ở thể không hoạt động, không gây các triệu chứng khó chịu cũng như không ảnh hưởng đến dạ dày thì không cần điều trị. Ngược lại, với người nhiễm vi khuẩn HP đang là nguyên nhân gây các bệnh lý về dạ dày bắt buộc phải dùng thuốc điều trị.
Vi khuẩn HP không thể tự hết. Nếu nhiễm vi khuẩn HP gây ra các vấn đề về dạ dày mà không điều trị sẽ đem đến những hệ lụy như:
- Vi khuẩn HP có thể tiết ra enzyme giúp trung hòa được axit có trong dạ dày nên chúng có thể thích nghi cũng như sinh sản và sinh trưởng trong môi trường có axit, di chuyển và đào sâu vào lớp niêm mạc dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn
- Chúng có khả năng phát triển và kháng thuốc kháng sinh một cách nhanh chóng, điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và cần có phác đồ cụ thể
- Vi khuẩn HP có cơ chế tạo ra enzyme hay một số cơ chế gắn kết giúp chúng có thể đi sâu vào niêm mạc dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc điều trị khá khó khăn thậm chí sử dụng thuốc kháng sinh và luôn tồn tại một lượng nhỏ vi khuẩn làm bị tái nhiễm
- Vi khuẩn có thể tương tác với hệ thống miễn dịch từ đó có khả năng tránh được sự tấn công từ hệ thống miễn dịch của cơ thể, điều này khiến cho cơ thể không thể tự tiêu diệt được loại vi khuẩn này khi bị nhiễm.
Chính vì những nguyên nhân trên mà để điều trị vi khuẩn HP cần phải sử dụng thuốc. Hơn nữa việc điều trị cũng cần phải sớm và tuân thủ đúng phác đồ, bởi nếu không điều trị triệt để rất dễ bị tái nhiễm hoặc khi HP tiến triển hoạt động mạnh sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như: viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày.
☛ Tham khảo thêm: Vi khuẩn HP dạ dày là gì?
Vậy nhiễm vi khuẩn HP uống thuốc gì?
Mỗi bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị HP khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị vi khuẩn HP thường được chỉ định:
- Thuốc kháng sinh: Đây là nhóm thuốc diệt khuẩn, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP. Các loại kháng sinh thường được sử dụng là Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline, Metronidazole. Mỗi loại kháng sinh có liều dùng, chỉ định và tác dụng phụ khác nhau, nên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm thuốc giảm axit dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP. Các loại thuốc PPI thường được sử dụng là Omeprazole, EsOmeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Đây là nhóm thuốc hỗ trợ giảm đau và viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương. Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc thường được sử dụng là Bismuth Subsalicylate, Sucralfate.
☛ Tham khảo thêm tại: Vi khuẩn HP dạ dàycó nguy hiểm không? Biến chứng dễ gặp!
Phác đồ dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP
Tùy theo tình trạng bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau cho từng người, chính vì vậy các bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị nhiễm vi khuẩn HP mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc sẽ khiến dễ bị nhờn thuốc cũng như bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, lúc này việc khắc phục sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Sau đây là phác đồ điều trị vi khuẩn HP được Bộ Y tế công bố:
Phác đồ điều trị 3 thuốc chuẩn
Đây là phác đồ được sử dụng phổ biến với đối với những trường hợp ở giai đoạn đầu hoặc khi bệnh tình còn nhẹ. Phác đồ này bao gồm các loại thuốc như sau:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần/ngày
- Thuốc kháng sinh Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày
- Thuốc kháng sinh Amoxicillin 1g: 2 viên/ngày hoặc Metronidazole 500mg : 2 viên/ngày
Thời gian điều trị liên tục từ 10-14 ngày. Hiệu quả điều trị diệt trên 80% vi khuẩn HP.
Phác đồ điều trị 4 thuốc
Phác đồ điều trị 4 thuốc được sử dụng thay thế cho phác đồ 3 thuốc, khi 3 thuốc không phù hợp hoặc không mang lại hiệu quả tích cực. Phác đồ này sử dụng 4 loại thuốc như sau:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần/ngày
- Thuốc kháng sinh Tetracyclin 500mg: 4 viên/ngày
- Thuốc kháng sinh Amoxicillin 1g: 2 viên/ngày hoặc Metronidazole 500mg : 2 viên/ngày
- Thuốc bảo vệ niêm mạc Bismuth 120mg: 4 viên/ngày
Thời gian điều trị theo phác đồ này liên tục từ 10-14 ngày. Hiệu quả điều trị diệt lên tới 95% vi khuẩn HP. Tuy nhiên khi áp dụng phác đồ này các bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ đã đưa ra để mang lại hiệu quả cũng như tránh bị kháng thuốc.
Phác đồ điều trị nối tiếp
Phác đồ điều trị nối tiếp được lựa chọn như phương pháp tiếp theo khi mà cả 2 phác đồ trên đều chưa mang lại hiệu quả. Với phác đồ này điều trị như sau:
5 ngày đầu tiên:
- Dùng kháng sinh Amoxicillin 1g: 2 viên/ngày
- Thuốc ức chế bơm (PPI): 2 lần/ ngày.
5 ngày tiếp theo:
- Sử dụng Tinidazole 500mg: 2 viên/ngày
- Thuốc ức chế bơm (PPI): 2 lần/ ngày.
- Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày.
Phác đồ nối tiếp này áp dụng trong 10 ngày. Hiệu quả diệt vi khuẩn HP cao đạt khoảng 89%.
Phác đồ điều trị có Levofloxacin
Cuối cùng là phác đồ điều trị kết hợp thêm Levofloxacin. Phác đồ này được sử dụng khi các phác đồ ở trên không mang lại tác dụng và trong một số trường hợp nhất định mà được các bác sĩ chỉ định. Phác đồ này dựa trên phác đồ 3 thuốc và có sử dụng kết hợp thêm Levofloxacin. Cụ thể:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần/ngày
- Thuốc kháng sinh Amoxicillin 1g: 2 viên/ngày
- Thuốc Levofloxacin 500mg: 2 viên/ngày
Phác đồ này sẽ áp dụng trong vòng 10 ngày liên tục. Hiệu quả mà phác đồ này mang lại cao hơn so với phác đồ 4 thuốc chuẩn. Tuy nhiên, trường hợp vi khuẩn HP kháng Levofloxacin sẽ khiến phác đồ này không còn hiệu quả.
☛ Tham khảo: Vi khuẩn HP dạ dàycó nguy hiểm không? Biến chứng dễ gặp!
Câu hỏi thường gặp về thuốc điều trị vi khuẩn HP
Uống thuốc điều trị HP trong bao lâu?
Để điều trị vi khuẩn hiệu quả các bạn cẩn sử dụng liên tục trong 10 đến 14 ngày tùy theo phác đồ. Trong một số trường hợp có các ổ vết loét các bạn cần tiếp tục sử dụng thuốc trong khoảng 4 tuần đến 8 tuần. Các bạn cần tuyệt đối tuân thủ đúng thời gian để giúp đạt hiệu quả điều trị cao nhất cũng như tránh tình trạng bị nhờn thuốc hay bệnh tình có thể bị tái phái trở lại.
Uống thuốc điều trị HP có tác dụng phụ không?
Sử dụng thuốc điều trị HP CÓ tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ phổ biến đó là:
- Tác dụng phụ phổ nhất là mệt mỏi
- Xuất hiện tình trạng tiêu chảy
- Có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Cảm thấy buồn nôn, nôn.
- Sốt
- Khó thở, tức ngực, đôi khi là rối loạn nhịp tim.
- Da bị khô, bong tróc vảy.
- Một số thuốc còn gây thiếu hụt lượng magie trong máu từ đó làm mất cân bằng hệ tiêu hóa.
- Có thể bị co giật, co thắt cơ.
- Khô miệng.
- Chán ăn, cảm giác ăn không ngon và dẫn tới sút cân.
- Yếu cơ, đau khớp.
- Tăng men gan.
Giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị HP bằng cách nào?
Để giảm các tác dụng phụ do sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn HP các bạn có thể thực hiện bằng các tham khảo những lời khuyên như sau:
- Cần thông báo rõ với bác sĩ các vấn đề sức khỏe, tiểu sử bệnh án hay các loại thuốc mình đang sử dụng.
- Khi điều trị cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra về loại thuốc, số ngày điều trị, liều lượng thuốc, đặc biệt cần theo dõi bởi bất kỳ dấu hiệu khác thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trong thời gian điều trị các bạn cần tuyệt đối tránh các loại chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê,…
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ việc ăn chín uống sôi.
- Có chế độ thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến dạ dày như thức ăn chua, chát, cay, nóng, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ,..
- Cố gắng giữ tinh thần luôn luôn thoải mái, tránh bị căng thẳng kéo dài.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhàm tăng cường hệ miễn dich.
☛ Tham khảo thêm: Bị nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì kiêng ăn gì?
Gastosic giải pháp dành riêng cho người Việt hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP
Sản phẩm Gastosic với các thành phần như Nano Curcuminm, Hoàng liên, Cam thảo giúp hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và các loại nấm gây hại cho đường tiêu hóa, giúp tăng tốc độ làm lành tổn thương niêm mạc dà dày. Hơn nữa, Gastosic là thành quả của quá trình nghiên cứu hơn 5 năm với hơn 100 công thức dạ dày để tìm ra công thức tối ưu nhất phù hợp với cơ địa, thói quen, tập quán của người Việt.
Đặc biêt, Gastosic là sản phẩm được chuyển giao công nghệ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với cơ chế tác dụng đa chiều, cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày”, đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền cho người bệnh.
Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được bày bán rộng rãi tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂYđể được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là một số loại thuốc cũng như pháp đồ điều trị vi khuẩn HP phổ biến cùng một vài câu hỏi thường gặp trong suốt quá trình điều trị. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.6626 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!