Hiện tượng trào ngược dạ dày là căn bệnh mãn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây nhiều phiền toái cho người bệnh từ các triệu chứng bệnh cho đến chế độ ăn uống hằng ngày.
Tuy nhiên, thói quen ăn uống có thể cải thiện hoặc gia tăng các triệu chứng bệnh. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm đúng là yếu tố rất quan trọng bên cạnh việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng trong điều trị bệnh.
Nội dung bài viết
Ăn uống theo nguyên tắc giảm axit
Nguyên nhân của hiện tượng trào ngược dạ dày được xác định là do các chất chứa trong dạ dày như axit, dịch tiêu hóa,… không ở yên trong dạ dày mà tràn từng lúc hay thường xuyên lên thực quản. Vì vậy, người mắc chứng trào ngược dạ dày cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:
- Sử dụng các thực phẩm có khả năng trung hòa axit.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích thích tới cơ thắt thực quản dưới hoặc làm tăng tiết axit dạ dày.
Các thực phẩm nên ăn cho người có hiện tượng trào ngược dạ dày
- Các thực phẩm có khả năng trung hòa axit: bánh mỳ, bột yến mạch,… Ăn bột yến mạch vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, không chỉ vậy, bột yến mạch còn được coi là “cứu tinh” của người trào ngược dạ dày. Bột yến mạch có thể ăn trực tiếp (hòa với nước ấm, sữa tươi) hoặc chế biến thành các món súp, cháo, các món bánh,…
- Đạm dễ tiêu: Người mắc chứng trào ngược dạ dày cần tránh ăn thịt gà (loại thịt có tính nóng) hay thịt vịt (loại thịt có tính hàn), thay vào đó, nên chọn thịt thăn lợn, lưỡi lợn, tim, thịt ngan. Đó là các loại đạm dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu chất xơ: các loại rau xanh, đậu đỗ,… (nên ngâm các hạt đậu qua đêm để làm mềm hạt trước khi sử dụng).
- Gừng: gừng được coi là “thần dược” đối với các bệnh dạ dày do có tác dụng kháng viêm, đặc biệt đối với những người trào ngược dạ dày có mắc thêm bệnh viêm dạ dày, đi ngoài phân sống.
- Chọn sữa dê hoặc sữa bò tách kem (sữa bò nguyên kem có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng trào ngược dạ dày): đây là hai loại sữa giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Nên uống sữa ấm, sau bữa ăn khoảng 2 giờ.
- Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su thường xuyên có thể kích thích sản xuất nước bọt. Nước bọt có tính kiềm, giúp trung hòa axit và đẩy axit xuống dạ dày. Tuy nhiên, cần tránh loại có vị bạc hà, vì bạc hà có thể làm yếu cơ thắt thực quản dưới.
Những thực phẩm bệnh nhân có hiện tượng trào ngược dạ dày không nên ăn
- Thực phẩm có vị chua: quýt, dưa chua, xoài, dấm, chanh…
- Chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Đồ ăn, đồ uống có ga; đồ cay nóng: nước giải khát/nước khoáng có ga, tiêu, ớt, hành, tỏi, bạc hà,…
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo: đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,…
6 loại rau củ tốt cho người có hiện tượng trào ngược dạ dày
Một trong những biện pháp dễ dàng và hiệu quả giúp giảm và trung hòa axit, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người trào ngược dạ dày là bổ sung một số loại rau củ tốt cho dạ dày vào thực đơn hằng ngày như:
- Khôi tía: giúp kháng viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo, giảm gia tăng axit dạ dày.
- Cỏ lào: giúp kháng viêm, sát trùng vết loét.
- Khương hoàng: Giúp giảm đau, nhanh liền vết loét.
- Loét mồm: Kháng viêm, làm dịu cơm đau, chống ợ chua.
- Tam thất nam: Trị chứng đầy bụng, khó tiêu, chống môn mửa.
- Cam thảo: Làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, stress – thủ phạm “giấu mặt” gây trào ngược dạ dày