Thực tế phụ nữ mang bầu dễ bị trào ngược acid hơn người bình thường. Sau đây là cách điều trị trào ngược dạ dày trong suốt thai kì mà mẹ bầu có thể tham khảo.
Nội dung bài viết
Phụ nữ có thai dễ mắc trào ngược dạ dày hơn người thường
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở 50% phụ nữ có thai. Cũng như ở bệnh nhân không mang thai, trào ngược xuất hiện khi có sự giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới hoặc tăng áp suất trong ổ bụng. Tuy nhiên việc điều trị trào ngược dạ dày ở phụ nữ có thai sẽ khó khăn hơn. Hai yếu tố chính thúc đẩy trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai là sự thay đổi hóc môn và bào thai đang phát triển. Sự thay đổi hàm lượng estrogen và progesterone làm giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới do đó làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Ngoài ra, thai nhi đang phát triển làm tăng áp lực trong ổ bụng, dẫn đến sự gia tăng trào ngược.
5 cách điều trị trào ngược dạ dày trong suốt thai kì
Có thể làm gì để ngăn ngừa hoặc điều trị trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ? Thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa áp lực trong ổ bụng tăng và giảm áp lực cơ vòng thực quản thấp làm cho trào ngược trở lại. Dưới đây là danh sách các cách phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ.
Điều trị trào ngược dạ dày: Độ cao của đầu giường.
Trọng lực đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trào ngược. Khi một người nằm xuống, các chất dịch dạ dày có nhiều khả năng trào ngược vào thực quản. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, so với những bệnh nhân nằm thẳng người, bệnh nhân nâng đầu giường có ít đợt trào ngược dạ dày hơn đáng kể. Và khi họ làm như vậy, các giai đoạn trào ngược xảy ra ngắn hơn và tạo ra các triệu chứng nhẹ hơn.
Điều trị trào ngược dạ dày: Nằm bên trái vào ban đêm.
Ngủ nằm nghiêng về phía bên trái có thể làm giảm tần suất và thời gian các đợt trào ngược dạ dày. Đặc biệt ở bệnh nhân dễ bị triệu chứng ợ nóng vào ban đêm. Những bệnh nhân mắc bệnh acid trào ngược nằm nghiêng về phái bên trài cảm nhận rằng họ thường xuyên thấy giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới.
Điều trị trào ngược dạ dày: Tránh caffeine, sôcôla và bạc hà Âu.
Những nhóm thực phẩm này dẫn đến giảm áp lực cơ vòng thực quản. Ngoài ra người bệnh cũng nên hạn chế uống rượu bia và ăn các loại thực phẩm giàu chất béo.
Điều trị trào ngược dạ dày: Kẹo cao su
Nhai kẹo cao su làm tăng sản xuất nước bọt và tần số nuốt, có thể giúp làm sạch axit đã trào ngược từ dạ dày vào thực quản. Giảm rõ rệt trào ngược thực quản đã được ghi nhận ở những bệnh nhân nhai kẹo cao su không đường trong 30 phút sau bữa ăn.
Điều trị trào ngược dạ dày: Ăn các bữa ăn chia nhỏ thường xuyên
Ăn các bữa ăn nhỏ làm trống dạ dày nhanh hơn. Ăn thường xuyên làm tăng sự co thắt dạ dày. Nếu dạ dày trống rỗng, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ trào ngược.
Nếu các biện pháp trên không hiệu quả?
Trong trường hợp tất cả các biện pháp điều chỉnh lối sống không hiệu quả, thai phụ cần làm gì? Đầu tiên, thai phụ nên gạt bỏ suy nghĩ dùng các loại thảo mộc chưa được kiểm chứng ngoài thị trường. Tiếp theo, thai phụ hãy đi khám bác sĩ ngay để nhận được những lời khuyên phù hợp. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn tiếp tục áp dụng chế độ ăn kiêng và thay đổi lối sống. Tuy nhiên nếu bác sĩ nhận ra nguy cơ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ xem xét kĩ trước khi quyết định bạn nên sử dụng thuốc hay không? Nếu có thì dử dụng thuốc nào và trong bao lâu. Một vài loại thuốc thường được bác sĩ cân nhắc gồm:
- Thuốc kháng acid như Mylanta và Maalox có hiệu quả và rất an toàn vì chúng không bị hấp thụ vào máu.
- Thuốc khảng thụ thể H2 như Zantac, Pepcid và Tagamet có hiệu quả. Trong khi chúng được hấp thụ vào máu, các nghiên cứu đã không cho thấy bất kỳ tác dụng phụ nào đối với bào thai đang phát triển.
- Các thuốc ức chế bơm Proton như Nexium, Aciphex và Prevacid chỉ nên được sử dụng trong những trường hợp nặng khi thuốc kháng thụ thể H2 không hiệu quả. Mặc dù nhiều thai phụ cảm thấy an toàn, nhưng không có nghiên cứu nào xác nhận điều này.
Trong hầu hết các trường hợp, điều trị trào ngược dạ dày được điều trị dễ dàng, ngay cả trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu có nhiều triệu chứng khó chịu dẫn đến các biến chứng như chảy máu đường tiêu hóa, nuốt khó hay giảm cân, bác sĩ sản khoa của bạn có thể giới thiệu bạn với một bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột. Các bệnh khác như bệnh túi mật, viêm tụy hoặc thậm chí là ung thư thực quản và dạ dày có thể bắt nguồn từ bệnh trào ngược dạ dày thực quản.