Trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… không những ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có nguy cơ phát sinh những biến chứng nguy hiểm. Vậy, bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không? Chữa thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không?
Trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới suy yếu khiến cho dịch dạ dày và thức ăn chảy ngược lên thực quản. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nuốt nghẹn,… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên có thể gây tổn thương thực quản, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, barrett thực quản, hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản đe dọa tính mạng người bệnh.
Vậy, trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không?
☛ Tham khảo đầy đủ: Hội chứng trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi?
Trên thực tế, tình trạng trào ngược dạ dày khá lâu khỏi và dễ tái phát. Thời gian điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương và yếu tố cơ địa của bệnh nhân. Dựa vào mức độ tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra, bệnh được chia thành các cấp độ như sau:
1. Cấp 0
Trào ngược dạ dày cấp 0 được xem là giai đoạn nhẹ. Triệu chứng ợ chua, ợ nóng (đặc trưng của trào ngược dạ dày) xuất hiện không thường xuyên, dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường sau khi ăn. Ở cấp độ này, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tình trạng trào ngược sẽ không xuất hiện nữa.
2. Cấp A – Nhẹ
Ở giai đoạn này, các triệu chứng ợ nóng, ợ chua xuất hiện thường xuyên hơn, kèm theo đó là cảm giác nóng ran, cồn cào ở vùng thượng vị. Bên cạnh đó, axit dạ dày tiếp xúc làm cho lớp niêm mạc thực quản bị loét nhẹ, gây ra cảm giác vướng nghẹn cổ họng.
Ngoài việc thực hiện biện pháp điều chỉnh lối sống nhằm hạn chế cơn trào ngược xuất hiện, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số thuốc trung hòa axit dạ dày để hạn chế axit ăn mòn thực quản. Nếu người bệnh đáp ứng tốt, bệnh trào ngược dạ dày có thể được chữa khỏi trong vòng từ 2-4 tuần.
3. Cấp B – Vừa
Ở cấp độ này, hiện tượng trào ngược diễn ra thường xuyên hơn làm cho các vết loét thực quản ngày càng nghiêm trọng, khiến cảm giác đau khi nuốt tăng lên rõ rệt. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng khác như viêm họng, khàn giọng, ho khan,… có thể làm người bệnh nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng, dẫn đến điều trị sai hướng khiến bệnh trở nặng.
Đối với trào ngược dạ dày cấp độ vừa, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc có tác dụng mạnh và tương đối an toàn trong điều trị lâu dài như nhóm thuốc ức chế dạ dày tiết axit (thuốc chẹn thụ thể histamin H2, thuốc ức chế bơm proton). Thời gian sử dụng thuốc thông thường là 4-8 tuần nếu bệnh nhân đáp ứng tốt.
4. Cấp C – Nặng
Lúc này, triệu chứng nuốt nghẹn rõ ràng hơn do niêm mạc thực quản bị phù nề, các mô sẹo xuất hiện làm hẹp thực quản, gây đau rát ngay cả khi nuốt thức ăn mềm. Những cơn đau âm ỉ vùng thượng vị có thể tiếp diễn kể cả khi đói và khi no. Trong trường hợp vết loét bị xuất huyết, người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc đại tiện ra phân có lẫn máu đen.
Cấp độ này rất dễ phát sinh biến chứng. Do vậy, người bệnh cần đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh để xác định chính xác mức độ tổn thương và có hướng điều trị đúng đắn.
Đối với hầu hết người bệnh ở giai đoạn này cần từ 8-12 tuần điều trị liên tục để ổn định tình trạng trào ngược và phục hồi tổn thương thực quản. Người bệnh cần kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ hướng dẫn để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
5. Cấp D – Xuất hiện các biến chứng
Đây là cấp độ trào ngược dạ dày nguy hiểm nhất. Ở cấp độ này, một số biến chứng có thể xuất hiện như chít hẹp thực quản, xuất huyết thực quản, barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Lúc này rất khó để xác định thời gian bệnh chữa khỏi. Người bệnh cần bình tĩnh và tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.
Chữa trào ngược dạ dày như thế nào?
Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày hiện nay là kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương thực quản và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số phương pháp hiện đang được áp dụng là:
Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc là phương pháp được lựa chọn đầu tay trong điều trị trào ngược dạ dày. Một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định là:
Thuốc chẹn H2
Thuốc kháng thụ thể histamin H2 có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày, qua đó giảm tình trạng trào ngược axit lên thực quản. Các thuốc nhóm này bao gồm Cimetidine, Famotidine, Nizatidine,… Khi dùng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đôi khi có thể bị mê sảng, lú lẫn, ảo giác và nói lắp,…
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp hạn chế dạ dày tiết axit, làm giảm triệu chứng trào ngược nhanh và mạnh hơn so với nhóm chẹn thụ thể H2. Các thuốc PPI phổ biến là Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Omeprazole, Pantoprazole,…
Nhóm thuốc này thường an toàn và hiệu quả đối với đa số bệnh nhân. Tuy nhiên,việc sử dụng PPI trong một thời gian dài có thể tiềm ẩn một số nguy cơ như thiếu vitamin B12, tăng nguy cơ viêm phổi, gãy xương, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn,…
Thuốc trung hòa axit
Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày bằng cách trung hòa axit. Nhờ tác dụng nhanh chóng nên thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng, đầy chướng bụng,…
Một số thuốc trung hòa axit thường dùng là Nhôm hydroxit, Magie cacbonat,… Thuốc nhóm này không được khuyến khích dùng trong thời gian dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón,… Người bệnh cần lưu ý khi dùng chung với các thuốc khác vì có thể gây ra tương tác thuốc bất lợi.
Thuốc điều hòa nhu động
Thuốc giúp đẩy nhanh tốc độ làm rỗng dạ dày, cải thiện trương lực cơ của đường tiêu hóa, ức chế trào ngược qua đó giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc thường được dùng kết hợp với thuốc kháng axit để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với người xuất huyết tiêu hóa, do vậy chỉ dùng khi có sự theo dõi của bác sĩ kê đơn. Các thuốc điều hòa nhu động thường dùng là: Metoclopramide, Cisapride, Domperidone,…
☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc trị trào ngược dạ dày
Thay đổi thói quen lối sống
Có thể nói, bệnh trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng rất nhiều bởi lối sống. Việc ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học, thiếu vận động và thường xuyên bị căng thẳng có thể làm cho cơ thắt thực quản dưới suy giảm chức năng, gây hiện tượng trào ngược.
Để điều trị trào ngược dạ dày đạt hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát thì phần lớn phụ thuộc vào việc điều chỉnh lối sống của người bệnh. Người bệnh có thể hạn chế việc xuất hiện cơn trào ngược bằng cách:
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn quá no hay để bụng quá đói.
- Hạn chế các đồ ăn có thể kích thích cơ vòng thực quản như thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, trà đặc, cà phê,…
- Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp làm giảm kích thích lên tế bào niêm mạc dạ dày – thực quản, hạn chế tình trạng trào ngược axit.
- Không nằm ngay sau khi ăn xong, nên ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
- Kê gối cao lên khoảng 15cm sẽ giúp kiểm soát hiện tượng trào ngược khi ngủ.
- Tập thể dục điều độ, giảm cân nếu bị béo phì.
- Tránh căng thẳng, thư giãn tâm lý bằng cách thực hiện một số bài tập như ngồi thiền, nghe nhạc, tập yoga, hít thở sâu để giúp bạn thư giãn, thả lỏng tâm trí, cải thiện chứng bệnh.
☛ Chi tiết đọc tại: Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì ?
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật không phải là phương pháp được ưu tiên trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Đa phần các bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân thực hiện điều trị nội khoa trước khi phẫu thuật. Trên lâm sàng, phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản được chỉ định trong một số trường hợp như sau:
- Trào ngược dạ dày có xuất hiện các biến chứng.
- Thất bại trong điều trị nội khoa và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
- Trào ngược do tổn thương cơ vòng dưới của thực quản.
- Điều trị bệnh lý đi kèm.
Gastosic – Giải pháp chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày!
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ được chỉ định từ bác sĩ, ngày nay xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên nhằm kiểm soát triệu chứng và dự phòng tái phát trào ngược dạ dày được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Trong đó, viên uống Gastosic – giải pháp chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày đang được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng!
Gastosic là thành tựu của công trình nghiên cứu khoa học kéo dài hơn 5 năm với gần 100 công thức dạ dày, nhằm tìm ra một công thức tối ưu nhất giúp “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày của riêng người Việt”. Mỗi viên uống là sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, mang đến tác động 3 vòng:
- Cúc La Mã, Thương truật: An dịu thần kinh, giảm kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, từ đó giảm tần suất xuất hiện các cơn trào ngược.
- Nano Curcumin, Hoàng liên, Cam thảo: Hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn Hp, hỗ trợ làm lành vết loét, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
- Trần bì, Ngô thù du, Gừng, Hậu phác: Tăng tốc độ tiêu hóa, hỗ trợ giảm tiết axit dịch vị, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn,…
Nhờ cơ chế tác động đa chiều, tác động lên cơ thể từ nhiều phía, Gastosic đem đến hiệu quả lâu dài và bền vững hơn cho người dùng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Một lần nữa, Gastosic xin khẳng định, trào ngược dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp kết hợp với điều chỉnh thói quen lối sống khoa học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan, hãy gọi ngay đến hotline 1800.6626 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- https://patient.info/doctor/gastro-oesophageal-reflux-disease
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/acid-reflux-ger-gerd-adults/treatment
- https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/1999/0301/p1161.html
- https://suckhoedoisong.vn/benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-chua-khoi-duoc-khong-169220907114133729.htm
- https://benhvien115.com.vn/tin-tuc-va-hoat-dong/ts-bs-le-thi-tuyet-phuongvi-sao-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-lau-khoinhanh-tai-phat-/20200602025621769
hà đã bình luận
Mẹ mình cũng bị trào ngược dạ dày suốt mà mãi mới khỏi. Cái này cứ đúng thầy đúng thuốc với cả kiêng khem là ok. Khỏi rồi vẫn cần kiêng khem nữa ấy.