Trào ngược dạ dày gây ho là triệu chứng mà nhiều người bệnh không bao giờ ngờ tới. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và cách xử lý như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề này một cách chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Khái niệm trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày xuất hiện khi cơ thắt dưới thực quản suy yếu, chúng được mở ra ngay cả khi không có thức ăn đi xuống dạ dày. Điều này đồng nghĩa với việc các chất lỏng kèm axit dịch vị có trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản gây các triệu chứng điển hỉnh là ợ hơi, ợ chua ( trong miệng có vị chua của acid, cảm giác như thức ăn đang từ từ chuyển động ngược lại thực quản)…
Ngoài triệu chứng ợ nóng, ợ chua điển hình, những bệnh nhân trào ngược dạ dày còn có thể bị:
- Đầy hơi, ăn không tiêu
- Buồn nôn, nôn
- Đau tức ngực, khó thở
- Khó nuốt, hay bị nghẹn
- Tăng tiết nước bọt
- Miệng đắng
- Viêm đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, ho mãn tính, ho có đờm…
Vì sao trào ngược dạ dày gây ho?
Rất nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng nguyên nhân đằng sau cơn ho mãn tính của họ không phải do cảm cúm mà là do trào ngược dạ dày thực quản.
Đúng vậy, ở một số người, trào ngược dạ dày có thể gây kích ứng đến vùng cổ họng gây ho, khàn tiếng, thở khò khè hoặc có đờm, các triệu chứng này rõ hơn sau khi bạn ăn xong.
Trào ngược dạ dày gây ho có đờm có thể được giải thích như sau:
- Đờm là chất nhầy được tiết ra ở biểu mô đường hô hấp.
- Khi acid dịch vị trào ngược lên khí quản sẽ gây nên tình trạng sưng viêm ở cổ họng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công từ đó dần dần tích tụ các chất nhầy gọi là đờm trong cổ họng.
- Đi kèm với đờm là combo ho dai dẳng, khàn tiếng, đau họng, khó nuốt, thở khò khè thậm chí có thể ù tai.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho cũng được nghiên cứu tại đại học y khoa Bắc Carolina cho thấy “Hơn 25% người bị trào ngược dạ dày kèm ho và những người này thường không có các triệu chứng điển hình của bệnh như ợ nóng, ợ hơi. Và thời điểm ho cụ thể là vào ban đêm hoặc sau mỗi bữa ăn.
Nghiên cứu này cũng giải thích tại sao những người bị trào ngược dạ dày bị ho mãn tính qua 2 cơ chế :
- Cơ chế trực quan nhất được gọi là cơ chế trào ngược, khi dịch axit trào ngược lên trên thực quản và cơ thắt thực quản trên khiến nhỏ từng giọt axit rơi xuống thanh quản, đôi khi đi vào phế quản, trực tiếp gây ho như một cơ chế bảo vệ chống trào ngược.
- Cơ chế thứ 2 được gọi là cơ chế phản xạ. Các cơn ho được cho là hành động phản xạ khi có sự gia tăng axit từ dạ dày vào thực quản, phản xạ này nhằm bảo vệ đường thở.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho rằng ho có thể dẫn đến trào ngược, sau đó dẫn đến một chu kỳ ho lặp lại (ho – trào ngược – ho).
Dưới đây là video giải thích về tình trạng trào ngược dạ dày gây ho có đờm:
Làm thế nào để biết ho là do trào ngược dạ dày?
Ho có thể là do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên nếu bạn có xu hướng ho nhiều hơn vào thời điểm ban đêm hay sau khi ăn hoặc khi nằm xuống thì rất có thể liên quan đến trào ngược dạ dày. Điều này được khẳng định rõ hơn khi bạn có tiền sử hay đang bị trào ngược dạ dày, hay có những triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày (như ợ nóng, ợ hơi…)
Tuy nhiên trước tiên cần phải thực hiện chẩn đoán lâm sàng. Đây là chẩn đoán quan trọng nhất. Các bác sĩ lâm sàng cũng phải nhận biết liệu bệnh nhân có bị viêm phổi, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ho hay không.
Thực tế thì trào ngược dạ dày khó chẩn đoán ở những người bị ho mãn tính nhưng không có triệu chứng trào ngược điển hình. Để biết chính xác có phải trào ngược dạ dày gây ho hay không, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm kiểm tra. Cụ thể các xét nghiệm này là:
- Đo pH 24 giờ: theo dõi độ pH của thực quản, đây là xét nghiệm hiệu quả cho những người bị ho mãn tính
- Dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI): dùng thuốc này sẽ giúp làm giảm hoặc ngăn chặn trào ngược axit. Nếu triệu chứng thuyên giảm hoặc hết thì khả năng bạn bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên cần phải theo dõi trong 3 tháng để đánh giá đúng chức năng gây ho.
- Nội soi đường tiêu hóa trên: đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá đầy đủ nhất các triệu chứng. ( ☛ Xem cụ thể: Nội soi trào ngược dạ dày)
Cách xử lý trào ngược dạ dày gây ho hiệu quả
Dưới đây là các cách xử lý trào ngược dạ dày gây ho có đờm hiệu quả:
Áp dụng các mẹo vặt giảm ho
Uống nhiều nước ấm
Theo một nghiên cứu năm 2019, kết luận nên uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày giúp kiểm soát chứng ho do trào ngược thực quản.
Nước ấm nóng sẽ làm giảm cảm giác khó chịu trong cổ họng, làm loãng chất nhầy và giúp dễ long đờm hơn. Bên cạnh đó uống nước cũng giúp rửa trôi axit tồn đồng trong thực quản, giảm các khó chịu do trào ngược gây nên.
Uống trà gừng và mật ong ấm
Gừng tươi có vị cay, tính ấm, chống viêm giúp cổ họng dễ chịu hơn. Còn mật ong có tính kháng khuẩn rất tốt với những trường hợp này. Gừng cũng rất tốt cho chứng trào ngược dạ dày nữa. Bạn nên uống trà gừng mật ong khi còn ấm để có hiệu quả tốt hơn. (☛ Tham khảo thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng)
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý giúp làm dịu cổ họng đồng thời giết chết vi khuẩn gây nhiễm trùng và giảm sản xuất đờm. Dùng chai nước muối sinh lý bán sẵn ở hiệu thuốc. còn nếu bạn tự pha nước muối ở nhà, hãy nhớ pha theo tỷ lệ 9g muối biển : 1 lít nước để đạt hiệu quả nhé.
Không kìm nén cơn ho
Đờm được sinh ra ngay cả khi cơ thể bạn khỏe mạnh, chúng có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt các vi sinh vật trong mũi và cổ họng của bạn. Trong trường hợp bạn bị trào ngược dạ dày, đờm giúp chống lại những tác động có hại của acid. Ho sẽ giúp bạn loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng.
Tuy nhiên, khi cơ thể sản sinh quá nhiều đờm thì sẽ bịt kín khí quản, cổ họng gây khó thở, thở khò khè. Thậm chí có thể đờm có màu xanh, vàng hoặc có mùi hôi, bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì có thể bạn bị viêm phổi, viêm xoang hoặc bệnh phổi khác.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Ăn uống khoa học
Cách bạn ăn uống ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược dạ dày. Chẳng hạn như bữa ăn quá no ức chế cơ thắt thực quản dưới đóng lại, cho phép axit dạ dày trào lên thực quản. Bạn nên:
- Ăn đúng giờ giấc, đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều
- Không nằm ngay sau hoặc trong bữa ăn: nên đợi khoảng 3 giờ sau bữa ăn để dạ dày tiêu hóa trước khi nằm xuống.
- Không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
Không để bị thừa cân hay béo phì
Duy trì cân nặng có thể làm giảm một số áp lực nhất định lên dạ dày, giảm lượng axit dạ dày dồn lên thực quản. Tập luyện thể dục thường xuyên để tránh béo phì, duy trì cân nặng ở mức hợp lý cũng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bạn nên chọn những bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng tránh những động tác gây áp lực mạnh lên phần bụng chẳng hạn như đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe…
Duy trì độ ẩm phù hợp trong phòng ngủ
Sử dụng máy làm ẩm không khí để giữ cho không khí xung quanh bạn đủ ẩm và giúp đờm chảy dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng nên ngủ đủ giấc và đúng giờ. Ngủ đủ giấc cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn, giúp bạn chống lại vi khuẩn gây ra đờm.
Kê cao đầu khi ngủ
Khi xuất hiện nhiều đờm tại vùng họng cổ, bạn có thể kê gối cao để ngủ. Cách này giúp đờm không tích tụ tại đây mà chảy một cách tự nhiên xuống phía sau cổ họng. Kê cao đầu khi ngủ cũng tốt cho bệnh trào ngược dạ dày, do tư thế này giúp giảm lượng axit đi vào thực quản. Tuy nhiên bạn nên nằm với một khối nệm thoải dài thay vì xếp chồng gối. (☛ Tìm hiểu cụ thể: Tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày)
Tránh stress áp lực công việc cuộc sống
Căng thẳng cũng làm cho dạ dày và đường ruột co bóp quá mức, gây khó tiêu, đầy bụng và làm suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Vì vậy bạn nên cân đối công việc và cuộc sống để giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Hãy tăng thời gian cho hoạt động thư giãn cơ thể và đầu óc bằng cách nghe nhạc, đọc sách hay những bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga hay thiền.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và những lưu ý khi ăn
Bạn nên ăn theo chế độ ăn uống lành mạnh giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường. Bên cạnh đó bạn cần lưu ý đến một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng trào ngược dạ dày hay phản xạ ho. Chẳng hạn như:
- Bạn nên tránh thực phẩm mỡ nhiều, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn. Những thứ này đều không tốt cho chứng trào ngược mà còn gây kích ứng ho nhiều hơn.
- Hạn chế hoa quả chua như cam canh quýt gây trào ngược axit, thay đó nên chọn các trái cây khác như chuối, táo, dâu tây …
- Nên hạn chế đồ uống gây trào ngược axit, chẳng hạn như rượu, caffein, trà…
- Để tránh các kích thích cho vùng cổ họng đang bị tổn thương do ho đờm, bạn không nên sử dụng các thực phẩm quá cay hoặc nóng. Do các thực phẩm này có xu hướng khiến các cơn ho kéo dài hơn, tăng tiết đờm và gây ngứa cổ. Đồng thời nó cũng không tốt cho chứng trào ngược dạ dày.
- Ngoài ra, cũng nên tránh ăn một số loại hải sản như tôm, cua… vì chúng có thể gây dị ứng và làm tăng đờm.
- Đồ uống lạnh cũng là những thực phẩm không tốt cho người bị ho có đờm vì chúng làm kích thích niêm mạc đường hô hấp và làm đặc đờm.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Không sử dụng các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá là những yếu tố khiến cơ thể bạn sản xuất nhiều đờm hơn.
Hút thuốc có thể làm giảm khả năng giữ axit trong dạ dày của cơ thể. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh hút phải khói thuốc lá hay những loại hóa chất độc hại ảnh hưởng đến đường hô hấp kích ứng ho nhiều hơn.
Thăm khám và sử dụng thuốc
Việc áp dụng cách xử lý trào ngược dạ dày gây ho đờm như ở phần trên chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ hay áp dụng song song tại nhà với điều trị của bác sĩ. Nếu ho có kèm đờm xanh bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Tùy vào từng mức độ trào ngược cũng như tần suất ho, độ đờm đặc, màu sắc đờm xanh… mà bác sĩ chỉ đỉnh điều trị khác nhau.
Một số trường hợp chỉ cần thay đổi lối sống, dùng thuốc, một số khác cần chỉ định phẫu thuật. Những cách này có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa trào ngược dạ dày và các biến chứng kéo theo. Cụ thể:
- Thay đổi lối sống: như tránh các loại thức ăn kích thích, ăn ít đi nhưng nhiều bữa, nâng cao đầu giường khi ngủ, giảm cân, bỏ thuốc lá, v.v.
- Dùng thuốc: Nếu ho liên quan đến trào ngược dạ dày thì điều trị trào ngược bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) là phổ biến nhất. Điều trị này cần kéo dài tầm 3 tháng, mỗi ngày dùng PPI 1 đến 2 lần, một số thuốc khác như: thuốc trung hòa axit, thuốc ức chế H2…
- Phẫu thuật: Nếu như không đáp ứng với thuốc hoặc có những biến chứng bất thường thì có thế chỉ định phẫu thuật. Phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi Nissen – fundoplication, sau đó là phẫu thuật cấy ghép thiết bị LINX.
Sử dụng Gastosic giải quyết triệt để trào ngược dạ dày
Như đã nói ở trên, để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây ho, cần giải quyết tận gốc nguyên nhân trào ngược dạ dày.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày được nhiều người lựa chọn. Trong đó, Gastosic – giải pháp chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày đang được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu & bào chế riêng cho dạ dày – hệ tiêu hóa người Việt Nam. Gastosic lựa chọn 9 thảo dược quý, nguồn nguyên liệu chuẩn hóa loại 1 và nano giúp sinh khả dụng tăng từ 10 đến 40 lần. Sau đây là “cơ chế đồng thời 5 tác dụng” của Gastosic:
- Trung hòa acid dịch vị dạ dày: Hậu phác, Trần bì
- Phục hồi tái tạo vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản: Cam thảo, Nano Curcumin
- Chống viêm, ức chế 65 chủng vi khuẩn HP và các loại vi khuẩn, nấm gây hại khác: Hoàng liên, Ngô thù du, Nano Curcumin
- Tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm áp lực dạ dày: Thương truật, Gừng
- Làm dịu kích thích lên thần kinh dạ dày, thực quản, giảm stress lo âu: Cúc La Mã
Nhờ cơ chế tác động đa chiều, tác động lên cơ thể từ nhiều phía, Gastosic đem đến hiệu quả lâu dài và bền vững hơn cho người dùng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trào ngược dạ dày kèm ho có đờm là một triệu chứng khác của bệnh trào ngược và rất khó có thể phân biệt với các căn bệnh sinh ra đờm khác. Sự khó chịu bởi đờm có thể kiểm soát và khắc phục bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, đó không phải biện pháp lâu dài. Hãy nhanh chóng đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị, đó mới thực sự là lựa chọn thông minh. Chúc bạn luôn khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/gerd/coughing
- https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-trao-nguoc-da-day-lai-gay-ho-169157841.htm