Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày ngày càng tăng cao. Viêm phù nề môn vị dạ dày là một tình trạng báo động, môn vị đã bị tổn thương khá nặng, việc chậm chễ phát hiện và điều trị sẽ khiến tình bệnh nặng và khó điều trị hơn. Ngoài ra, bệnh thường diễn biến âm thầm, các biểu hiện không nổi bật khiến người bệnh chủ quan dẫn đến những biến chứng khó lường. Do vậy, hiểu rõ thông tin về viêm phù nề môn vị dạ dày sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện và có biện pháp điều trị, phòng ngừa kịp thời.
Nội dung bài viết
- Viêm phù nề môn vị dạ dày là gì?
- Viêm phù nề môn vị dạ dày có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân gây viêm phù nề môn vị dạ dày
- Triệu chứng viêm phù nề môn vị dạ dày
- Phương pháp chẩn đoán viêm phù nề môn vị dạ dày
- Điều trị viêm phù nề môn vị dạ dày bằng cách nào?
- Gastosic – giải pháp an toàn cho người viêm phù nề môn vị dạ dày!
Viêm phù nề môn vị dạ dày là gì?
Dạ dày được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, trong đó môn vị là bộ phận nằm ở cuối dạ dày, phía trên tiếp giáp với hang vị và phía dưới nối với hành tá tràng. Môn vị có nhiệm vụ như một “van khóa” giúp giữ thức ăn trong dạ dày tới khi chúng sẵn sàng di chuyển xuống tá tràng và tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Viêm phù nề môn vị dạ dày là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc dạ dày vùng hang môn vị. Khi đó, một số mạch máu tại đây có hiện tượng giãn nở bất thường, các ổ viêm gây ứ máu dẫn đến xung huyết nặng nề. Khi viêm phù nề môn vị xảy ra, nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ biến chứng cao.
☛ Tham khảo thêm: Viêm loét hang môn vị dạ dày
Viêm phù nề môn vị dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm môn vị dạ dày có biểu hiện phù nề hay xung huyết chứng tỏ tình trạng bệnh đã diễn tiến ở giai đoạn nặng. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Nếu không phát hiện sớm và điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn tiến nặng, thậm chí là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là:
- Hẹp môn vị: Đây là biến chứng đặc trưng của viêm phù nề môn vị. Tình trạng phù nề tại môn vị có thể gây hẹp lỗ môn vị, làm cho quá trình lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hay đình trệ hoàn toàn. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn sau khi ăn,…
- Chảy máu tiêu hóa: Ổ viêm ở môn vị có thể gây tổn thương mạch máu, dẫn đến vỡ mạch máu làm cho máu chảy vào trong lòng đường tiêu hóa. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng nôn ra máu tươi hoặc đại tiện ra phân đen.
- Thủng dạ dày: Biến chứng này có thể xảy ra khi ổ viêm ăn sâu, lan rộng, gây loét và thủng dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, bụng cứng như gỗ,… Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, nếu không được can thiệp y tế kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
- Ung thư dạ dày: Viêm phù nề môn vị dạ dày kéo dài không điều trị dứt điểm cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành nên các khối u ác tính ở dạ dày, gọi là ung thư dạ dày. Đây là một biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân gây viêm phù nề môn vị dạ dày
Cũng giống như các bệnh lý dạ dày khác, viêm phù nề môn vị dạ dày có thể gây ra bởi một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dưới đây:
Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn HP) là một chủng vi khuẩn sống ký sinh tại dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị. Trong quá trình phát triển, vi khuẩn HP có thể tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm nhiễm phù nề. Không chỉ là tác nhân gây viêm phù nề môn vị, vi khuẩn HP còn có thể di chuyển sang các vùng khác trên niêm mạc và gây viêm loét.
Uống rượu bia thường xuyên
Uống rượu bia thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là làm gia tăng nguy cơ tổn thương ở môn vị dạ dày. Chất cồn và các hóa chất độc hại khác có trong rượu bia sẽ làm bào mòn lớp lót niêm mạc môn vị. Đồng thời, chúng kích thích dạ dày tăng tiết acid và co bóp mạnh hơn. Do vậy, các triệu chứng bệnh cũng có thể trở nên trầm trọng hơn khi uống rượu trong lúc bụng đói.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến giúp làm giảm đau, chống viêm như NSAID, Corticoid,… Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chính là giảm đau chống viêm, các nhóm thuốc này có thể làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid và vi khuẩn tấn công gây viêm phù nề. Đặc biệt, nếu vùng niêm mạc đang bị viêm thì việc dùng thuốc sai cách còn làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
Stress, căng thẳng kéo dài
Căng thẳng, stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ viêm phù nề hang môn vị dạ dày. Khi tâm lý căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormon Cortisol – một chất có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid và pepsin gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Do vậy, người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ viêm phù nề môn vị cao hơn bình thường.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân đề cập ở trên, viêm phù nề môn vị dạ dày còn có thể liên quan đến một số yếu tố khác bao gồm:
- Ăn uống, sinh hoạt không điều độ, dị ứng thực phẩm
- Uống cà phê, trà đặc thường xuyên
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động
Triệu chứng viêm phù nề môn vị dạ dày
Viêm phù nề môn vị dạ dày thường có biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Do vậy, trong giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh khá mơ hồ khiến người bệnh dễ bỏ qua. Đến khi các triệu chứng trở nên rầm rộ người bệnh mới phát hiện và khi đó, hầu hết tình trạng viêm phù nề đã ở giai đoạn nặng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo viêm phù nề môn vị dạ dày người bệnh cần hết sức lưu ý:
- Đau bụng vùng thượng vị: Cơn đau xuất hiện với mức độ âm ỉ hay dữ dội tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tần suất đau có thể tăng lên khi bụng đói hay sau khi ăn quá no.
- Rối loạn tiêu hóa: Môn vị dạ dày tổn thương khiến chúng không thể thực hiện tốt chức năng của mình, do vậy quá trình tiêu hóa thức ăn tiếp theo cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đầy chướng bụng, thậm chí là táo bón, tiêu chảy,…
- Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn: Thường xảy ra sau khi ăn no. Do tốc độ tiêu hóa giảm, thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày làm tăng áp lực trong lòng dạ dày kích thích cơ thắt thực quản mở và gây triệu chứng trào ngược như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn,…
- Sút cân: Tình trạng viêm nhiễm phù nề ở môn vị khiến dạ dày tiêu hóa kém và chậm hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra, các triệu chứng của viêm phù nề môn vị còn làm cho người bệnh mệt mỏi, chán ăn,… từ đó dẫn đến gầy sút cân, cơ thể suy nhược.
Phương pháp chẩn đoán viêm phù nề môn vị dạ dày
Một số phương pháp được áp dụng hiện nay trong chẩn đoán viêm phù nề môn vị dạ dày là:
- Nội soi dạ dày: Giúp bác sĩ quan sát tổn thương trên niêm mạc dạ dày nhờ ống nội soi trực tiếp vào lòng dạ dày. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi và có giá trị chẩn đoán cao. Không chỉ xác định được vị trí tổn thương, nội soi dạ dày còn giúp xác định được mức độ tổn thương và thực hiện một số thủ thuật như sinh thiết, cầm máu,…
- Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí môn vị bị tổn thương. Phương pháp này thường không cho biết chính xác mức độ tổn thương, thường được chỉ định khi người bệnh không thể thực hiện nội soi dạ dày.
- Test vi khuẩn HP: Các phương pháp như PCR, nhuộm Gram, test hơi thở, xét nghiệm phân,… có thể được thực hiện nhằm xác định sự có mặt của vi khuẩn HP trên niêm mạc dạ dày.
Điều trị viêm phù nề môn vị dạ dày bằng cách nào?
Để kiểm soát và đẩy lùi bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày thì người bệnh cần được can thiệp điều trị sớm bằng một số cách điều trị dưới đây:
Dùng thuốc điều trị
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc cho phù hợp. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp tác nhân gây bệnh được xác định là do vi khuẩn HP. Một số thuốc thường dùng là Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole,…
- Thuốc kháng acid: Thuốc có chứa một số thành phần như Nhôm hydroxyd, Magie hydroxyd,… có tác dụng trung hòa acid dịch vị, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ và thời gian duy trì tác dụng khá ngắn (3 giờ).
- Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế bơm proton, làm giảm lượng acid sản sinh trong dạ dày, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày. Một số thuốc đượcOmeprazole và Esomeprazole là 2 loại thường được bác sĩ kê đơn.
- Thuốc ức chế thụ thể histamin H2: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng acid dạ dày, kiểm soát tốt các triệu chứng đau dạ dày vào ban đêm. Các thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như Cimetidin, Famotidin, Ranitidin,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Ví dụ Bismuth, Sucralfat,… có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày theo nhiều cơ chế khác nhau như bao phủ ổ viêm, tăng tiết chất nhầy bảo vệ, ức chế vi khuẩn,…
☛ Tham khảo đầy đủ hơn: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày
Thay đổi thói quen lối sống
Bên cạnh biện pháp dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi thói quen lối sống của bản thân. Đây là việc hết sức quan trọng, vừa giúp kiểm soát tốt triệu chứng viêm phù nề môn vị dạ dày vừa ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh trở lại. Dưới đây là một số vấn đề người bệnh cần lưu ý:
- Ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm có thể giúp trung hòa acid như rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên cám hay các loại đậu.
- Tránh ăn đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị,…
- Nhai kỹ, nuốt chậm, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá no hay để bụng quá đói.
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
- Tránh uống rượu bia, cà phê, chè đặc, hay các thức uống đóng chai có gas,…
- Cai thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc thụ động.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn, hạn chế tối đa căng thẳng, stress tâm lý, tránh thức quá khuya.
- Vận động, rèn luyện thể thao mỗi ngày giúp tăng cường nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm,… chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.
☛ Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì?
Phẫu thuật
Dùng thuốc theo chỉ định kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể kiểm soát tốt viêm phù nề môn vị dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh có thể cần phẫu thuật trong một số trường hợp sau:
- Bệnh nhân có biến chứng hẹp môn vị, chảy máu tiêu hóa hoặc thủng dạ dày mà không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Bệnh nhân đã thực hiện điều trị nội khoa nhưng không đáp ứng, các triệu chứng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Tuy vậy, người bệnh cũng cần cân nhắc kỹ bởi phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng hay làm rối loạn khả năng co bóp của dạ dày. Hơn nữa, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát bệnh sau phẫu thuật.
Gastosic – giải pháp an toàn cho người viêm phù nề môn vị dạ dày!
Ngày nay, xu hướng sử dụng thảo dược tự nhiên hỗ trợ cải thiện triệu chứng và dự phòng tái phát bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Trong đó, viên uống Gastosic được biết đến như một giải pháp “chuyên biệt” cho bệnh dạ dày ở người Việt.
Gastosic là sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, mang đến 3 nhóm tác động chính:
- Nhóm 1 (Hoàng liên, Cam thảo, Nano Curcumin): Giúp hỗ trợ chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, đồng thời hỗ trợ hồi phục tổn thương và làm lành vết loét.
- Nhóm 2 (Hậu phác, Trần bì, Ngô thù du): Hỗ trợ làm giảm acid dịch vị và trung hòa lượng acid dư thừa, từ đó làm giảm đau, giảm nóng rát, trào ngược,… Đồng thời kích thích làm tăng tốc độ tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ tháo rỗng dạ dày.
- Nhóm 3 (Cúc La Mã, Thương Truật): Hỗ trợ làm dịu kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, từ đó giải tỏa căng thẳng, mất ngủ.
Với thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên đã được chuẩn hóa loại 1, Gastosic lành tính và không gây hại đến sức khỏe người dùng. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP. Chỉ sau khoảng 1-3 tháng sử dụng, người bệnh đã có thể cảm nhận được những thay đổi rõ rệt.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày. Mặc dù đây không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần đi khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, xây dựng một thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ chính là biện pháp tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa về lâu dài.
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-dau-hieu-bien-chung-nguy-hiem-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-169210928224805046.htm
- https://www.nhs.uk/conditions/gastritis/
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis