Hầu hết mọi người đều biết đến mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày và hệ tiêu hóa nhưng ngược lại, mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày và hệ hô hấp lại được rất ít người biết đến. Trào ngược dạ dày lên mũi là một dấu hiệu cho thấy bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Bạn có muốn biết về những ảnh hưởng đó không?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý quen thuộc về đường tiêu hóa. Do sự tăng tiết acid trong dạ dày và những rối loạn hoạt động của cơ thắt thực quản dưới khiến các acid dịch vị trong dạ dày có thể trào ngược trở lại thực quản và cổ họng. Bạn sẽ cảm thấy nóng rát khó chịu dọc từ dưới dạ dày lên đến cổ họng, kèm theo đó là cảm giác thức ăn đang di chuyển ngược trở lại, cổ họng có vị chua đôi khi có vị đắng.
1.1. 3 dạng trào ngược dạ dày phổ biến
Tùy thuộc vào vị trí ảnh hưởng, trào ngược dạ dày được phân chia thành những dạng sau:
- GERD – Gastroesophageal Reflux Disease: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đây là tình trạng phổ biến nhất với những tổn thương trên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát vùng sau xương ức của bệnh nhân
- LPR – Laryngopharyngeal Reflux: Tình trạng trào ngược dạ dày có gây ảnh hưởng và tổn thương đến họng và thanh quản người bệnh.
- SERD – Supra Esophageal Reflux Disease: Trào ngược ở mức độ mạnh, các chất lỏng có thể trào ngược dạ dày lên mũi, SERD bao gồm tất cả các triệu chứng của LPR và có thêm chứng viêm mũi, viêm xoang, hen.
1.2. Triệu chứng trào ngược dạ dày
Bạn có thể dễ dàng nhận ra mình bị trào ngược dạ dày nhờ những triệu chứng vô cùng điển hình dưới đây:
- Ợ nóng, ợ chua: Đây là những triệu chứng rất điển hình của chứng trào ngược dạ dày. Ợ nóng là biểu hiện “sự tàn phá” của acid dịch vị khi chúng di chuyển dọc đường tiêu hóa, ợ chua là vị đặc trưng của acid dịch vị.
- Buồn nôn, nôn: Những rối loạn trên hệ tiêu hóa của bạn sẽ kích thích trung tâm nôn gây cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn mửa nếu kích thích này quá mạnh
- Đau tức ngực, khó thở do thức ăn cùng dịch dạ dày chèn ép vào thực quản gây đau tức ngực
- Đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu: Do nhiều nguyên nhân cùng tác động khiến việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bị ảnh hưởng
- Khó nuốt, cảm giác nghẹn ở cổ họng do niêm mạc thực quản bị tổn thương, phù nề, sưng đau
- Tăng tiết nước bọt, có hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ. Tiết nước bọt là phản xạ tự nhiên của cơ thể để giúp trung hòa bớt lượng acid dư thừa, giúp bảo vệ niêm mạc thực quản
- Miệng có vị chua do acid dịch vị và đắng do có kèm theo trào ngược dịch mật
- Xuất hiện một số vấn đề về đường hô hấp như: đau họng, viêm họng, ho dai dẳng, khàn tiếng, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, hen… Nguyên nhân chủ yếu là do acid dịch vị trào ngược lên thanh quản. Trào ngược dạ dày lên mũi gây tổn thương tai mũi họng, trong một số trường hợp còn có thể gây viêm tai, viêm tuyến giáp, mòn răng.
Khi trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến hệ hô hấp, triệu chứng điển hình không phải ợ nóng, ợ chua mà chính là những triệu chứng trên thanh quản và tai mũi họng. Nội soi thực quản có thể cho kết quả bình thường nhưng khi bạn kiểm tra thanh quản sẽ thấy những dấu hiệu tổn thương. Bạn bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác vì thế trào ngược dạ dày LPR, SERD thường khó phát hiện hơn những bệnh trào ngược dạ dày thông thường.
2. Vì sao trào ngược dạ dày lên mũi ?
Trào ngược dạ dày lên mũi thường xuất hiện khi bệnh trào ngược của bạn đã bước vào giai đoạn nặng, thường từ giai đoạn B trở lên. Không chỉ ảnh hưởng đến thực quản, trào ngược còn làm tổn thương thanh quản và khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương do acid dịch vị.
3. Những ảnh hưởng đến sức khỏe
Trào ngược dạ dày lên mũi gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cụ thể như:
3.1. Trào ngược dạ dày lên mũi gây viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót phía trong các xoang cạnh mũi, gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc các xoang, gây tắc nghẽn xoang. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm xoang là do nhiễm trùng, dị ứng, do tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá mạnh…và có thể là do trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày và viêm xoang có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng rất ít người biết đến.
- Acid dạ dày trào ngược lên khu vực mũi họng, dưới tác động của acid hệ thống lông nhầy trong mũi bị rối loạn gây viêm nhiễm trong niêm mạc mũi, gây phù nề, làm tắc các lỗ thông mũi xoang dẫn đến viêm xoang.
- Niêm mạc mũi phù nề gây ứ đọng dịch trong khoang mũi, làm giảm oxy trong khoang mũi, giảm áp suất khoang mũi khiến niêm mạc dày lên, tăng xuất tiết dẫn đến viêm xoang.
- Vi khuẩn Hp có trong dạ dày, khi trào ngược dạ dày lên mũi, Hp sẽ theo acid dịch vị đi lên và gây nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm xoang
- Trào ngược dạ dày lên mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, niêm mạc xoang mũi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm xoang.
Viêm xoang do trào ngược dạ dày và viêm xoang thông thường có thể phân biệt bằng các triệu chứng sau:
- Đau nhức vùng trán hai bên hốc mắt, nghẹt mũi…các cơn đau tăng lên về đêm, khi ăn những thức ăn cay nóng kích thích tăng tiết acid
- Có xuất hiện thêm một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày
3.2. Trào ngược gây ho
Hai cơ chế gây ho của trào ngược dạ dày
- Thứ nhất, cơ chế thần kinh cơ. Khi acid dịch vị trào ngược lên thanh quản, cơ chế phản xạ ở đường hô hấp dưới được kích thích gây ho. Có thể nói, ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để ngăn không cho acid dạ dày đi vào trong phổi
- Thứ hai, cơ chế loại bỏ chất kích thích trên đường hô hấp. Khi acid dịch vị tấn công thanh quản, ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các yếu tố gây hại đường hô hấp ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể phân biệt được ho thường và ho do trào ngược dạ dày nhờ đặc điểm của cơn ho
- Ho lâu ngày, thường ho trên bốn tuần
- Vùng cổ họng viêm sưng đỏ và xung huyết
- Cơn ho kéo dài và có tần suất ngày một nhiều hơn
- Ho sau khi ăn xong hoặc ho về đêm
- Ho khi bạn đang nằm
- Cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực và phía sau xương ức
- Khàn giọng, khàn tiếng vào buổi sáng
- Khó nuốt, hay bị nghẹn khi nuốt
- Hôi miệng
- Ngủ chảy nước dãi
3.3. Gây viêm họng và phù nề họng
Viêm họng, phù nề họng là một bệnh lý về viêm đường hô hấp gây viêm nhiễm phù nề niêm mạc vùng hầu họng. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng là do nhiễm trùng, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với hóa chất…và cũng có thể viêm do sự tấn công của acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lên cổ họng. Để có thể xác định được viêm phù nề họng do trào ngược dạ dày hay không chủ yếu dựa trên các triệu chứng:
- Có cảm giác nghẹt thở và thắt chặt trong cổ họng
- Ho mãn tính, dai dẳng, lâu ngày, mức độ ngày càng tăng
- Hắng giọng liên tục
- Thức ăn nghẹn lại trọng cổ họng
- Giọng khàn
- Có cảm giác nóng rát trong thực quản và khoang miệng
- Miệng có mùi hôi, miệng có vị chua acid.
☛ Tham khảo thêm tại: Vì sao trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng?
3.4. Gây viêm thanh quản
Thanh quản nằm giữa ngã ba miệng và khí quản, khi acid dịch vị trong dạ dày trào ngược trở lại, thay vì trào ngược lên thực quản, chúng có thể trào ngược dạ dày lên mũi, qua thanh quản và gây tổn thương, gây viêm thanh quản. Viêm thanh quản do trào ngược dạ dày có những triệu chứng sau:
- Khàn tiếng, mất giọng
- Cảm giác cổ họng bị vướng, nóng rát
- Cổ họng bị kích ứng quá mức, ho dai dẳng, thường xuyên hắng giọng
- Có nhiều chất nhầy trong cổ họng
- Cổ họng có vị chua hoặc đắng
3.5. Và một số biến chứng về tai mũi họng
Ngoài ra, trào ngược dạ dày lên mũi còn có thể gây ra một số căn bệnh khác trên đường hô hấp như: hen suyễn, giãn phế quản, viêm phế quản, viêm amidan, polyp thanh quản, Carcinoma thanh quản hoặc vùng hầu, túi thừa Zenker, mềm sụn khí quản, mài mòn răng và hình thành mảng bám, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng…
4. Giải pháp khắc phục
Trào ngược dạ dày lên mũi thường xuất hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng và bắt đầu xuất hiện những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và hệ hô hấp. Vì vậy, hãy loại bỏ những triệu chứng khó chịu, bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách:
- Đi khám chuyên khoa để được tư vấn, tìm nguyên nhân gây bệnh, xác định mức độ bệnh hiện tại và có phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh hiện tại của mình.
- Tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc cũng như những thay đổi trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Gastosic là thành tựu của công trình nghiên cứu kéo dài suốt 5 năm, qua thử nghiệm hơn 100 công thức dạ dày đã tìm ra một công thức tối ưu nhất nhằm giải quyết tận gốc rễ căn nguyên gây trào ngược dạ dày, phù hợp với môi trường sống, thói quen tập quán và cơ địa của riêng người Việt Nam. Sản phẩm là sự kết hợp của 9 thảo dược quý đem đến tác dụng theo 3 hướng:
- Hướng 1 (Cúc La Mã, Thương truật): Làm dịu kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, từ đó giảm cơn trào ngược về ban đêm, trào ngược do căng thẳng, stress kéo dài,…
- Hướng 2 (Hoàng liên, Cam thảo, Curcumin): Hỗ trợ ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm viêm, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, nhờ vậy làm giảm hiện tượng trào ngược do bệnh lý dạ dày, chức năng tiêu hóa kém,…
- Hướng 3 (Ngô thù du, Trần bì, Hậu phác, Gừng): Hỗ trợ trung hòa axit, giảm tiết axit dịch vị, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, đau tức ngực, nuốt vướng, đầy bụng, khó tiêu,…
Vừa hiệu quả, vừa an toàn sức khỏe, Gastosic chính là sự lựa chọn mà người bệnh trào ngược dạ dày không nên bỏ qua!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trào ngược dạ dày lên mũi không chỉ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là một dấu hiệu cảnh báo, nhắc nhở bạn chú ý nhiều hơn về sức khỏe của mình. Hãy đi khám và điều trị trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.