Bạn cảm thấy căng chướng bụng, đầy bụng ợ hơi? Bạn có thể cảm thấy đau ở những nơi ứ khí, chẳng hạn như ở đại tràng, ở vùng dưới gan (phần trên cùng bên phải của bụng), và trong khu vực dưới lá lách ( phần trên bên trái của bụng)? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra rõ hơn “3 nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đầy bụng ợ hơi”.
Nội dung bài viết
“Khí” gây ra đầy bụng sinh ra từ đâu?
Khí đường ruột xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: khí do nuốt phải (hầu hết là không khí dư thừa bạn nuốt phải) và khí được sản xuất bởi vi khuẩn trong đại tràng.
Nuốt không khí
Bình thường, chúng ta sẽ nuốt một lượng nhỏ không khí khi ăn uống và khi nuốt nước bọt. Một lượng không khí sẽ được đào thảo thông qua ợ hơi và một số di chuyển đến ruột non. Đầy bụng ợ hơi dễ xảy ra với những người thường tiêu thụ các loại thực phẩm như bạc hà, sô cô la, và chất béo. Bởi những loại thực phẩm này có tác động nới lỏng cơ vòng xung quanh đầu dưới của thực quản.
Sản xuất khí từ vi khuẩn
Đại tràng chính là ngôi nhà cho hàng tỷ vi khuẩn vô hại, một số trong đó hỗ trợ sức khỏe của ruột. Thực tế có nhiều vi khuẩn hơn số lượng tế bào trong cơ thể một người. Một số carbohydrate không được tiêu hóa hoàn toàn bởi các enzyme của cơ thể được “ăn” bởi những vi khuẩn này. Các “sản phẩm” phụ của quá trình này bao gồm rất nhiều loại khí khác nhau.
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn có thể làm tăng số lượng vi khuẩn và gây ra sản xuất khí dư thừa.
Theo nghiên cứu, hầu hết những người thường xuyên phàn nàn về đầy bụng ợ hơi, thực tế lại không tạo ra nhiều khí hơn người bình thường. Ví dụ như những người bị IBS (hội chứng ruột kích thích) và FD (rối loạn tiêu hóa chức năng) đặc biệt nhạy cảm và luôn cảm thấy ứ khí.
Nguyên nhân của đầy bụng ợ hơi
1- Chúng ta thường vô thức nuốt phải không khí dư thừa. Điều trị tập trung giảm lượng không khí dư thừa mà bạn nuốt phải bằng cách ăn chậm, không nuốt chửng và tránh đồ uống có ga, nhai kẹo cao su và hút thuốc.
2- Các loại thực phẩm gia tăng sản sinh khí như đậu, cải bắp, cải Brussels, măng tây, bông cải xanh, khoai tây, ngô và một số ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như lúa mì.
3- Không dung nạp lactose – Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose (được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm từ sữa).
4- Không dung nạp các loại đường thực phẩm khác, như fructoza (có trong trái cây và nhiều loại thực phẩm chế biến) và sorbitol (chất thay thế đường chứa trong một số loại kẹo không đường và kẹo cao su).
5- Bệnh trào ngược dạ dày. Đây là nguyên nhân phổ biến của đầy bụng ợ hơi thường xuyên. Nếu bạn bị ợ chua với tần suất cao (khoảng >2 lần/tuần), bạn nên cẩn trọng với căn bệnh này. Thường bệnh sẽ đi kèm với ợ nóng, đau ngực,…Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành ung thư.
Phương pháp điều trị
Tránh các loại thực phẩm gây đầy bụng ợ hơi. Ví dụ như sữa và các sản phẩm từ sữa, một số loại trái cây hoặc rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất tạo ngọt nhân tạo và đồ uống có ga.
Nếu bạn không thể dung nạp lactose, bạn không nên tiêu thụ các sản phẩm có chứa lactose. Hầu hết các sản phẩm sữa chua và phô mai cứng đều ổn, nhưng hãy tránh xa sữa, pho mát tươi và kem. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng sản phẩm sữa nếu sử dụng một chất trợ giúp tiêu hóa lactose, chẳng hạn như các chất bổ sung lactase, hoặc bạn có thể thử các sản phẩm không chứa lactose.
Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn không được cải thiện, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Khí và đầy hơi cũng có thể là triệu chứng của tình trạng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như ung thư đại tràng hoặc rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS), hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Để tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xem TẠI ĐÂY
Để tìm mua sản phẩm cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1796 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.