Đi bộ ở tốc độ khác nhau, tại các điểm thời gian khác nhau có lợi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng cơ thể. Đi bộ đúng cách có thể cải thiện tình trạng bệnh dạ dày trào ngược.
Nội dung bài viết
Đi bộ có tác động tới dạ dày trào ngược như thế nào?
Dạ dày trào ngược
Dạ dày trào ngược gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đau ngực, nóng rát cổ họng…Trong đó ợ nóng là dấu hiệu phổ biến nhất. Ợ nóng là một cảm giác nóng rát đau đớn ở khu vực ngay phía trên dạ dày do trào ngược axit và các chất dạ dày khác vào thực quản.
Nguyên nhân gây ra trào ngược axit là sự thư giãn của cơ vòng thực quản thấp hơn do: chế độ ăn uống kém, ít tập thể dục và béo phì mặc dù có thể có lý do sinh lý hoặc bệnh lý khác nữa.
Tuy trào ngược axit là một hiện tượng tương đối phổ biến nhưng không nên bỏ qua vì nó có thể dẫn đến một dạng nghiêm trọng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tậm chí là các biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản hay ung thư thực quản.
Đi bộ sau ăn có tốt hay không?
Đi bộ giúp giảm lượng đường trong máu (bệnh tiểu đường) và tăng huyết áp vì nó làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày. Điều này có thể được liên kết gián tiếp với ợ nóng vì việc giữ thức ăn lâu hơn trong dạ dày là một trong những yếu tố chính gây ra trào ngược axit.
Đi bộ sau bữa ăn có có nhiều tác động tới đường ruột, và một trong số đó là ảnh hưởng tích cực – giảm chứng ợ nóng. Các nghiên cứu được thực hiện trên người cũng như trên các đối tượng động vật khác nhau đã cho thấy một loạt các ảnh hưởng có lợi của việc đi bộ với hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên có nhiều cách đi bộ khác nhau, tốc độ khác nhau và thời điểm khác nhau. Chúng đều có ảnh hưởng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực.
Đi bộ đúng cách sau bữa ăn
Như đã đề cập trước đó, đi bộ ở tốc độ khác nhau, tại các điểm thời gian khác nhau có lợi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng cơ thể. Đi bộ sau bữa ăn có hiệu quả chỉ khi bạn đi đủ nhanh, khoảng 3-4 dặm / giờ ( khoảng 5 – 6 km/h). Đi bộ quá chậm thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
Đi bộ khoảng 60 phút sau bữa ăn, ít nhất 5 ngày một tuần có hiệu quả cao trong việc duy trì một đường ruột khỏe mạnh và tránh các vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản. Thời gian đi bộ cũng rất quan trọng, để giảm lượng đường trong máu, thời gian đi lại tương đối ngắn, khoảng 20-30 phút là đủ. Nhưng để tiêu hóa thức ăn đúng cách và tránh ợ nóng, bạn cần đi bộ với một khoảng thời gian dài hơn.
Đối với người mới bắt đầu, nên bắt đầu với thời gian và độ dài quãng đường ngắn hơn, ví dụ 10 phút mỗi ngày và sau đó tăng thời gian thêm 5 phút mỗi tuần. Bạn không nên đi bộ sau bữa ăn kết hợp với bất kỳ một hình thức tập thể dục nào cùng một lúc và coi đó như là một khoản “đền bù” cho việc ăn nhiều hay bù cho hôm khác. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đi bộ chỉ phát huy hiệu quả trong một thời gian ngắn, nhưng vẫn đủ để chống lại chứng ợ nóng.
Tóm lược
Đi bộ nhanh có nhiều tác dụng có lợi đối với cơ thể như: giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn ở bệnh nhân tiểu đường, giảm huyết áp cho bệnh nhân bị tăng huyết áp, tăng hô hấp, bảo đảm độ dẻo dai của cơ và các cơ quan, tăng lưu lượng máu, tăng tiêu hóa và duy trì một đường ruột khỏe mạnh.
Tất cả những yếu tố này trực tiếp hoặc gián tiếp làm dịu các triệu chứng của dạ dày trào ngược. Thường xuyên đi bộ sau các bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt và tăng tuổi thọ.
Ngoài việc đi bộ, việc kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ như Gastosic – sản phẩm chuyển biệt dành cho người trào ngược dạ dày. Gastosic giúp cải thiện tình trạng trào ngược, giảm căng thắng và làm dịu vết loét do trào ngược gây ra. Thông tin chi tiết sản phẩm, mời quý bạn đọc đọc thêm tai đây: https://gastosic.vn/gastosics/