Chứng ợ chua thường xuyên tưởng đơn giản lại có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể hơn bạn tưởng. Làm thế nào để giảm chứng ợ chua hiệu quả nhất, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Bạn có thể xem thêm hiện tượng:
1. Hiện tượng ợ chua
Chứng ợ chua là hiện tượng ợ hơi kèm theo cảm giác chua ở trong khoang miệng. Sau cơn ợ, rất nhanh, bạn sẽ cảm nhận được vị chua gắt lan tỏa trong cuống họng và muốn ho hoặc khạc nhổ ra ngoài. Sau khi ợ chua, miệng cũng bắt đầu tiết nhiều nước bọt hơn.
Thông thường, chứng ợ chua hay xảy ra ngay khi sau khi bạn ăn no hoặc ăn thực phẩm chua, chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi, cà chua,… Đó là những hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu ợ chua diễn ra thường xuyên thì nó cho thấy cơ thể bạn đang phải đối mặt với tình trạng bệnh lý, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
2. Nguyên nhân ợ chua thường xuyên
Theo nghiên cứu, ợ chua là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vị chua mà bạn cảm thấy được khi ợ chính là do axit dạ dày dư thừa trào ngược lên tới khoang miệng.
Dạ dày là nơi chứa thức ăn, enzyme tiêu hóa… Khi chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng, thức ăn ứ đọng lâu không tiêu hóa sẽ lên men và sinh hơi, sinh khí. Acid dạ dày tăng tiết bất thường gây dư thừa cùng với sự suy yếu của cơ vòng thực quản dưới khiến bạn bị trào ngược.
Nếu bị ợ chua thường xuyên chứng tỏ bệnh đã diễn biến nặng hơn, có thể đã sang giai đoạn A. Lúc này, dạ dày có thể đã xuất hiện các vết loét nhỏ hơn 5mm và người bệnh còn gặp nhiều triệu chứng kèm theo như:
- Ợ hơi vào buổi sáng.
- Buồn nôn, nôn ói.
- Đau tức ngực, đau vùng thượng vị.
- Đắng miệng, miệng tiết nhiều nước bọt.
- Khó nuốt, nuốt nghẹn, đau khi nuốt.
- Có thể mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ho,…
Bệnh trào ngược dạ dày ở giai đoạn A là giai đoạn điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan hoặc không có phương pháp điều trị đúng có thể chuyển sang giai đoạn B.
Ở giai đoạn này, ống thực quản và dạ dày của người bệnh đã xuất hiện nhiều vết trợt loét hơn. Các vết loét có kích thước lớn hơn 5mm cùng với những triệu chứng khó chịu khác
- Tần suất bị trào ngược trong ngày nhiều hơn, ợ chua diễn ra liên tục và kèm cảm giác nóng rát khó chịu.
- Khó nuốt thức ăn hơn, đau khi nuốt hoặc bị nghẹn, buồn nôn khi nuốt.
- Đau âm ỉ vùng bụng trên rốn.
Vì thế để giảm ợ chua, bạn cần phải thay đổi những thói quen cũ kết hợp với việc điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Các cách giảm ợ chua thường xuyên an toàn
3.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống
Những thói quen thường ngày ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn. Hãy áp dụng những thói quen có ích cho dạ dày và hạn chế những thứ gây hại.
- Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh với lượng chất béo hạn chế. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi.
- Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính.
- Ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế nói lúc ăn để giảm lượng không khí chui vào dạ dày.
- Tránh nằm xuống ngay sau khi ăn, nên vận động nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa.
- Tránh nâng vật nặng, hoạt động mạnh hoặc tập thể dục ngay sau khi ăn có thể hạn chế được ợ chua sau khi ăn.
- Không nên dung nạp các tác nhân có thể kích ứng dạ dày: rượu, caffeine, thức ăn cay, sữa nguyên kem, thực phẩm có ga, thực phẩm có tính axit, như cà chua, chanh hoặc nước cam.
- Giảm cân có thể giúp giảm các triệu chứng ợ chua bằng cách giảm áp lực đến vùng bụng.
- Tránh hút thuốc lá.
- Kiểm tra các loại thuốc hiện có đang sử dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại thuốc bớt hại cho dạ dày. Một số loại thuốc gây hại cho dạ dày khi sử dụng trong thời gian dài như aspirin (Bayer, v.v.), ibuprofen (Motrin, Advil, Nuprin, v.v.) Naproxen (Naprosyn, Aleve).
3.2. Thực hiện đúng các món ăn nên ăn và nên kiêng
3.2.1. Thực phẩm tốt cho ợ chua thường xuyên
Một số thực phẩm, thức ăn có thể giúp bạn cải thiện chứng ợ chua thường xuyên. Chúng bao gồm:
- Chất xơ dễ tiêu hóa: Từ chuối chín, gạo lứt, bí đỏ, rau xanh,… có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và loại bỏ 1 số độc tố ra khỏi đường tiêu hóa.
- Chất đạm: Từ thịt nạc, thịt gà, đậu,… có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, hạn chế trào ngược gây ợ chua.
- Trái cây có hàm lượng axit thấp: dưa hấu, táo, lựu, nho,… cung cấp nhiều nước, vitamin và khoáng chất mà không khiến cho dạ dày tăng sản xuất axit.
- Nước dùng xương: Nước dùng xương rất giàu Collagen chống viêm trong ruột hiệu quả.
- Bơ hạnh nhân: Chứa ít chất béo bão hòa và cung cấp nhiều Magie, Vitamin E và Canxi.
3.2.2. Thực phẩm bạn nên tránh
- Hạn chế sữa nguyên chất: Như kem và sữa chua béo. vì nó có thể làm tăng axit dạ dày và làm thư giãn cơ thắt thực quản.
- Thịt: Tránh các loại thịt nhiều chất béo và các món ăn nhiều gia vị như thịt xông khói, xúc xích, hamburger, gà rán, salami, pastrami, pepperoni,….
- Tránh các thực phẩm chiên rán: Như khoai tây chiên và thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Gia vị, thảo mộc và gia vị: Các loại thảo mộc tươi hoặc khô như bột cà ri, bột ớt, ớt cayenne hoặc hạt tiêu, mù tạt kích ứng dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn.
- Socola: Làm tăng axit dạ dày, vì vậy tốt nhất nên tránh bất kỳ loại kẹo, món tráng miệng hoặc đồ nướng nào có chứa nó.
- Đồ uống: Tránh cà phê và rượu, làm tăng axit và kích thích dạ dày và thực quản. Các loại nước ép từ hoa quả giàu tính axit như cam, chanh, cà chua,.. cũng nên hạn chế.
3.3. Áp dụng một số mẹo chữa an toàn từ thiên nhiên
Sử dụng 1 số mẹo từ thiên nhiên có thể giúp bạn làm giảm cảm giác ợ chua thường xuyên nhanh chóng:
- Trà hoa cúc: có tác dụng giúp trung hòa axit dạ dày, giảm căng thẳng tuyệt vời và thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn sử dụng khoảng 10-15g hoa cúc khô đun lấy 200 – 300ml nước. Dùng nước trà hoa cúc xen kẽ với nước lọc trong ngày. Nên giữ ấm để uống.
- Trà gừng: Bạn dùng khoảng 3g gừng khô đem hãm thành trà uống sau khi ăn 30 phút. Có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả kháng viêm.
- Nước ép nha đam: Nha đam lọc lấy phần thịt trắng ngâm với nước muối 30 phút. Đem ép lấy 1 cốc nước và uống sau khi ăn trưa 30 phút. Nước nha đam có tác dụng làm mát, làm dịu dạ dày.
- Nước ép rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm dịu dạ dày đang nóng rát. Bạn dùng khoảng 100g rau má rửa sạch ngâm nước muối 30 phút. Cho rau má vào xay rồi lọc lấy 1 cốc nước. Uống trước khi ăn tối 30 phút.
- Giấm táo: Có tác dụng cân bằng lượng axit trong dạ dày và cải thiện tiêu hóa hiệu quả. Bạn dùng 2-3 thìa giấm táo pha với 1 cốc nước lọc và uống sau ăn trưa 30 phút.
3.4. Đi khám ngay để có cách điều trị thích hợp
Đi khám là điều bạn nên làm ngay khi thấy chứng ợ chua thường xuyên, đặc biệt là khi:
- Chứng ợ nóng xảy ra hơn hai lần một tuần
- Các triệu chứng vẫn tồn tại mặc dù sử dụng thuốc không kê đơn
- Khó nuốt, đau khi ăn.
- Bạn bị buồn nôn hoặc nôn kéo dài
- Bạn bị sụt cân vì kém ăn hoặc khó ăn.
Đi khám bác sĩ sẽ giúp bạn xác định được tình trạng cụ thể của mình từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Bạn không nên tiếp tục điều trị tại nhà khi các triệu chứng ngày càng trầm trọng và không uống thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những giải pháp trên đây hy vọng sẽ là “cứu cánh” giúp bạn thoát khỏi ợ chua thường xuyên nhanh chóng. Nếu có thắc mắc, bạn hãy để lại câu hỏi ngay phía dưới bài viết để chúng tôi giải đáp nhé.