Hiện tượng ợ hơi đắng miệng là triệu chứng phổ biến khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nó không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn khiến bạn ăn không ngon, chán ăn, không muốn ăn. Vậy sử dụng phương pháp nào để cải thiện tình trạng này? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.
Nội dung bài viết
1. Hiện tượng ợ hơi đắng miệng
Theo các chuyên gia thì ợ hơi đắng miệng là biểu hiện của bệnh lý về dạ dày chứ không phải là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Ngay sau khi ợ hơi, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng ngắt trong miệng. Vị đắng dần dần lan tỏa khắp khoang miệng và rõ ràng hơn khi nuốt nước bọt.
Thông thường, cảm giác đắng miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như viêm tuyến nước bọt, vệ sinh răng miệng kém, polyp trong mũi, hút thuốc lá,…Tuy nhiên, nếu đắng miệng kết hợp cùng với hiện tượng ợ hơi thì đó là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh trào ngược dạ dày.
Ợ hơi đắng miệng gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Ợ hơi đắng miệng khiến người bệnh có cảm giác ăn không thấy ngon và gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống.
>> Bạn hãy xem ngay: Trào ngược dạ dày gây đắng miệng
2. Trào ngược dạ dày gây ợ hơi đắng miệng
Ợ hơi đắng miệng là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày làm cho cơ thắt thực quản dưới hoạt động lỏng lẻo. Cơ thế bảo vệ chống trào ngược bị phá vỡ. Dịch vị trong dạ dày kèm theo lượng không khí dễ dàng bị đẩy lên khoang miệng gây ra chứng ợ hơi.
Sự đóng mở quá mức van môn vị làm cho dịch mật bị trào ngược từ tá tràng vào dạ dày, theo các chất dịch dạ dày trào lên thực quản, nên bản chất ở đây là trào ngược dạ dày gây đắng miệng.
Tình trạng ợ hơi đắng miệng do chứng trào ngược dạ dày gây ra thường kèm theo các triệu chứng như khô miệng, nóng rát ngực, buồn nôn, đầy bụng ợ hơi… Tình trạng này thường xảy ra sau khi vừa ngủ dậy.
☛ Bạn có thể xem thêm: Đầy bụng ợ hơi phải làm sao?
3. Các cách giảm ợ hơi đắng miệng
3.1 Giảm đắng miệng
- Uống nước ép lê: Quả lê có tác dụng bổ gan, mật, có tác dụng giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày gây đắng miệng và chứng khô miệng hiệu quả. Bạn dùng quả lê gọt vỏ và loại bỏ hạt thêm đường đun với nước trong 30 phút lấy nước uống.
- Ăn hạt sen: Hạt sen có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của chứng ợ hơi đắng miệng. Các bạn sử dụng khoảng 30g hạt sen đun với lượng đường và nước phù hợp cho tới khi hạt sen chín mềm là có thể sử dụng.
- Ăn đu đủ chín: Quả đu đủ chín có chứa chất papain có tác dụng chống đầy bụng khó tiêu, cải thiện chứng ợ hơi do trào ngược dạ dày.
- Ăn sữa chua: Sữa chua có tác dụng giúp tăng lượng lợi khuẩn trong dạ dày, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, hạn chế các bệnh lý dạ dày.
3.2 Dùng các dược liệu tốt cho dạ dày
Trường hợp ợ hơi đắng miệng là vì trào ngược dạ dày, bạn nên sử dụng các dược liệu, vị thuốc có tác dụng điều trị chứng bệnh này hiệu quả như:
- Tinh nghệ (Nano Curcumin): Chống viêm, diệt HP, giảm tiết axit dạ dày, nhanh lành vết loét.
- Cúc la mã: Cúc la mã có tính kháng viêm và có tác dụng làm dịu tình trạng khó chịu của dạ dày. Cúc la mã còn giúp an thần và ngủ ngon.
- Cam thảo: Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa gồm trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày,…Cam thảo có tác dụng chống viêm và giúp vết loét nhanh lành.
- Bạc hà: Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và chống nôn.
- Gừng: Chống viêm, chống nôn, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Thương truật: Tăng nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, làm dịu thần kinh và tác dụng chống viêm.
- Hậu phác: Có vị cay đắng, tính ôn, có tác dụng ức chế dạ dày tiết axit, giảm co bóp dạ dày – tá tràng và phòng ngừa loét dạ dày.
- Bán hạ bắc: Công dụng chống nôn trong trường hợp bị viêm dạ dày mãn tính.
- Ngô thù du: Có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và chống nôn.
Bạn có thể xem thêm triệu chứng ù tai, đau tai kèm ợ hơi: Vì sao ợ hơi bị đau tai ?
4. Phòng tránh ợ hơi đắng miệng
Chứng ợ hơi đắng miệng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu như bạn biết cách phòng tránh. Để có thể phòng tránh tình trạng này, các bạn nên thực hiện các phương pháp sau đây:
Có chế độ sinh hoạt phù hợp và lối sống lành mạnh
Ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là những thói quen lành mạnh. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và hạn chế việc mắc các bệnh lý về dạ dày.
Cải thiện chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đủ chất, ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa sẽ có lợi cho dạ dày. Ngoài ra, để tránh gặp phải tình trạng ợ hơi đắng miệng thì bạn cũng nên tránh ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Uống đủ nước
Uống nước đầy đủ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng ợ hơi. Nước trong cơ thể đóng vai trò như một chất trung hòa axit dạ dày. Cung cấp cho cơ thể đủ nước sẽ làm giảm axit dạ dày. Bạn nên kết hợp uống nước lọc và các loại nước ép, sinh tố hoa quả. Tuy nhiên, khi dạ dày còn đói thì chỉ nên uống nước lọc.
Từ bỏ các thói quen có hại
Những thói quen có hại do dạ dày bao gồm: ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn, nhịn ăn, uống nước có ga, cà phê, hút thuốc, ăn nhiều đồ chua…Những thói quen trên khiến sức khỏe của dạ dày bị giảm sút, tăng nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày và các bệnh lý dạ dày khác.
Tránh sử dụng thuốc có hại cho dạ dày
Nhiều loại thuốc Tây khi sử dụng trong thời gian dài có thể khiến dạ dày bị tổn thương. Vì thế, nếu không cần thiết phải sử dụng thuốc Tây, bạn nên hạn chế tối đa việc dùng chúng. Nếu như phải dùng thuốc theo đơn, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ để sử dụng các loại thuốc bớt gây hại cho dạ dày.
Bạn có thể quan tâm hiện tượng: Ợ hơi khi đói
Chứng ợ hơi đắng miệng có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc bằng những phương pháp từ tự nhiên. Người bệnh nên hiểu rõ tình trạng cơ thể mình từ đó lựa chọn các cách giảm ợ hơi đắng miệng phù hợp.