Trào ngược dạ dày thực quản không hiếm gặp. Cơ chế trào ngược sinh bệnh chính là: Sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công thực quản
Yếu tố bảo vệ thực quản
Sự hoạt động bình thường của cơ vòng thực quản dưới (CVTQD) là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc bảo vệ thực quản trước sự tấn công của dịch dạ dày. Cơ vòng thực quản dưới là van ngăn giữa dạ dày và thực quản, có tác dụng giữ không cho dịch vị dạ dày và thức ăn đi ngược trở lại thực quản.
CVTQD chịu trách nhiệm duy trì một vùng áp lực cao hơn áp lực trong dạ dày (15-30 mmHg), áp lực này chỉ tăng lên sau bữa ăn hoăc khi có tăng áp lực trong ổ bụng. Khi nuốt, cơ thắt dưới thực quản giãn ra khoảng 2 giây, kéo dài 3-5 giây. Toàn bộ cơ thắt thực quản dưới giãn ra, cho phép thức ăn được thực quản co bóp đi xuống dạ dày dễ dàng.
Nhu động của thực quản là sự co bóp của các cơ thực quản theo chiều từ trên xuống dưới có tác dụng đẩy dịch trào ngược trở lại dạ dày. Đó được ví như là cơ chế tự làm sạch của thực quản. Phản ứng nuốt tạo ra nhu động thực quản thông qua trung tâm nuốt của hành não.
Tiếp đó, một loạt co bóp từ hầu qua thân thực quản, xuống cơ thắt thực quản dưới. Thông qua cung phản xạ của trung tâm nuốt, một sự phối hợp chặt chẽ giữa vùng hạ hầu, sụn nhẫn, cơ thắt trên và cơ vân của thực quản được diễn ra.
Động tác nuốt kích thích vào dây thần kinh số X tạo lên một loạt các nhu động ở trong cơ trơn 2/3 dưới thực quản, sinh ra các sóng nhu động với vận tốc lan đi là 3-5 cm/giây. Nhu động diễn ra đầu tiên do trung tâm nuốt, còn nhu động diễn ra sau được kích thích do sự căng tại chỗ của thực quản bởi thức ăn.
>> Bạn hãy xem ngay: Trào ngược dạ dày nên ăn gì ?
Dịch nhày thực quản và Bicarbonat trong nước bọt do có tính kềm sẽ trung hòa HCI của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản và ngăn chặn sự xâm nhập của ion H+ (trong HCl) vào lớp sâu của niêm mạc thực quản.
Các dịch nhầy trong thực quản có độ pH cao hơn trong dạ dày nên nó có khả năng trung hòa lượng axit từ dạ dày trào lên. Song, vẫn còn một lượng nhỏ axit tồn đọng lại trong thực quả; khi đó, nước bọt có chứa Bicarbonat sẽ làm nhiệm vụ là chất trung hòa nốt lượng axit đó.
Ngoài ra, sức đề kháng của lớp niêm mạc thực quản giúp ngăn chặn tổn thương viêm thực quản bởi các tế bảo niêm mạc có khả năng tái sinh khá nhanh.
Axit và pepsin chứa trong dạ dày: các ion H+ trong chất dịch đi ngược lên và tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc thực quản gây nên các tổn thương, đặc biệt ở 1/3 dưới thực quản. Pepsin làm tăng tính kích thích của trào ngược, phá huỷ các chất nhầy bảo vệ trên bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho ion H+ tiếp xúc gây tổn thương niêm mạc thực quản.
Như vậy, dịch vị dạ dày có chưa 2 tác nhân có khả năng phá hủy niêm mạc thực quản. Bên cạnh đó, hiện tượng trào ngược lặp lại nhiều lần, dịch dạ dày sẽ tồn đọng lâu trong thực quản. Lúc này, chất dịch trong thực quản không còn sức chống đỡ trước sự tấn công của axit nữa.
Sự ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày (quá trình làm rỗng dạ dày bị làm chậm lại) xảy ra, thức ăn chưa được tiêu hóa ứ lại trong dạ dày lâu hơn. Phần thức ăn tiếp tục buộc dạ dày làm việc. Sự co bóp sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày. Khi đó, áp lực dạ dày và áp lực thực quản có sự chênh lệch – kích thích cơ vòng thực quản dưới giãn ra, gây ra trào ngược.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản, hoạt động của cơ thực quản dưới này bị rối loạn, tức là việc đóng mở hay co giãn của cơ này diễn ra không bình thường. Áp lực đóng yếu hơn bình thường, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản.
Lúc này, tần số giãn của cơ vòng dưới thực quản là lên đến trên 8 lần/giờ. Trong khi đó, người bình thường, cơ này chỉ giãn cho thức ăn đi vào dạ dày khi có phản xạ nuốt và giãn nhất thời 3-4 lần trong 1h, sau đó sẽ co thắt và đóng kín lại.
>> Xem thêm: Trị trào ngược dạ dày với cây ngải tây, có thể không?