Đồ uống có cồn có thể là lựa chọn ưa thích của bạn. Đáng buồn thay, nó lại không hề phù hợp với người bị trào ngược axit dạ dày , bởi vì rượu kích hoạt tất cả các triệu chứng của trào ngược axit.
Đối với nhiều người, đồ uống có cồn có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở những người bị trào ngược axit dạ dày. Nguyên nhân chính từ độ chua của đồ uống có cồn, kết hợp với nguy cơ nới lỏng của cơ vòng thực quản. Vì vậy, nếu bạn bị trào ngược axit, hãy cân nhắc lại sở thích của mình!
Đồ uống có cồn tác động tới trào ngược axit dạ dày như thế nào?
Trào ngược axit dạ dày xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược trở lại thực quản và tràn vào cổ họng. Nó gây ra cảm giác buồn nôn và các triệu chứng khác như nóng rát cổ họng và đau ngực.
Theo các nghiên cứu khoa học rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày.
Thứ nhất, khi bạn ăn hoặc uống thứ gì đó kích thích tiết axit dạ dày, độ chua trong dạ dày sẽ tăng lên gây kích ứng thực quản, từ đó dẫn tới trào ngược dạ dày. Và đồ uống có cồn là một trong số đó. Độ chua cao trong đồ uống có cồn làm gia tăng sản xuất axit dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng khi đồ uống có cồn tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc thực quản dạ dày, chúng có thể gây tổn thương trực tiếp tới niêm mạc. Chúng ta có thể coi đồ uống có cồn như là một chất kích thích khiến cho lớp niêm mạc mỏng hơn. Chính vì vậy, đồ uống càng chứa hàm lượng cồn cao hơn thì khả năng kích hoạt trào ngược dạ dày càng cao hơn. Ví dụ như rượu mạnh dễ gây trào ngược axit hơn với bia và rượu có hàm lượng cồn thấp.
Thứ hai, đồ uống có cồn làm nới lỏng cơ vòng thực quản, khiến cho các dịch dạ dày rò rỉ và thực quản. Khi cơ vòng thực quản bị kích thích, nó sẽ dẫn tới các cơn co thắt nút Thất Thường, điều này làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày.
Uống bao nhiêu là an toàn?
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Đại học Thành phố Yokohama, Nhật Bản nhận thấy rằng việc tiêu thụ rượu ở nam giới Nhật Bản có xu hướng làm tăng nguy cơ viêm thực quản ăn mòn và biểu mô Barrett. Điều này có thể dẫn tới ung thư thực quản nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên không phải ai sử dụng đồ uống có cồn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vậy tiêu thụ bao nhiêu là an toàn? Thử nghiệm lâm sàng cho thấy có mối tương quan giữa tần suất, mức độ của việc tiêu thụ đồ uống có cồn với viêm thực quản trào ngược. Nghiên cứu cho thấy rằng bạn càng uống nhiều rượu bia thì nguy cơ bạn mắc trào ngược dạ dày thực quản càng cao, mặc dù xét chung tất cả những người tiêu thụ đồ uống có cồn đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc uống rượu lâu dài, nghiện rượu có liên quan trực tiếp đến sự phát triển trào ngược axit dạ dày vì nó dẫn đến tình trạng kéo căng cơ vòng thực quản. Nguyên nhân là do sự xáo trộn trong chức năng của hệ thần kinh tự trị. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ cần bạn giảm lượng tiêu thụ rượu bia thì bạn sẽ không mắc bệnh. Bởi vì ngay cả lượng rượu nhỏ cũng có nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày thực quản ở người khỏe mạnh. Điều này phụ thuộc nhiều vào thể trạng của mỗi người.
Mặt khác, nhiều bệnh nhân bị trào ngược dạ dày lại tin rằng nếu họ chọn đồ uống có cồn thấp như rượu vang và bia, họ có thể giữ axit trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản. Theo nghiên cứu điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng cả bia và rượu vang đều gây ra trào ngược dạ dày thực quản, không liên quan đến hàm lượng ethanol và độ pH.
Tóm lại, đồ uống có cồn sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược axit dạ dày, bất kể bạn uống mỗi ngày hay thi thoảng. Cách tốt nhất để hạn chế triệu chứng là lựa chọn các loại đồ uống lành tính hơn, nước khoáng chính là sự lựa chọn hàng đầu.
Để tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xem TẠI ĐÂY
Để tìm mua sản phẩm cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1796 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.