Ợ hơi nhiều cũng có thể là báo hiện của các vấn đề sức khỏe. Một số trẻ bị trào ngược axit dạ dày sớm, cha mẹ cần lưu ý để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh bị ợ hơi nhiều
Ợ hơi là phản ứng tự nhiên của bé nhằm đẩy không khí ra ngoài. Nếu bé không ợ hơi thì cha mẹ cần giúp, nếu không bé rất dễ bị trớ. Trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên chính bé không thể điều chỉnh được hoạt động của các cơ quan.
Tuy nhiên ợ hơi nhiều cũng là báo hiện của các vấn đề sức khỏe. Một số trẻ bị trào ngược axit dạ dày sớm, cha mẹ cần lưu ý để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ bị trào ngược axit dạ dày, trẻ sẽ có một số biểu hiện như sau:
- trẻ ợ hơi nhiều
- trẻ nôn trớ sau khi ăn
- trẻ ho khan
- trẻ quấy khóc
- trẻ không chịu ăn
- trẻ tăng cân kém, thậm chí không tăng cân hoặc sụt cân
- trẻ bị khó thở, thở khò khè ra tiếng
Trào ngược axit dạ dày có thể khiến trẻ bị đau, nhưng trẻ không thể nói ra được cảm giác của mình nên chính cha mẹ cần phát hiện ra những biểu hiện lạ của con. Tuy ở hơi không phải biểu hiện nghiêm trọng, nhưng nó cũng chính là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày. Cha mẹ cần đặc biệt theo dõi để phát hiện sớm bệnh và đưa trẻ đi khám, điều trị ngay khi phát hiện ra.
Cách cho bé ăn để tránh bị hơi nhiều
Nếu cha mẹ đang lo lắng bởi bé bị ợ hơi nhiều, dưới đây là một số cách để giúp trẻ sơ sinh tránh bị đầy bụng ợ hơi, nôn trớ sau khi ăn: cách giữ bình, cách cho bé ăn, cách vuốt lưng cho trẻ ợ hơi.
Khi cho trẻ sơ sinh bú bình, mẹ cần phải lưu ý cách giữ bình sao cho đúng. Khi mẹ bế bé cho bé ăn, một tay tay mẹ phải dựng thẳng bình sữa. Rất nhiều bà mẹ trẻ do không chú ý cách cầm bình sữa, nên theo quán tính thường ngả bình sữa phía sau, điều này rất không tốt.
Sữa lúc nào cũng phải đầy núm ti của bình sữa, nếu sữa chỉ lấp đầy một nửa núm ti thì trẻ sơ sinh sẽ mút phải không khí. Mút phải quá nhiều không khí dư thừa từ bình sữa, bé sẽ bị đầy bụng, ợ hơi nhiều. Tình trạng đó hoàn toàn không tốt cho em bé dù cho ợ hơi vốn không phải dấu hiệu nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
Tiếp theo, khi cho bé bú sữa bình, mẹ phải cho bé ngậm sâu núm vú và đặt dốc núm vú vừa phải. Cách tốt nhất là mẹ hãy chọn cho em núm vú có khấc để tránh lượng không khí dư thừa. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại bình sữa giúp hạn chế việc em bé nuốt phải không khí.
Mẹ cần lưu ý cách ngậm vú của em bé, bé cần ngậm trọn núm vú ( theo cách gọi của nhiều bác sĩ đó gọi là lực âm).
Sau khi em bé ăn xong, mẹ cần phải bế bé lên để vỗ ợ hơi. Bởi nếu chẳng may em bé nuốt phải không khí thì cha mẹ sẽ cần tìm cách đẩy không khí ra ngoài cơ thể bé. Cách thứ nhất, mẹ có thể đứng, bế bé áp nửa mặt lên ngực mẹ và ngả ra vỗ nhẹ. Mẹ sử dụng một lực vừa đủ, vỗ nhẹ lưng bé theo chiều từ dưới lên trên, không được vỗ theo chiều ngược lại.
Hành động vuốt nhẹ nhằm mục đích giúp bé ợ lên nếu mút phải không khí, nếu bé hoàn toàn không mút phải không khí thì bé sẽ không ợ. Mẹ có thể hình dung trong dạ dày của bé phân thành những đoạn: sữa, không khí, sữa. Hành động vuốt nhẹ lưng của mẹ sẽ giúp đẩy phần không khí dư thừa ra khỏi miệng của trẻ; bởi đường ruột của trẻ không có nếp gấp cong như người lớn mà như một đường thẳng. Tóm lại, sau khi bé ăn xong mẹ cần tìm cách đẩy không khí ra ngoài để bé không bị trớ, không bị ợ hơi nhiều.
Nếu như cách bế này khiến cho các mẹ lúng túng do đầu bé không cố định, mẹ có thể ngồi xuống, một tay áp đầu bé vào ngực mình, một tay vỗ nhẹ. Tùy theo cách bế nào là mẹ cảm thấy bế bé dễ nhất thì mẹ nên chọn.
Sau khi mẹ ăn no, nguyên tắc là phải đặt bé nằm nghiêng, nghiêng cả hai bên. Nguyên nhân bởi vì miếng cuối em bé ăn xong lưỡi sẽ uốn lên để giữ sữa trong miệng dù là bú ti mẹ hay bú bình. Chính bởi miếng cuối bé hay ngậm trong miệng nên mẹ phải đặt nằm nghiêng để em bé nuốt hoặc sữa sẽ chảy ra ở khóe miệng.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ