Theo thống kê, số ca mắc đau dạ dày nước ta đang tăng cao. Đây là vấn đề về sức khỏe rất phổ biến, gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc nắm rõ nguyên nhân gây đau dạ dày là điều cần thiết để phòng tránh bệnh.
Nội dung bài viết
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị rối loạn chức năng vận động hoặc bị tổn thương. Những cơn đau dạ dày thường khởi phát từ vùng bụng trên rốn (vùng thượng vị), đau lan rộng ra hai bên và đau ở phía sau lưng. Ngoài cảm giác khó chịu, đau quặn, bệnh nhân còn gặp phải triệu chứng đau dạ dày như: đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn,… làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh chính là cách điều trị và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp.
1. Bệnh lý về dạ dày
Nguyên nhân gây đau dạ dày là do người bệnh đang gặp phải các bệnh lý về dạ dày như:
- Trào ngược dạ dày (hay trào ngược axit): Tình trạng dịch vị tại dạ dày trào ngược lên vùng thực quản gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, ăn không ngon hay đau thượng vị,…
- Viêm loét dạ dày: Đây là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng và lâu dần tạo thành những vết loét. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit,…
- Bệnh Crohn: Đây là tình trạng viêm mô ruột mãn tính từng vùng. Triệu chứng phổ biến của bệnh thường là đau bụng tại vùng dạ dày, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, suy dinh dưỡng,…
- Ung thư dạ dày: Bệnh là sự phát triển không bình thường của các mô trong dạ dày. Thường trong giai đoạn đầu sẽ không xuất hiện triệu chứng. Song, khi các tế bào ung thư phát triển sẽ gây ra các triệu chứng gồm đau dạ dày, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
2. Stress
Khi căng thẳng, stress sẽ làm cho cơ thể giải phóng các hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Điều này làm ảnh hưởng đến nhu động ruột và sự co bóp của dạ dày, gây ra những triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, đau bụng,… Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài cũng làm hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, từ đó gây ra đau dạ dày.
3. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày, cụ thể như:
- Người bệnh thường xuyên ăn đồ cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, đồ chua.
- Thường xuyên sử dụng đồ uống như rượu, bia, nước ngọt có gas, trà đặc, cà phê.
- Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những thói quen ăn uống nói trên đều là tác nhân gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hoá. Do vậy, người bệnh cần phải xây dựng thói quen ăn uống khoa học, điều độ để bảo vệ sức khoẻ.
☛ Xem thêm: 9 cách giảm cơn đau dạ dày cấp tốc
4. Lối sống sinh hoạt
Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây ra những cơn đau dạ dày.
- Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ giấc, ăn khuya.
- Để bụng quá no hoặc quá đói, ăn nhanh.
- Không tập trung khi ăn uống, vừa ăn vừa đọc truyện, xem tivi, điện thoại.
- Hoạt động mạnh và nằm ngủ ngay sau khi ăn.
- Cẳng thẳng, lo âu kéo dài, thức khuya.
Những thói quen trên sẽ khiến cho các axit dạ dày hoạt động mạnh hơn bình thường, từ đó làm tổn thương vùng niêm mạc dạ dày. Nếu trình trạng này diễn ra lâu dài, dạ dày sẽ trở nên yếu đi và dễ mắc các vấn đề về sức khoẻ như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày do khả năng chống chịu của niêm mạc giảm sút.
5. Rối loạn nội tiết
Mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến những rối loạn về hệ tiêu hóa ở nữ giới. Cụ thể, rối loạn nội tiết tố có thể biểu hiện qua một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn hoặc nôn, khó tiêu, không có cảm giác muốn ăn, đầy hơi và đau dạ dày.
Ngoài ra, những người bệnh mắc một số rối loạn chức năng nội tiết như bệnh Hashimoto, suy giảm tuyến giáp, tuyến yên, thiểu năng tuyến cận giáp… cũng có nguy cơ mắc bệnh dạ dày rất cao.
6. Thuốc kháng sinh
Nếu người bệnh sử dụng lâu dài một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng sinh liều cao có thể gây ức chế hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn đối với dạ dày như tình trạng viêm loét, xuất huyết dạ dày,…
Ngoài ra, một số loại thuốc thường được sử dụng cũng có thể gây khó chịu cho dạ dày và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, gây đau bụng. Ibuprofen, Naproxen cũng có thể gây ợ nóng và kích ứng dạ dày.
- Thuốc kháng sinh thường được biết đến với công dụng điều trị nhiễm trùng, diệt vi khuẩn. Tuy vậy, một số loại kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh tiêu hoá dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy.
- Thuốc Cholesterol trong một số trường hợp có thể gây táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy.
- Thuốc giảm đau Opioid như Oxycodone, Hydrocodone,… có thể gặp phải các tình trạng táo bón, buồn nôn, co thắt và đầy hơi.
- Một số thực phẩm bổ sung chất sắt có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nếu sử dụng không đúng cách.
- Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc như corticoid, NSAIDs (thuốc kháng viêm không chứa steroid) cũng có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày cao hơn so với người bình thường. Điều này là do các loại thuốc trên có tác dụng ức chế prostaglandin, một trong những nguyên nhân góp phần gây bệnh loét dạ dày – tá tràng.
- Thuốc điều trị ung thư có thể gây ra một số tác dụng phụ là đau dạ dày.
7. Dị ứng
Một số người mắc bệnh Celiac – không dung nạp được gluten cũng rất dễ bị đau dạ dày. Đây là bệnh dị ứng với thực phẩm có chứa gluten trong lúa mạch, bột mỳ và yến mạch.
Khi người bệnh ăn phải thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch sẽ tấn công niêm mạc ruột non khiến chúng không thể hấp thụ các dưỡng chất ở thức ăn. Điều này làm cho người bệnh bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt. Bệnh sẽ gây đau dạ dày từ nhẹ đến nặng, kèm theo đó là triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
Nếu thấy nghi ngờ bản thân bị dị ứng hoặc không dung nạp được một số loại thực phẩm, người bệnh nên thăm khám bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết để có chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó, tránh tiêu thụ các thực phẩm gây dị ứng để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.
☛ Đọc thêm: Tổng hợp các cách giảm đau dạ dày!
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, người bệnh đã biết rõ hơn về nguyên nhân gây đau dạ dày. Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến tổng đài miễn cước 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết nhất!