Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày, thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh chính là Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi? Để biết được câu trả lời, bạn hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Bệnh trào ngược dạ dày
Trước khi tìm hiểu về vấn đề trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi ? trào ngược dạ dày kéo dài bao lâu ? bạn phải nắm được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị chứng trào ngược.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày thường xuyên trào ngược vào thực quản – ống nối từ miệng và dạ dày của bạn. Sự tiếp xúc thường xuyên giữa dịch dạ dày và thực quản có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng trẻ hóa khi mà độ tuổi mắc bệnh ngày càng phổ biến trước 30 tuổi.
Các dấu hiệu phổ biến của trào ngược dạ dày bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), thường là sau khi ăn, có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.
- Đau tức ngực, khó nuốt, vướng cổ, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn…
Nếu bạn bị trào ngược axit vào ban đêm, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Ho mãn tính
- Viêm thanh quản
- Hen suyễn
- Giấc ngủ bị gián đoạn…
Các chuyên gia cho biết, trào ngược thực quản xảy ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động bất thường hoặc bị yếu.
Trào ngược sẽ trầm trọng hơn khi:
- Hút thuốc
- Ăn quá nhiều hoặc ăn khuya
- Ăn một số thực phẩm nhất định như thực phẩm béo hoặc chiên (☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Người bị trào ngược dạ dày cần kiêng gì? Giải đáp chi tiết!)
- Uống rượu hoặc cà phê
- Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài…
Vậy trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Cùng đọc tiếp mục bên dưới nhé.
2. Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi?
Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào cấp độ bệnh và tình trạng cụ thể của từng người, quá trình điều trị trào ngược dạ dày sẽ có thời gian khác nhau.
Khi ở cấp độ 0 người bệnh có thể tự chữa khỏi trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn. Thời gian tự khỏi có thể từ 1 đến 3 tháng phụ thuộc vào sự quyết tâm và thực hiện đúng cách của người bệnh.
Khi bệnh đã sang trào ngược dạ dày cấp độ A trở đi thì rất khó có thể tự khỏi được, người bệnh cần đến khám tại các bệnh viện để biết mức độ bệnh của mình từ đó biết được phương pháp điều trị thích hợp.
Một số đặc điểm của các cấp độ trào ngược dạ dày như sau:
- Cấp độ 0: Ở giai đoạn này, bệnh chưa có dấu hiệu nào đáng kể. Các triệu chứng thông thường là ợ nóng và vướng họng xuất hiện không thường xuyên.
- Cấp độ A: Bệnh mới khởi phát nhưng mức độ tổn thương còn nhẹ. Các triệu chứng điển hình trong giai đoạn này là ợ chua và nóng rát họng, có thể xuất hiện vết loét nhỏ.
- Cấp độ B: Các vết loét rộng hơn 5mm. Người bệnh thấy các triệu chứng như đau rát khi nuốt, đau âm ỉ trong bụng.
- Cấp độ C: Bệnh gây ra Barrett thực quản với những triệu chứng: ợ nóng, đau tức ngực, phân lẫn máu, nôn ra máu tươi,…
- Cấp độ D: Tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn. Các vết loét sâu tạo thành sẹo thực quản và tiến triển thành ung thư thực quản.
3. Điều trị trào ngược dạ dày trong bao lâu?
Điều trị trào ngược dạ dày trong bao lâu? Đây là cũng câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thời gian bao lâu thì tùy vào các cấp độ bệnh cũng như phương pháp điều trị.
Tùy vào mức độ trào ngược
Trào ngược cấp độ 0 bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục là có thể thấy các triệu chứng trào ngược biến mất hoàn toàn sau 1- 3 tháng.
Ở cấp độ cao hơn bạn cần kết hợp thay đổi lối sống với dùng thuốc sẽ mang lại kết quả tốt. Các trường hợp trào ngược nhẹ (cấp độ A ) có thể lành trong vòng chưa đầy một tháng. Các cấp độ cao hơn nữa có thể cần điều trị từ 6 đến 12 tuần.
Tùy vào phương pháp điều trị
Về trào ngược dạ dày điều trị bao lâu thì khỏi cũng đã có nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy về thời gian đáp ứng khi áp dụng với từng biện pháp riêng lẻ cụ thể:
- Giảm cân: Nếu bạn đang thừa cân béo phì thì giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Theo nghiên cứu năm 2013 mất 6 tháng để cải thiện tình trạng trào ngược khi thực hiện giảm cân.
- Thay đổi chế độ ăn uống là chỉ định điều trị đầu tiên mà bác sỹ yêu cầu trong việc cải thiện các triệu chứng trào ngược. Nghiên cứu cho thấy sự cải thiện đáng kể 3 tháng sau khi can thiệp chế độ ăn uống.
- Kê cao gối khi ngủ giúp giảm bớt các triệu chứng vào ban đêm. Theo thống kê năm 2016, giảm rõ rệt triệu chứng sau 6 tuần sau khi can thiệp nâng cao đầu giường.
- Bỏ hút thuốc: Một số triệu chứng biến mất sớm nhất là 2 tuần khi bỏ hút thuốc hoàn toàn. Tuy nhiên theo thống kê hầu hết đều thấy cải thiện đáng kể sau 12 tuần.
- Thuốc kháng thụ thể H2: Các thuốc này có thời gian tác dụng là 4–10 giờ. Chúng rất hữu ích cho việc điều trị theo yêu cầu các triệu chứng không thường xuyên. Thuốc kháng thụ thể H2 có sẵn ở dạng không kê đơn và dạng kê đơn cho trào ngược dạ dày từ nhẹ đến nặng.
- Thuốc kháng axit: dùng cho chứng trào ngược axit nhẹ. Thuốc có tác dụng ngay lập tức nhưng có xu hướng tạm thời và ngắn hạn.
- Thuốc ứ chế bơm proton PPI: Đây là thuốc kê toa điều trị lâu dài. Theo nghiên cứu lâm sàng, thời gian điều trị đạt hiệu quả với thuốc này là 4- 8 tuần.
- Dùng sản phẩm chuyên biệt về trào ngược như Gastosic: Uống với liệu trình 3 tháng để đảm bảo dạ dày – hệ tiêu hóa được phục hồi, ngăn bệnh tái phát. Người bệnh nặng hơn có thể cần kéo dài liệu trình từ 4 – 6 tháng.
Tuy nhiên trong điều trị trào ngược dạ dày thì thường chỉ định kết hợp nhiều yếu tố trên nên thời gian khỏi sẽ nhanh hơn so với áp dụng riêng lẻ.
Cũng có trường hợp không khỏi dứt điểm hoàn toàn sau khi điều trị mà cần cần phải dùng thuốc vô thời hạn để duy trì dự giảm tiết axit chống trào ngược, kiểu sống chung với bệnh. Một số khác nữa không đáp ứng với thuốc. 2 trường hợp này muốn khắc phục hẳn thì cần can thiệp điều trị nội soi hoặc phẫu thuật. Can thiệp này là nhằm thắt chặt mối nối giữa dạ dày và thực quản để tránh trào ngược.
☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp thuốc điều trị trào ngược dạ dày
4. Trào ngược dạ dày để lâu có sao không ?
Như đã trình bày ở trên, trào ngược dạ dày có các cấp độ khác nhau. Khi người bệnh không có biện pháp khắc phục mà để lâu bệnh sẽ chuyển sang các giai đoạn tiếp theo.
Ban đầu các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát dạ dày sẽ tăng nặng cả về tần suất và cường độ, ngoài ra các triệu chứng mới hơn sẽ xuất hiện. Các triệu chứng mới sẽ nghiêm trọng hơn báo hiệu bệnh đã tăng nặng.
Nếu người bệnh tiếp tục để lâu mà không tìm cách điều trị bệnh sẽ tiến đến giai đoạn trầm trọng và có thể gây ung thư thực quản, đây là bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
5. Làm sao để điều trị trào ngược dạ dày khi bệnh nặng hơn?
Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản khi bệnh đã nặng hơn:
- Người bệnh cần được đi khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
- Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh mau khỏi.
- Kết hợp với thói quen ăn uống lành mạnh, làm việc và sinh hoạt khoa học.
Điều đó giúp cho quá trình điều trị có hiệu quả và giảm được đáng kể nguy cơ trào ngược dạ dày tái phát.
Với bệnh trào ngược dạ dày, vấn đề chính nằm ở dạ dày mà không phải yếu tố “trào ngược”. Do đó, giải quyết được các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến dạ dày là điều quan trọng nhất.
Trào ngược dạ dày điều trị bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh có thể xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp cho quá trình điều trị nhanh có tác dụng và hiệu quả.