Trào ngược axit dạ dày là một tình trạng thường gặp ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Sự khó chịu từ cảm giác nóng rát và đau khi axit dạ dày trào lên thực quản, không chỉ gây sự lo lắng về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học và các phương pháp điều trị tiên tiến, việc kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng trào ngược axit dạ dày trở nên khả thi. Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị trào ngược axit dạ dày như nào nhé.
Nội dung bài viết
Trào ngược axit dạ dày là gì?
Trào ngược axit dạ dày là tình trạng mà axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích thích, nóng rát, đau ở ngực, ợ chua, khó nuốt và các triệu chứng khác. Trào ngược axit dạ dày có thể gây ra các biến chứng như viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, Barrett thực quản và ung thư thực quản. Để điều trị trào ngược axit dạ dày, trước tiên bác sĩ cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sau đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
☛ Xem đầy đủ về: Trào ngược axit dạ dày
Chẩn đoán trào ngược axit dạ dày
Cần phải chẩn đoán đúng tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Để xác định chính xác tình trạng trào ngược axit dạ dày của bạn, bác sỹ cần có những chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng như tiền sử các dấu hiệu và triệu chứng song song với việc khám sức khỏe tổng thể.
Trong một số trường hợp dấu hiệu triệu chứng trào ngược không rõ ràng, hoặc cần kiểm tra các biến chứng bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm thăm dò axit (pH), chụp X-quang hay nội soi đường tiêu hóa trên….. Cụ thể như sau:
Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên quan trọng và không thể thiếu trong việc chẩn đoán trào ngược axit dạ dày. Bác sĩ cần phải xác định các triệu chứng liên quan, các yếu tố gây trào ngược như thói quen ăn uống, cách nằm ngủ, thói quen hút thuốc, và sử dụng thuốc.
Bác sĩ có thể sử dụng một bảng câu hỏi về triệu chứng để định hình rõ hơn về tình trạng bệnh của bệnh nhân. Các câu hỏi có thể liên quan đến mức độ đau, thời điểm xảy ra triệu chứng, và những yếu tố khác liên quan. Những triệu chứng thường gặp như đau thắt ngực, đau rát thực quản, cảm giác trào ngược axit, hay khó tiêu sẽ được tập trung xem xét.
Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải làm thêm các xét nghiệm để giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Xét nghiệm thăm dò axit (pH)
Trong một số trường hợp sẽ được chỉ định làm xét nghiệm này. Đây là xét nghiệm thăm dò nồng độ axit (pH) trong thực quản. Xét nghiệm này là sẽ dùng một máy theo dõi được đặt trong thực quản của bạn để xác định thời điểm và thời gian axit dạ dày trào ngược lên đó. Màn hình kết nối với một máy tính nhỏ sẽ được đeo quanh eo hoặc vai bạn.
Máy này được luồn qua mũi với ống thông mỏng, mềm vào thực quản. Thiết bị này có thể theo dõi chỉ số pH nồng độ axit trong thực quản trong thời gian đặt (có thể là 2 ngày). Nhờ đó đánh giá mức trào ngược axit như nào để có chỉ định tiếp theo.
Chụp X-quang đường tiêu hóa trên
Bạn có thể được chỉ định chụp X quang đường tiêu hóa trên trong một số trường hợp như cần chẩn đoán tình trạng hẹp thực quản gây khó nuốt.
Chụp X-quang này yêu cầu bạn uống một chất lỏng màu phấn. Để chất lỏng này tạo thành lớp bao phủ bên trong đường tiêu hóa của bạn. Lớp phủ cho phép bác sĩ nhìn thấy rõ hơn hình ảnh niêm mạc thực quản và dạ dày của bạn. Từ hình ảnh sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược axit của bạn.
Nội soi đường tiêu hóa trên
Trong một số trường hợp như cần độ chính xác cao sẽ được chỉ định nội soi đường tiêu hóa trên. Thủ tục này này được thực hiện để tìm kiếm bất kỳ tổn thương nào trong thực quản của bạn. Một ống mỏng, linh hoạt có gắn máy quay video được đưa qua mũi và di chuyển xuống cổ họng vào thực quản. Máy sẽ gửi ảnh đến màn hình video. Từ đó bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương ở thực quản và có hướng điều trị phù hợp.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Nội soi trào ngược dạ dày
Giải pháp cải thiện trào ngược axit dạ dày
Giải pháp khắc phục cho trào ngược axit dạ dày luôn được đề cập đầu tiên bởi bệnh ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên liên quan đến lối sống cũng như chế độ ăn uống của bệnh nhân. Khắc phục cũng luôn được bác sĩ khuyên cho tất các các trường hợp điều trị. Sau đây là cụ thể các giải pháp bao gồm: chế độ dinh dưỡng, cách nằm ngủ, và vận động sao cho phù hợp với tình trạng trào ngược axit dạ dày.
Dinh dưỡng
Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị trào ngược axit dạ dày. Với những gì bạn ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày.
Các nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản bao gồm:
- Tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ chiên, mỡ nhiều, thức ăn có nhiều gia vị và chất cay.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thức uống có cồn, cà phê, đồ uống có gas và nước trái cây axit.
- Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả và ngũ cốc nguyên hạt.
Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng dành cho người bị trào ngược axit dạ dày, bạn cũng nên thực hiện các nguyên tắc ăn uống sau:
- Nên ăn uống đúng cách, không ăn quá no, không ăn quá nhanh
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và không ăn gì trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ
- Ăn ít và thường xuyên, tránh ăn quá no và ngủ sau khi ăn.
☛ Đọc chi tiết: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Cách nằm ngủ
Bên cạnh ăn uống, tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng đến triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Một ngày thời gian bạn nằm ngủ chiếm ít nhất 1/3 ngày. Đây là thời gian mà dạ dày bị rơi vào tư thế dễ dàng bị trào ngược khi không có lực quán tính của trọng lực giúp (tư thế nằm ngang). Bạn cần lựa chọn tư thế ngủ ít bị ảnh hưởng hơn.
Một số cách nằm ngủ có thể giúp giảm tình trạng trào ngược bao gồm:
- Nằm nghiêng 30 độ lên phía trên, sử dụng gối cao hoặc nâng đầu giường để tránh dịch vị tràn trở lại thực quản.
- Không nên nằm nghiêng phải
- Không nên nằm ngay sau khi ăn hoặc uống
☛ Tìm hiểu rõ hơn về: Tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày
Vận động
Vận động đều đặn có thể giúp cải thiện triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Tuy nhiên, cần lưu ý một số nguyên tắc khi tập luyện:
- Tránh hoạt động vận động ngay sau khi ăn.
- Chọn các hoạt động nhẹ như đi bộ, yoga hoặc bơi lội. (Tham khảo: Bài tập yoga chữa bệnh trào ngược dạ dày)
- Đồng thời, tránh những bài tập có tác động mạnh đến dạ dày như chạy nhảy, nghiêng người và bẻ khớp quá mức.
Bên cạnh đó vận động như tập thể dục thể thao cũng góp phần trong việc duy trì cân nặng lý tưởng và giảm cân nếu béo phì hoặc thừa cân. Trong khi béo phì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và làm yếu cơ thắt thực quản dưới. Nên tập thể dục nhẹ nhàng và tránh các bài tập làm tăng áp lực lên bụng như uốn người hay nâng tạ.
☛ Xem cụ thể: Cách phòng chống trào ngược dạ dày
Phương pháp điều trị trào ngược axit dạ dày
Việc điều trị trào ngược axit dạ dày sẽ tùy theo mức độ của bệnh. Với trào ngược axit dạ dày bệnh nhân hay gặp nhất là viêm trợt thực quản ở đoạn nối tâm vị – thực quản. Điều trị trào ngược axit cũng cần dựa trên cơ sở sinh bệnh, biểu hiện lâm sàng. Chẳng hạn như có người có triệu chứng thì xảy ra với tần suất cường độ cao nhưng lại không có tổn thương gì ở thực quản. Trong khi có người thì không có triệu chứng rõ ràng thì lại có thể bị hẹp thự quản hoặc Barrett thực quản.
Để điều trị cần điều trị từng bước: kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng sống, làm liền sẹo các tổn thương nếu có, kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng. Các biện pháp điều trị bao gồm: thay đổi lối sống, điều trị nội khoa (dùng thuốc), điều trị ngoại khoa (nội soi và mổ mở). Cụ thể:
Thay đổi lối sống
Phần lớn các trường hợp nhẹ, mới bị chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bệnh cũng có thể được cải thiện. Tuy nhiên bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi lối sống và dùng thuốc không kê đơn. (Bạn có thể tham khảo mục giải pháp khắc phục ở mục trên).
Nếu bạn không thấy thuyên giảm trong vòng vài tuần, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc theo toa và xét nghiệm bổ sung.
Điều trị nội khoa (dùng thuốc)
Đây là phương pháp điều trị sử dụng các loại thuốc để kiểm soát, điều trị hoặc làm giảm triệu chứng của bệnh. Phương pháp điều trị nội khoa có 2 hướng. Trước tiên dùng các thuốc ức chế bơm proton (PPI), nếu không hiệu quả nghi có nhiễm Helicobacter pylori (HP) thì dùng đến thuốc chẹn histamine H2 ( loại thuốc khác gọi là chất đối kháng thụ thể H2).
Có một số loại thuốc đặc trị cần kiểm soát liều lượng bác sĩ có thể kê như sau:
Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là lựa điều trị ngay từ đầu. Thông thường các thuốc này với liều chuẩn hằng ngày trong 2 – 4 ngày đầu. Bệnh nhân thường đáp ứng tốt, giảm triệu chứng nhanh và đa số ổn định lâu cùng với tác dụng liền sẹo loét. Một số thuốc trong nhóm này có thể kể đến là:
- Omeprazole (Prilosec) viên 20mg, Thuốc này có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, có thể tạo ra vô toan. Cho thấy các triệu chứng lâm sàng biến mất từ những ngày đầu khi dùng thuốc. Nhưng omeprazole có thể làm giảm acid kéo dài, điều này dẫn đến làm tăng gastrin máu. Để mức gastrin trở về bình thường mất đến vài tuần sau khi ngưng thuốc. Các tác dụng phụ của thuốc này thường thấy là tiêu chảy, táo bón, đau đầu.
- Lansoprazole (Prevacid) là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai, sau 8 tuần điều trị tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày đạt 89 – 92% và diệt vi khuẩn HP 21 – 43%. Tác dụng phụ thuốc này ít gặp, nếu có là nhức đầu, buồn nôn, đi ngoài.
- Pantoprazole (Protonix) là thuốc được dung nạp tốt giúp liền sẹo nhanh, ít tác dụng phụ.
- Rabeprazole (Aciphex) có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn omeprazole. Thuốc này giúp kiểm soát acid nhanh chóng. Tác dụng phụ của thuốc này thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
- Esomeprazole (Nexium) có tác dụng ức chế tiết acid kéo dài được lâu hơn. Do trong công thức thuốc có đồng phân quang học S – không bị chuyển hóa bởi hệ men cytochrom P450 có trong gan. Thuốc này cũng ít tác dụng phụ, nếu có là nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.
Thông thường, bạn sẽ cần dùng loại thuốc này trong 4 hoặc 8 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng trào ngược axit.
Điều trị bằng thuốc chen histamine H2: Với trường hợp có nhiễm Helicobacter pylori (HP), có thể diệt vi khuẩn HP với phác đồ 3 thuốc ngắn ngày bao gồm: cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC) và nizatidine (Axid AR), sau đó tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton dài ngày, tùy sự đáp ứng của bệnh nhân.
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ do một số loại thuốc cần tuân theo liều lượng và thời gian sử dụng kéo dài khác nhau. Với từng mức độ trào ngược, bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng.
☛ Tìm hiểu thêm: Có nên dùng đơn thuốc trào ngược dạ dày của người khác?
Điều trị nội soi (xâm lấn tối thiểu)
Những trường hợp điều trị nội khoa (dùng thuốc) không kết quả, có thể xét điều trị phẫu thuật, ưu tiên trước nhất vẫn là điều trị nội soi để giảm thiểu xâm lấn. Trong đó có phẫu thuật nội soi Nissen – fundoplication và một phẫu thuật nội soi mới Phẫu thuật gây quỹ không rạch xuyên miệng (TIF). Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Phẫu thuật nội soi Nissen – fundoplication
Mục đích của phẫu thuật này là quấn xung quanh phần trên dạ dày tại vị trí cơ thắt thực quản dưới để thắt chặt cơ và ngăn tình trạng bị trào ngược. Phẫu thuật được thực hiện nội soi, xâm lấn tối thiểu.
Việc bọc cuốn này có thể là bọc toàn bộ hay bọc 1 phần tùy vào mức độ trào ngược. Có Nissen fundoplication (bọc toàn bộ) và Toupet fundoplication (bọc 1 phần).
Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Phẫu thuật cấy ghép thiết bị LINX
Phẫu thuật này được mô tả như sau: Một vòng các hạt từ tính nhỏ được quấn quanh chỗ nối của dạ dày và thực quản. Lực hút từ tính giữa các hạt đủ mạnh để giữ cho mối nối đóng lại với axit trào ngược, nhưng đủ yếu để cho phép thức ăn đi qua.
Phẫu thuật không rạch xuyên miệng (TIF)
Một thủ tục nội soi khác nữa là phẫu thuật không rạch xuyên miệng (TIF). Thủ tục mới này liên quan đến việc thắt chặt cơ vòng thực quản dưới bằng cách tạo ra một phần quấn quanh thực quản dưới bằng cách sử dụng dây buộc polypropylene. TIF được thực hiện qua miệng bằng cách sử dụng ống nội soi và không cần rạch phẫu thuật. Ưu điểm của nó bao gồm thời gian phục hồi nhanh chóng và khả năng chịu đựng cao.
Điều trị phẫu thuật mổ mở
Trong một số trường hợp trào ngược dạ dày có những biến chứng nguy hiểm cần phải thao tác chữa lành nhiều vị trí mà nội soi không thể thực hiện được bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật mổ mở.
Gastosic- Giải pháp an toàn hiệu quả cho trào ngược axit dạ dày
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, mang đến giải pháp hiệu quả giúp đẩy lùi các triệu chứng do trào ngược axit gây ra mà đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong đó, viên uống Gastosic – 100% từ thảo dược thiên nhiên đang được rất nhiều người tin dùng. Đây cũng là sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng kết hợp trong điều trị trào ngược axit dạ dày.
Điểm nổi bật của Gastosic là chứa thành phần Nano Curcumin được chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Curcumin là hoạt chất chính trong Nghệ vàng có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và thúc đẩy làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản. Trong Gastosic, Curcumin được bào chế dưới dạng siêu sinh khả dụng (Nano Curcumin), tăng tốc độ hấp thu lên đến 99%, mang đến hiệu quả vượt trội gấp 40 lần so với chiết xuất nghệ thông thường.
Ngoài ra, Gastosic còn bổ sung 8 thảo dược quý giúp hỗ trợ trung hòa acid dịch vị, đồng thời hạn chế kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, từ đó làm giảm xuất hiện các cơn trào ngược axit dạ dày, giảm nhanh triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, nóng rát dạ dày,…
Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, lành tính với cơ thể, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép và đang được lưu hành rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin liên quan đến các phương pháp điều trị trào ngược axit dạ dày và những biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 1800.6626 để được tư vấn chi tiết nhất!
Trang đã bình luận
Viết đầy đủ với cả giải thích dễ hiểu.