Bạn có thường xuyên cảm thấy nóng rát dạ dày? Bạn có biết rằng nóng rát dạ dày là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là ung thư dạ dày? Bạn có đang sử dụng thuốc để giảm nóng rát dạ dày mà không biết rõ nguồn gốc, thành phần và tác dụng phụ của chúng? Nếu bạn đang gặp những vấn đề trên, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu cách chọn thuốc hiệu quả và an toàn cho nóng rát dạ dày.
Nội dung bài viết
Nóng rát dạ dày là hiện tượng gì?
Nóng dạ dày là hiện tượng rất phổ biến, nhiều người mắc phải. Có khoảng 7% dân số nước ta mắc chứng nóng dạ dày. Tuy nhiên mức độ biểu hiện của các triệu chứng khác nhau khá nhiều. Những tình trạng phổ biến nhất mà người nóng dạ dày phải đối mặt là:
- Buồn nôn, ợ chua, ợ hơi: Khi bị nóng dạ dày, những thức ăn đưa vào dạ dày chưa được tiêu hóa hết sẽ gây ra chứng trào ngược dạ dày, buồn nôn và ợ chua. Triệu chứng ngày xảy ra nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng đến thanh quản, gây tụt huyết áp và mất nước.
- Đau bụng, đầy bụng: Những cơn đau thượng vị sẽ thường xuyên xuất hiện với tần suất và mức độ ngày càng tăng.
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa: Khi bị nóng dạ dày, chức năng của hệ tiêu hóa không ổn định kèm theo miệng đắng, giảm vị giác.
- Bụng cồn cào: Người bị nóng dạ dày sẽ thường xuyên cảm thấy bụng cồn cào, đau rát ngay cả khi đã ăn.
Nếu bạn mới mắc phải những triệu chứng trên, tình trạng nóng dạ dày của bạn vẫn ở mức nhẹ và có thể chưa cần sử dụng thuốc. Nếu thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các triệu chứng nóng dạ dày và có cách điều trị sớm.
Còn với tình trạng nóng dạ dày ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là sẽ cải thiện đáng kể.
Nếu việc điều chỉnh hợp lý và phát huy hiệu quả, bạn có thể hết nóng dạ dày. Bạn không nên chủ quan cả kể với những triệu chứng nóng dạ dày nhẹ. Trường hợp để lâu, những triệu chứng nóng dạ dày có thể phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm như trào ngược dạ dày thực quản.
☛ Bạn hãy xem chi tiết: Triệu chứng nóng dạ dày
Nguyên nhân gây nên tình trạng nóng rát dạ dày
Việc xác định được nguyên nhân gây nóng dạ dày là vấn đề cần thiết, bởi có xác đinh được nguyên nhân thì mới xác định được cần sử dụng loại thuốc nào cho phụ hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nóng dạ dày bạn có thể tham khảo:
Do thói quen ăn uống không khoa học: Ăn các thực phẩm cay, chua, nóng, mỡ, ăn quá no, bỏ bữa, ăn không đúng bữa… làm kích thích niêm mạc dạ dày và tăng lượng axit trong dạ dày, gây nóng rát và loét dạ dày. Uống rượu bia, đồ uống có ga, có caffein cũng làm tăng lượng axit trong dạ dày và gây kích ứng niêm mạc.
Do căng thẳng tâm lý: Những người bị căng thẳng trong thời gian dài thường gặp tình trạng trì trệ quá trình tiêu hóa, khiến axit trong dạ dày cao, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, nóng dạ dày, khàn giọng…
Do ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) như Aspirin, Celecoxib, Ibuprofen, Naproxen, Ketoprofen… có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng nóng dạ dày.
Do bệnh lý: nóng dạ dày là một trong những triệu chứng một số bệnh lý liên quan đến dạ dày. Một số bệnh lý thường gặp có thể kể đến như: viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày, tình trạng ruột kích thích hoặc trào ngược dạ dày thực quản…
Thuốc trị nóng rát dạ dày
Để biết xem nóng dạ dày uống thuốc gì thì điều đầu tiên các bạn cần đến các phòng khám, bệnh viện đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế khám để tìm nguyên nhân xem mình bị nóng dạ dày do sao. Tuyệt đối không nên đi khám tại những cơ sở khám chữa bệnh không đảm bảo vì có thể khiến bạn tiền mất, tật mang.
Khi đã rõ nguyên nhân gây chứng nóng dạ dày các bạn nên tuân thủ tuyệt đối lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia y tế về cách điều trị cũng như lưu ý trong sinh hoạt. Thực hiện đúng phác đồ điều trị, đúng lộ trình sử dụng thuốc sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện chứng nóng dạ dày của mình.
Thông thường, người bị nóng dạ dày thường được chỉ định sử dụng những loại thuốc sau tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý:
- Thuốc kháng acid: Có tác dụng giúp người bị nóng dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc này làm giảm độ axit trong dạ dày và làm lành các vết loét. Một số loại thuốc kháng acid là Maalox, Pepto – Bismol, Magnesia, Gelusil, Alusi, Hull…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của axit và các yếu tố gây kích ứng. Thuốc này tạo ra một lớp màng bao phủ lên niêm mạc dạ dày và giúp làm giảm cảm giác nóng rát. Một số loại thuốc bảo vệ dạ dày phổ biến là: Sucralfate, Misoprostol…
- Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng giúp làm giảm sự bài tiết axit của tế bào trong niêm mạc dạ dày. Thuốc này có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh liên quan đến tăng tiết acid như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản… Một số loại thuốc ức chế bơm proton có thể kể đến như: Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole…
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm nóng dạ dày
Trong quá trình sử dụng thuốc giảm nóng dạ dày các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không tự ý mua thuốc uống nếu chưa có sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, loại thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Không nên tự ý tăng liều lượng nếu uống chưa chất dấu hiệu nóng dạ dày được cải thiện.
- Nếu trong quá trình uống gặp bất cứ dấu hiệu khác thường nào cần dùng lại và thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
- Tăng cường tập thể dục thể thao.
- Cần thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đi khám ngay khi thấy tình trạng nóng dạ dày nặng hơn.
Thực phẩm giúp giảm nhanh nóng dạ dày tại nhà
Khi bị nóng dạ dày, ngoài sử các loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ các bạn cũng có thể sử dụng một số thực phẩm loại giúp làm giảm nóng dạ dày nhanh chóng tại nhà như:
- Nhóm thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày: Một số thực phẩm giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại mà bạn nên bổ sung hàng ngày là sữa, bánh ngọt, mật ong, nghệ,…Các thực phẩm trên chứa chất kháng khuẩn tự nhiên sẽ giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ.
- Nhóm thực phẩm giúp làm lành vết loét dạ dày: Tình trạng loét dạ dày làm ra tăng triệu chứng nóng dạ dày và khiến các bệnh về dạ dày phát triển. Trước khi điều trị bằng thuốc, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm có tác dụng làm lành vết loét dạ dày như tôm, cá, bắp cải,…Các thực phẩm trên có tác dụng như những vị thuốc chữa lành vết thương và gia tăng khả năng tự phục hồi cho dạ dày.
- Nhóm thực phẩm giúp giảm đau dạ dày: Nóng dạ dày gây ra những cơn đau khó chịu. Bạn có thể làm giảm những cơn đau bụng vì nóng dạ dày bằng những thực phẩm như lá mơ, chanh, đu đủ,…Những thực phẩm trên có chứa chất giảm đau tự nhiên hoặc giúp làm dịu dạ dày, hạn chế những cơn đau.
- Nhóm thực phẩm giúp giảm axit dạ dày: Nồng độ axit tăng cao là một trong số những nguyên nhân gây nóng dạ dày. Bạn có thể làm giảm axit dạ dày bằng cách sử dụng những thực phẩm sau đây: dưa chuột, cháo, gừng, hạnh nhân, dấm táo, dầu oliu, salad tươi, nha đam, trà thảo dược,…
☛ Tham khảo thêm tại: Nóng Dạ Dày Ăn Gì?
Sử dụng Gastosic giúp giảm nóng dạ dày hiệu quả
Ngoài những nhóm thực phẩm trên, bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm Gastosic để đánh bay những cơn trào ngược dạ dày hay ợ nóng, ợ hơi hây nóng rát dạ dày khó chịu.
Được nghiên cứu & phát triển dựa trên sự thấu hiểu được căn nguyên của trào ngược dạ dày thực quản. Đó là do căng thẳng, stress, tiêu hóa kém, tiền sử bệnh lý dạ dày. Gastosic là thành tựu của công trình nghiên cứu khoa học kéo dài hơn 5 năm với gần 100 công thức dạ dày, nhằm tìm ra một công thức tối ưu nhất giúp “giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày của riêng người Việt”.
Chính vì thế sản phẩm Gastosic đã phát huy được tối đa hiệu quả tác dụng:
- Đem lại cảm giác thoải mái
- Làm dịu những cơn đau nhanh chóng
- Kích thích tiêu hóa và giảm acid dịch vị.
- Đặc biệt làm nhanh lành những vết loét nguy hiểm.
>> Các bạn có thể xem chi tiết thông tin về sản phẩm tại đây
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Nóng dạ dày uống thuốc gì còn phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Bạn nên lựa chọn cách chữa trị tại nhà bằng một số loại thực phẩm nếu như nóng dạ dày ở mức nhẹ. Trường hợp phải lựa chọn điều trị bằng thuốc, bạn nên tuân thủ ý kiến bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt.