Ợ hơi buồn nôn không phải là hiện tượng hiếm gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và các biện pháp khắc phục hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Ợ hơi buồn nôn là hiện tượng gì?
Ợ hơi buồn nôn là một phản ứng sinh lý khá thường gặp của cơ thể. Bình thường, khi ăn uống, một lượng không khí sẽ theo thức ăn đi vào dạ dày. Đến một thời điểm nào đó, cơ thể sẽ tự động sinh ra phản ứng “ợ hơi” để đẩy lượng khí dư thừa ra ngoài. Đồng thời thức ăn cũng có thể theo dòng khí và dịch dạ dày đẩy ngược lên thực quản, gây cảm giác buồn nôn.
Ợ hơi buồn nôn sinh lý xảy ra phổ biến sau khi ăn no, hoặc ăn các thực phẩm gây ợ hơi như uống bia rượu, thức uống có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ,… Hiện tượng này thường tự động biến mất sau một thời gian ngắn.
Một số triệu chứng đi kèm ợ hơi buồn nôn
Ợ hơi buồn nôn có thể xảy ra độc lập hoặc kèm theo một số triệu chứng khác. Điển hình là:
Nóng rát vùng thượng vị
Khi ợ hơi xảy ra, không khí có thể kéo theo acid dạ dày đẩy ngược lên thực quản. Do niêm mạc thực quản không có lớp hàng rào bảo vệ giống như trong dạ dày nên khi tiếp xúc với acid, niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương, kích ứng gây ra hiện tượng bỏng rát, đau tức vùng thượng vị.
Đau bụng
Đau bụng đi kèm với ợ hơi buồn nôn khi hệ tiêu hóa đang gặp tổn thương, đặc biệt là dạ dày và thực quản. Cơn đau thường xuất hiện tại vùng bụng phía trên rốn, đôi khi lan tỏa sang các vùng lân cận như ngực, quanh rốn, lan ra sau lưng. Cơn đau tăng dần sau khi người bệnh ăn no hay cúi người xuống.
Đầy bụng khó tiêu
Ợ hơi buồn nôn đầy chướng bụng là những triệu chứng thường xuất hiện song song với nhau. Đây là những dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, thức ăn không được tiêu hóa, tồn đọng lâu trong dạ dày khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy đầy chướng bụng, kèm theo đó là buồn nôn và nôn.
Đau rát họng, khản tiếng
Nồng độ acid tăng cao trào lên thực quản, hầu họng khiến niêm mạc vùng này bị tổn thương, từ đó dẫn đến sưng viêm, đau rát họng, ho khan, một số trường hợp viêm dây thanh quản gây khản tiếng kéo dài. Nếu để lâu, tình trạng này có thể chuyển sang thể mạn tính và rất khó điều trị dứt điểm.
Các triệu chứng khác
Một số triệu chứng khác đi kèm với ợ hơi buồn nôn mà người bệnh có thể gặp phải là:
- Đắng miệng: Acid và dịch mật trào lên vùng hầu họng khiến người bệnh luôn cảm thấy trong miệng có vị chua đắng.
- Răng xỉn màu: Sau một thời gian ợ hơi buồn nôn kéo dài, người bệnh thường gặp một số vấn đề về răng miệng như xỉn màu răng, mòn men răng.
- Khó nuốt, nuốt vướng: Khi thực quản bị tổn thương, sưng viêm, phù nề, người bệnh sẽ cảm thấy có gì đó vướng ở cổ khi nuốt thức ăn.
- Tiêu chảy, táo bón: Thường là dấu hiệu liên quan đến vấn đề đường ruột như rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột,…
Hay bị ợ hơi buồn nôn nhiều có đáng lo?
Nếu tình trạng ợ hơi buồn nôn kéo dài và diễn ra với tần suất liên tục, kèm theo đó là các triệu chứng khác kèm theo thì bạn cần hết sức lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường tiêu hóa. Cụ thể là:
Trào ngược dạ dày thực quản
Ợ hơi buồn nôn là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản. Khi cơ thắt thực quản dưới suy yếu hoặc hoạt động kém hiệu quả, khí và dịch dạ dày có xu hướng trào ngược lên thực quản gây tình trạng ợ hơi, buồn nôn. Ngoài ợ hơi buồn nôn, người bệnh trào ngược dạ dày còn xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như tức ngực, nóng rát thượng vị, nuốt nghẹn, đầy bụng, khó tiêu,…
☛ Tham khảo đầy đủ: Chứng trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng ruột kích thích
Trường hợp người bệnh ợ hơi kéo dài, kèm theo đó là buồn nôn, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy,… thì cần lưu ý đến hội chứng ruột kích thích. Đây là rối loạn mạn tính thường xảy ra ở nữ giới. Khi gặp hội chứng này, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra chứng ợ chua, buồn nôn, khó tiêu, đau bụng thượng vị,… Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống nhiều rượu bia, nhiễm khuẩn, lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid,… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng biểu hiện bằng một số triệu chứng điển hình như ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu,… Một số trường hợp còn xuất hiện đi ngoài ra máu, lâu dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, sụt cân,…
Ung thư dạ dày, thực quản
Ợ hơi buồn nôn là một trong những triệu chứng của ung thư dạ dày thực quản giai đoạn mới khởi phát. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh diễn ra khá thầm lặng khiến người bệnh chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị ợ hơi liên tục là dấu hiệu bệnh gì?
Khi nào ợ hơi buồn nôn cần đi khám bác sĩ?
Khi bị ợ hơi buồn nôn, người bệnh cần chủ động đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.
Đặc biệt là khi tình trạng ợ hơi buồn nôn xảy ra liên tục và kéo dài không thuyên giảm hoặc kèm theo các triệu chứng như: khó thở, đau nhức tai, tiêu chảy,…. bởi nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa khá cao. Việc chẩn đoán sớm giúp quá trình điều trị thuận tiện, dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng.
Cách khắc phục khi bị ợ hơi buồn nôn!
Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, phương pháp điều trị ợ hơi buồn nôn được áp dụng phổ biến nhất là dùng thuốc. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Đồng thời kết hợp với điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để giúp kiểm soát tốt triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh lý tái phát trở lại.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống là việc hết sức cần thiết giúp làm giảm tần suất xuất hiện cơn ợ hơi, buồn nôn. Người bệnh cần lưu ý:
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kĩ, ưu tiên các thức ăn dạng lỏng mềm dễ nuốt giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có gas, rượu bia.
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ giấc, không ăn quá no, không để bụng quá đói.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi, gừng, nghệ,…
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa.
Thay đổi lối sống
Xây dựng lối sống khoa học cũng là biện pháp hiệu quả giúp khắc phục chứng ợ hơi buồn nôn. Người bệnh cần lưu ý:
- Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
- Cân bằng thời gian làm việc với nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức quá khuya.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, ưu tiên các bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, yoga,…
- Sau khi ăn không nên nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng, không nên ăn bất cứ thứ gì trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng stress quá mức.
Sử dụng phương pháp dân gian
Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống, lối sống, người bị ợ hơi buồn nôn có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp cải thiện triệu chứng bệnh vô cùng đơn giản như sau:
Uống trà gừng
Gừng tươi là gia vị quen thuộc có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Trong gừng có chứa tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng chống viêm, trung hòa acid dạ dày, từ đó làm giảm chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Gừng tươi đem nạo sạch vỏ, rửa sạch.
- Gừng đem thái thành cách lát mỏng hoặc thái sợi nhỏ.
- Chuẩn bị một cốc nước sôi, sau đó cho gừng vào ngâm, đậy nắp cốc, ủ trong khoảng 5-10 phút.
- Mỗi buổi sáng uống một cốc trà gừng tươi, nên uống khi trà còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất.
Uống nghệ và mật ong
Với người thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn thì không nên bỏ qua mẹo dùng nghệ và mật ong. Nghệ tươi có chứa hàm lượng lớn Curcumin – hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Kết hợp mật ong với nghệ tươi là mẹo được nhiều người áp dụng khi bị ợ hơi, buồn nôn. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nghệ tươi đem rửa sạch, nạo bỏ bỏ sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho phần nghệ đã xay nhuyễn vào nồi đun sôi với 1 lít nước, đun thêm khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước cốt nghệ tươi sau đó để nguội.
- Trước khi uống cho thêm 1 thìa cà phê mật ong khuấy đều, nên uống sau ăn.
- Nếu sử dụng tinh bột nghệ, có thể trộn trực tiếp mật ong với tinh bột nghệ sau đó vo thành viên nhỏ. Mỗi ngày ăn khoảng 6-8 viên, uống kèm với nước ấm để tăng tác dụng.
Uống trà hoa cúc
Hoa cúc là thảo dược quý có tác dụng làm dịu thần kinh, từ đó giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và dễ chịu. Do vậy, uống trà hoa cúc sẽ giúp hạn chế cơn ợ hơi, buồn nôn do co thắt dạ dày. Cách thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 3-5 bông cúc khô cho vào ấm pha trà.
- Rót nước sôi vào ấm, lắc đều sau đó đổ phần nước đi.
- Rót nước sôi vào lần 2, hãm trà khoảng 10-15 phút là có thể dùng được.
- Uống trà đều đặn hàng ngày sẽ đem đến hiệu quả rất tốt.
☛ Tham khảo thêm: Cách trị ợ hơi tại nhà đơn giản hiệu quả
Kết hợp Gastosic – hỗ trợ đẩy lùi chứng ợ hơi buồn nôn hiệu quả!
Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược tự nhiên giúp đẩy lùi triệu chứng ợ hơi buồn nôn ngày càng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các thảo dược được bào chế dạng viên uống, cực kỳ tiện lợi và có thể mang theo sử dụng mọi lúc mọi nơi. Trong đó, Gastosic – công thức ưu việt cho người bệnh dạ dày hiện đang là sản phẩm được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn!
Gastosic là sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, bao gồm Nano Curcumin (chiết xuất nghệ vàng), Cam thảo, Hoàng liên, Gừng tươi, Trần bì, Thương truật, Ngô thù du, Cúc La Mã, Hậu phác, mang đến tác động 3 trong 1:
- Hướng 1 (Nano Curcumin, Cam thảo, Hoàng Liên): Hỗ trợ giảm đau, chống viêm, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản nhanh chóng, đồng thời làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Hướng 2 (Cúc La Mã, Thương truật): Hỗ trợ làm an dịu thần kinh, hạn chế kích thích lên dạ dày thực quản, từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu, ngủ ngon sâu giấc.
- Hướng 3 (Trần bì, Hậu phác, Ngô thù du, Gừng tươi): Hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, làm giảm nồng độ acid, từ đó ngăn ngừa các cơn ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát thượng vị,…
Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam và được bày bán rộng rãi tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng ợ hơi buồn nôn và những biện pháp khắc phục hiệu quả. Đây là hiện tượng sinh lý phổ biến, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, cần chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách, kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/burping-reasons
- https://ttytvungtau-soyte.baria-vungtau.gov.vn/TTYTVungTau/1294/31210/54440/275587/Thong-tin-tuyen-truyen/O-hoi-buon-non-la-dau-hieu-cua-benh-gi-chuyen-gia-cho-ban-biet.aspx