Trào ngược dạ dày thực quản điển hình với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… Tuy nhiên, một số trường hợp có biểu hiện đau đầu chóng mặt đi kèm với cơn trào ngược. Vậy, liệu trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Nếu có thì cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Gastosic tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất trong dạ dày chảy ngược lên thực quản dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn,…
Ngoài những biểu hiện đặc trưng kể trên, người bệnh trào ngược dạ dày có thể bị đau đầu, chóng mặt, khó thở,… Trong đó, triệu chứng đau đầu ở người GERD thường không rõ rệt và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cơn đau đầu có thể diễn ra âm ỉ hay nhói lên ở một hoặc cả hai bên đầu.
Một nghiên cứu năm 2008 đã chứng minh, nhức đầu có tỷ lệ phổ biến cao hơn ở những người có nhiều biểu hiện trào ngược dạ dày so với những người không có triệu chứng. Một nghiên cứu khác cũng ghi nhận, cơn đau đầu của một số bệnh nhân tăng lên khi chứng ợ nóng gia tăng. Do vậy, có ý kiến cho rằng, đau đầu có thể là một biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
Vì sao trào ngược dạ dày có thể dẫn tới đau đầu?
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được chính xác nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau đầu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm chứng minh mối liên quan giữa trào ngược dạ dày và chứng đau đầu.
Các nhà khoa học cho biết, sự “giao tiếp” giữa não bộ và hệ tiêu hóa của con người thông qua trục ruột – não. Trục ruột – não là mối liên kết giữa ruột và hệ thống thần kinh thực vật (ANS). ANS kiểm soát chức năng tự động của cơ thể, trong đó có sự điều tiết tiêu hóa nhờ khả năng làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày và tăng nhu động ruột. Nhờ vào sự liên kết này, bất cứ khi nào xảy ra xáo trộn chức năng não bộ hoặc ruột, hoạt động của hai vùng này đều có thể bị ảnh hưởng. Do đó, trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân dẫn đến đau đầu và ngược lại, đau đầu cũng góp phần gây rối loạn hoạt động của dạ dày – ruột.
Ngoài ra, các triệu chứng của trào ngược dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng hơn về ban đêm vì khi nằm, dạ dày ở tư thế nằm ngang làm tăng tần suất xuất hiện các cơn trào ngược. Điều này có thể khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, thậm chí là mất ngủ. Theo số liệu thống kê từ IFFGD (Tổ chức Quốc tế về Rối loạn tiêu hóa), có đến 75% người bị chứng ợ nóng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ do trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên kéo theo một loạt các triệu chứng khó chịu như đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, căng thẳng tâm lý,…
Giải pháp khắc phục trào ngược dạ dày gây đau đầu
Để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây đau đầu hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp sau:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng và dự phòng tái phát trào ngược dạ dày, từ đó làm giảm hiện tượng đau đầu chóng mặt do trào ngược. Để làm được điều này, người bệnh cần:
- Duy trì thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tật mà còn giúp duy trì vóc dáng, làm giảm áp lực cho dạ dày.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
- Duy trì cân nặng ở mức cho phép, tránh để thừa cân làm tăng áp lực cho dạ dày.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng về bên trái, sử dụng gối cao để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày về ban đêm.
- Không thức quá khuya, ăn đêm,…
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ nóng,… đồng thời giúp làm giảm tần suất xuất hiện các cơn trào ngược. Do vậy, người bệnh nên:
- Tập thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ giấc, ăn vừa đủ, không để bụng quá no hay quá đói.
- Ăn chậm, nhai kĩ, không nên ăn bất cứ thứ gì trong khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Bổ sung vào thực đơn các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ, chất đạm,… dễ tiêu hóa.
- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tránh xa các đồ uống có cồn như rượu, bia,… và thức uống có gas.
- Hạn chế ăn các đồ ăn có tính cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… vì có thể gây đầy bụng khó tiêu.
- Hạn chế thực phẩm có tính acid có thể gây kích ứng dạ dày như cam, chanh, cà chua,…
- Bổ sung thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày như sữa, yến mạch, bánh mì, các loại đậu,…
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày đối với người lớn, nên uống nước ấm thay vì nước lạnh.
- Sau khi ăn không nên đi nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hạn chế gây trào ngược.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Nghỉ ngơi hợp lý
Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, từ đó cơn đau đầu sẽ sớm thuyên giảm. Mặt khác, căng thẳng cũng kích thích làm tăng co bóp dạ dày. Do vậy, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái lạc quan là biện pháp hiệu quả giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Trong trường hợp cơn đau đầu không thuyên giảm mặc dù đã sử dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể cần đến sự hỗ trợ từ các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Một số thuốc giảm đau thông dụng nhất hiện nay là:
- Paracetamol: Hay còn gọi là Acetaminophen được sử dụng với mục đích làm dịu cơn đau đầu từ nhẹ đến trung bình. Paracetamol được xem là thuốc giảm đau an toàn và là lựa chọn đầu tay khi điều trị đau nói chung (theo WHO).
- Thuốc giảm đau nhóm NSAID: Một số thuốc thuộc nhóm này là Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,… có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau đầu tuy nhiên thuốc chống chỉ định với người mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân cứ xuất hiện triệu chứng đau đầu là đi mua thuốc giảm đau, kể cả khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, đối với trường hợp đau đầu do trào ngược dạ dày, việc dùng thuốc giảm đau chỉ làm giảm triệu chứng tức thời, cơn đau vẫn có thể tái phát khi ngừng sử dụng thuốc. Mặt khác, việc lạm dụng thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí làm bệnh trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: Các tư thế yoga giúp giảm trào ngược
Giải quyết dứt điểm tình trạng trào ngược với Gastosic!
Đối với các trường hợp đau đầu do trào ngược dạ dày thực quản, muốn cải thiện tình trạng đau đầu thì việc đầu tiên cần làm là giải quyết dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản.
Trên thị trường hiện nay, viên uống Gastosic là sản phẩm duy nhất được nghiên cứu với mục đích “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt Nam”. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang được nhiều chuyên gia tích cực khuyên dùng!
Gastosic là sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, gồm có Nano Curcumin (tinh chất Nghệ vàng), Ngô thù du, Cam thảo, Hoàng liên, Cúc La Mã, Thương truật, Gừng, Trần bì và Hậu phác. Sự kết hợp này mang đến 3 tác động:
- Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn gây bệnh, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương do trào ngược gây ra tại vùng niêm mạc thực quản, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa ngăn ngừa các cơn trào ngược xuất hiện.
- Hỗ trợ làm dịu các kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, làm giảm hiện tượng trào ngược về đêm, nhờ vậy giúp cải thiện tình trạng đau đầu.
- Hỗ trợ làm giảm lượng acid trong dạ dày, trung hòa acid dư thừa, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,…
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc có lời giải đáp cho câu hỏi “trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?” và những biện pháp hiệu quả giúp bạn sớm khắc phục tình trạng này. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe bản thân và cả gia đình.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/acid-reflux-headache-5191971
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5007907/
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/acid-reflux-headache