Đau vùng thượng vị là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Tùy vào từng nguyên nhân, có một số loại thuốc từ không kê đơn đến kê đơn có thể cải thiện được tình trạng đau thượng vị. Vậy thì đau thượng vị uống gì để cải thiện? Cùng tham khảo list thuốc và một số đồ uống giúp đẩy lùi triệu chứng này tại bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Đau thượng vị uống thuốc gì?
Tùy vào mức độ đau thượng vị, nguyên nhân cũng như triệu chứng đi kèm thì bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng bởi thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu không dùng đúng thuốc, đúng liều lượng.
Tuy nhiên dưới đây là một số thuốc dạ dày phổ biến liên quan đến tình trạng đau thượng vị thường được kê. Bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn với tình trạng của riêng mình.
Đau thượng vị do đầy hơi
Một số trường hợp đầy hơi kéo dài cũng có thể kèm theo triệu chứng đau thượng vị. Trong trường hợp này có một số thuốc giúp giảm thiệu triệu chứng. Chẳng hạn như thuốc có thành phần simethicone (Mylanta, Gas-X…).
Nhóm thuốc này giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, nhờ đó các triệu chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng sẽ được cải thiện đáng kể, đau thượng vị cũng sẽ giảm bớt.
☛ Tìm hiểu thêm: Đau thượng vị chướng bụng
Đau thượng vị liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản
Đây là trường hợp phổ biến nhất nên nhiều người nhầm tưởng những thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản là thuốc đau thượng vị. Nhắc lại một lần nữa là đau thượng vị là một triệu chứng, không phải là 1 bệnh cụ thể, nó có thể liên quan đến nhiều bệnh lý.
Và với trường hợp đau thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản, có một số thuốc giúp cải thiện triệu chứng từ thuốc không kê đơn đến thuốc theo toa. Các thuốc này có thể là thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm tiết acid dạ dày… Cụ thể:
1. Thuốc kháng acid
Thuốc kháng acid là loại thuốc được sử dụng phổ biến để cải thiện tình trạng đau thượng vị. Thuốc có tác dụng trung hòa lượng acid, cân bằng lượng pH trong môi trường dịch vị, từ đó hạn chế acid dạ dày xâm lấn vào mô niêm mạc. Bên cạnh đó, thuốc kháng acid còn hỗ trợ làm giảm cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu,… do các bệnh lý về dạ dày khác như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm thực quản.
Thành phần chính của nhóm thuốc kháng acid gồm các loại muối magie, nhôm hydroxyd hoặc là cả 2 hoạt chất này được kết hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: Alumina, Sucralfat, Mucosta,…
Người bệnh chỉ nên uống loại thuốc này trước hoặc sau khi ăn khoảng 1-3 tiếng. Do thuốc có khả năng làm tăng độ pH dịch vị nên ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc khác, bạn cần uống cách nhau khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Loại thuốc này chỉ sử dụng trong khoảng thời gian ngắn (3-7 ngày), nếu lạm dụng quá mức sẽ gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Thuốc kháng histamine H2
Nhóm thuốc có tác dụng làm giảm bài tiết acid dạ dày bằng cách đối kháng chọn lọc histamine ở thụ thể H2 của tế bào thành. Nhờ đó giúp chúng ức chế được 70% hoạt động bài tiết acid trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Thuốc kháng histamine H2 thường được chỉ định trong trường hợp đau thượng vị do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc còn có khả năng hỗ trợ phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa xuất huyết do stress.
Các loại thuốc được kể tên như: Cimetidin, Nizatidon, Famotidin, Ranitidin,… Khi sử dụng, nhóm thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: chóng mặt, đau đầu, táo bón, tiêu chảy, tiết sửa không do sinh đẻ ở nữ giới và chứng vú to ở nam giới.
Lưu ý: Nhóm thuốc kháng histamine H2 được chuyển hóa qua gan và bài tiết qua thận, trong quá trình sử dụng nếu thấy có điều gì bất thường cần phải thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
3. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton là loại thuốc mạnh nhất có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị axit dạ dày thông qua cơ chế ức chế bơm proton (khoảng 80-95%). Nhóm thuốc này hoạt hóa thành dạng sulfenamide tetracyclic có hoạt tính gắn với nhóm sulfhydryl, từ đó giúp ức chế không thuận nghịch các bơm proton để có thể giảm khả năng bài tiết dịch vị dạ dày. Thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison hoặc tăng dịch vị do căng thẳng stress,…
Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Omeprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Lansoprazol và Pantoprazole. Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng men gan, đau đầu, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, chứng vú to ở nam giới, giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 trong thời gian uống thuốc.
4. Thuốc kháng thụ thể D2 (dopamine)
Thuốc có tác dụng cải thiện đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn sau khi ăn. Thuốc hoạt động bằng cách đối kháng dopamine giúp tăng trương lực cơ thắt tâm vị, từ đó kích thích nhu động ruột và đẩy nhanh tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Bác sĩ thường kê nhóm thuốc này để điều trị đau thượng vị do trào ngược dạ dày. Với khả năng làm ngắn thời gian rỗng dạ dày sẽ giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới, nhờ đó ngăn ngừa trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản.
Một số loại thuốc kháng dopamine được dùng như: Promethazin, Metoclopramid, Butyrophenol, Domperidon,… Thuốc ít gây tác dụng phụ khi sử dụng nhưng nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, nhóm thuốc kháng thụ thể D2 thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn với liều lượng thấp.
Đau thượng vị liên quan đến viêm loét dạ dày
Thuốc cho trường hợp này cũng tương tự như với trường hợp đau thượng vị liên quan đến trào ngược dạ dày. Cũng là điều trị liên quan đến trung hòa acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm tiết acid dạ dày… Tuy nhiên trường hợp viêm loét cần bổ sung thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cụ thể thuốc này có cơ chế kích thích tiết chất nhầy, trung hòa dịch vị bên trong dạ dày nhằm bảo vệ niêm mạc khỏi chất kích thích trong thực phẩm và dịch vị dạ dày. Đồng thời, thuốc có tác dụng bảo vệ ổ viêm loét, làm giảm các cơn đau và triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, nóng rát thượng vị.
Loại thuốc được bác sĩ chỉ định phổ biến như: Bismuth, Sucralfate, Misoprostol,… Mặc dù thuốc bảo vệ dạ dày đều ít gây tác dụng phụ và có hiệu quả tại chỗ. Thế nhưng bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Đau thượng vị do táo bón
Một trường hợp nữa là táo bón, cũng khiến bạn bị đau vùng thượng vị. Trong trường hợp này có các thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nhẹ có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Những thuốc này là muối canxi hoặc natri của docusat, đây là một chất diện hoạt có khả năng làm giảm sức căng bề mặt và khiến cho nước thấm vào khối phân, giúp phân mềm và dễ đi ra ngoài hơn.
Lưu ý, thuốc được uống trước khi đi ngủ với liều lượng được khuyến cáo trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Đau thượng vị liên quan đến chứng chuột rút do tiêu chảy
Trong trường hợp, bạn bị đau thượng vị kèm theo chuột rút do tiêu chảy, thì lại có thuốc khác dành riêng cho trường hợp này. Đó là thuốc có loperamid (Imodium) hoặc bismuth subsalicylate (Kaopectate hoặc Pepto-Bismol) có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Những thuốc này là thuốc không kê đơn, hữu ích trong việc ngăn chặn tình trạng tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy khi đi du lịch (ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm ở nước ngoài). Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng thuốc quá 2 ngày.
Đau thượng vị liên quan đến các loại đau khác
Trong một số trường hợp đau thượng vị liên quan đến các tổn thương khác nữa. Chứng đau quá mức gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cần đến các viên giảm đau hỗ trợ. Tuy nhiên cần xác định đúng nguyên nhân để điều trị tận gốc.
Một số trường thuốc giảm đau như:
- Acetaminophen (không Aspirin), Anacin, Liquiprin, Panadol, Tylenol).Lưu ý cần tránh xa các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil , Midol, Motrin) hoặc Aleve). Chúng có thể gây kích ứng dạ dày.
- Naprelan, Anaprox, Naprosyn (naproxen
Nếu tình trạng đau thượng vị kéo dài hoặc không thuyên giảm cần đi thăm khám sớm.
☛ Tham khảo thêm: Cách trị đau thượng vị
Đau thượng vị uống nước gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng để giảm đau bụng, tham khảo một số loại nước uống tốt giúp làm giảm triệu chứng đau khó chịu. Chẳng hạn như trà hoa cúc hoặc trà bạc hà có thể giúp giảm đầy hơi. Hãy nhớ uống nhiều chất lỏng trong để cơ thể có đủ nước.
Dưới đây là gợi ý các đồ uống mà đau thượng vị nên uống để cải thiện triệu chứng:
Nước gừng
Thành phần trong gừng có chứa hoạt chất Tecpen, Oleoresin có tính kháng sinh giúp kháng viêm, sát trùng, ngăn ngừa vi khuẩn gây các bệnh về đường tiêu hóa. Gừng còn có chất chống oxy hóa giúp giảm đau dạ dày, trào ngược axit hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng cũng là loại gia vị tính ấm, giúp kháng viêm nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau thượng vị, cảm lạnh,….
Người bệnh sử dụng vài lát gừng tươi cho vào cốc, sau đó rót thêm nước sôi và hãm trong khoảng vài phút. Hãy uống khi nước gừng còn ấm hoặc bạn có thể cho thêm chút mật ong vào để dễ uống hơn.
Nước nghệ
Nghệ chứa một hợp chất Curcumin có khả năng giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn. Curcumin cũng có khả năng kích thích sản xuất dịch vị dạ dày và cải thiện hoạt động tiêu hóa. Từ đó giúp làm dịu, giảm đau thượng vị, cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày và tăng cường sức kháng của dạ dày trước các tác nhân gây hại.
Bạn có thể sử dụng nghệ tươi ngâm mật ong để pha với nước ấm uống. Hoặc sử dụng tinh bột nghệ pha với nước ấm, cho thêm mật ong vào uống ngày 2 lần sáng tối sẽ cải thiện được tình trạng này.
Nước muối ấm
Nước muối có tác dụng kháng viêm cải thiện được tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, giảm đau thượng vị. Đây cũng là cách đơn giản được nhiều người áp dụng để làm giảm đau thượng vị.
Bạn pha 1 nhỏ muối tinh với 150ml nước ấm, uống từng hụm nhỏ. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ thấy triệu chứng giảm hẳn.
Nước ép bắp cải
Bắp cải giàu chất xơ, vitamin C, A, và K cùng với các loại khoáng chất như kali, magie và chất xơ giúp làm dịu niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, trong bắp cải có tính chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của các gốc tự do gây hại. Vitamin U và hợp chất Sulfuraphane cũng hỗ trợ làm lành nhanh các ổ viêm loét, hỗ trợ làm giảm đau thượng vị.
Bạn sử dụng lá bắp cải cho vào máy ép hoặc máy xay sinh tố để ép lấy nước cốt. Có thể sử dụng để uống trực tiếp hoặc bỏ thêm chút đường để nước ép bắp cải dễ uống hơn.
Trà hoa cúc
Hoa cúc chứa chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày. Điều này có thể làm giảm tình trạng đau thượng vị, ợ nóng và chướng bụng. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác động thư giãn và an thần, giúp giảm căng thẳng và lo âu.
Bạn cho hoa cúc sấy khô vào ấm và chế nước sôi vào. Hãm trà khoảng 15-20 phút là có thể sử dụng được. Bạn uống mỗi ngày 2-3 cốc trà để làm giảm triệu chứng bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Khi uống thuốc đau thượng vị dạ dày người bệnh cần thăm khám để biến chính xác bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với hiện trạng bệnh để thời gian chữa trị có kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó khi uống thuốc chữa đau thượng vị bệnh nhân cần chú ý vấn đề sau:
- Người bệnh nên uống thuốc trị đau thượng vị dạ dày dưới lời khuyên hoặc giám sát nghiêm túc từ đội ngũ bác sĩ.
- Uống thuốc theo đúng liều lượng, không tự ý thay đổi số lượng thuốc, không tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
- Khi uống thuốc cần theo dõi thay đổi từ cơ thể, nếu có các hiện tượng bất thường cần dừng sử dụng và thông bác với bác sĩ để giải quyết.
- Trong trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị cần thông báo với bác sĩ, không được tự ý tăng liều.
- Ngoài việc dùng thuốc cần xây dựng thực đơn ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học để nâng cao kết quả chữa trị.
Kết hợp uống Gastosic để đẩy lùi tình trạng đau thượng vị
Như đã nói ở trên đau thượng vị là triệu chứng thường gặp ở những bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày. Điều trị tận gốc bệnh sẽ đẩy lùi được tình trạng đau thượng vị.
Viên uống Gastosic – công thức chuyên biệt giúp chấm dứt tình trạng đau thượng vị xuất phát từ bệnh lý dạ dày một cách hiệu quả. Sản phẩm chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Curcumin là hoạt chất chính trong Nghệ vàng có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP và thúc đẩy làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn được kết hợp từ 9 loại thảo dược quý mang lại hiệu quả 3 tác động:
- Nhóm 1 (Cúc La Mã, Thương truật): Giúp an dịu thần kinh, giảm các kích thích thần kinh lên dạ dày, hạn chế cơn trào ngược dạ dày do căng thẳng gây mất ngủ.
- Nhóm 2 (Nano Curcumin, Hoàng liên, Cam thảo): Hỗ trợ chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, làm lành tổn thương, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày nhằm làm giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Nhóm 3 (Ngô thù du, Trần bì, Hậu phác, Gừng): Hỗ trợ trung hòa lượng axit dư thừa, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đau thượng vị, nóng rát,…
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Đau thượng vị khi nào cần phải đi khám ngay lập tức?
Tùy vào các trường hợp, đau thượng vị có thể tìm đến thuốc hay các biện pháp giảm đau tại nhà. Thông thường các vấn đề liên qua đến tiêu hóa có thể an toàn. Tuy nhiên bạn cần phải đi khám nếu:
- Bị đau thượng vị kèm ợ nóng không thuyên giảm khi uống thuốc không kê đơn hoặc kéo dài hơn 2 tuần.
- Bị đau bụng dữ dội hoặc cơn đau kéo dài vài ngày.
Ngoài ra, đau thượng vị không phải chỉ là vấn đề liên quan đến tiêu hóa mà nó còn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý về tuyến tụy, về túi mật, về động mạch vành hay cả liên quan đến viêm ruột thừa nữa. (☛ Xem thêm: Nóng rát vùng thượng vị là bệnh gì?). Những trường hợp dưới đây cần phải đi khám ngay lập tức, bỏ qua ngay việc đau thượng vị uống gì để cải thiện.
- Bạn bị đau ở vùng bụng dưới bên phải và đau khi chạm vào, đồng thời bạn cũng bị sốt hoặc nôn mửa. Đây rất có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Cần nhanh chóng đi cấp cứu kịp thời.
- Nôn ra máu: Với nôn ra máu có thể liên quan đến xuất huyết tiêu hóa. Đây cũng là tình trạng nguy kịch cần phải nhập viện sớm.
- Cảm thấy khó thở: Tình trạng khó thở kéo dài luôn cần được cấp cứu kịp thời cho dù có liên quan đến bệnh lý gì.
- Bạn đang mang thai và bị đau thượng vị và kèm chảy máu âm đạo. Điều này là hết sức nghiêm trọng, mọi bất thường khi mang thai cần phải hết sức cẩn trọng. Hãy đi thăm khám để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết là thông tin về Đau thượng vị uống gì? từ thuốc đến đồ uống giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên nếu bạn bị đau thường xuyên ở vùng thượng vị, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!