Thăm khám khắp bệnh viện lớn nhỏ, uống đủ các loại thuốc nhưng viêm loét dạ dày cứ tái đi tái lại quanh năm. Nhiều người bệnh trở nên lo lắng, hoang mang và đặt ra nghi vấn: “Liệu viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?” Nếu bạn đọc cũng có cùng thắc mắc này, hãy cùng Gastosic.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị acid dạ dày (HCl) và enzyme tiêu hóa (pepsin) tấn công gây tổn thương và hình thành các ổ viêm, loét. Tuỳ vào đặc điểm tổn thương trên niêm mạc mà viêm loét dạ dày được phân loại thành:
- Viêm dạ dày cấp (acute gastritis): Là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc dạ dày với tổn thương đặc trưng là mảng phù nề, xung huyết.Trường hợp nặng có thể xuất hiện vết trợt niêm mạc hoặc ổ loét nhỏ (<1cm).
- Viêm dạ dày mãn tính (chronic gastritis): Là tình trạng viêm mãn tính khiến niêm mạc dạ dày bị dày đỏ, teo đét hoặc chuyển sản do tế bào biểu mô bị thay thế bởi tế bào trụ có nhung mao và tế tế bào đài tiết nhầy.
- Loét dạ dày (peptic ulcer): Xảy ra khi niêm mạc có ổ loét mãn tính có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính trên 1cm. Ổ loét có thể vượt qua lớp cơ, thậm chí xuyên thủng dạ dày và được bịt lại bởi mạc nối gan, tụy.
Viêm loét dạ dày có tự khỏi?
Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của bệnh và chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân. Viêm loét dạ dày có thể tự khỏi nếu:
- Nguyên nhân do lối sống thiếu khoa học như: thường xuyên ăn đồ ăn không tốt, hay bỏ bữa, giờ giấc sinh hoạt thất thường, lạm dụng các loại thuốc chống viêm NSAIDs, Corticoid, sốc tâm lý hoặc stress kéo dài.
- Bệnh ở giai đoạn nhẹ, tình trạng rối loạn tiết acid mới xuất hiện. Lúc này, triệu chứng bệnh còn mờ nhạt, dạ dày chưa có tổn thương nghiêm trọng nên có thể tự khỏi nhờ hoạt động “tự chữa lành” của cơ thể.
- Người bệnh có điều kiện thuận lợi để loại bỏ các tác nhân gây bệnh như: điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngưng dùng thuốc và nghỉ ngơi ổn định tâm lý.
Ngược lại, viêm loét dạ dày sẽ không thể tự khỏi nếu tiến triển đến giai đoạn nặng hoặc có nhiễm khuẩn HP. Trường hợp này, các tổn thương viêm loét trở nên nghiêm trọng do sự phá hủy của acid dịch vị, pepsin và khuẩn HP nên không thể tự phục hồi. Người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của mình, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm loét dạ dày có tự khỏi?
Vậy viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?
Tổn thương viêm, loét trong dạ dày có thể được chữa lành thông qua các biện pháp: bảo vệ niêm mạc dạ dày, kiểm soát nồng độ acid trong dạ dày và tiêu diệt khuẩn HP (nếu có). Trong đó:
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Gồm các thuốc có khả năng bao phù chọn lọc lên các đáy ổ viêm loét dạ dày, ngăn cản sự tấn công của acid tạo điều kiện cho quá trình tái tạo phục hồi tổn thương.
- Kiểm soát nồng độ acid: Bao gồm các loại thuốc giúp làm giảm nồng độ acid, qua đó ngăn cản quá trình bào mòn gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Tiêu diệt khuẩn HP: Thông qua sử dụng các loại kháng sinh giúp tiêu diệt khuẩn HP, trực tiếp loại bỏ nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên, ngay cả khi tổn thương được chữa lành thì nguyên nhân sâu xa gây viêm loét dạ dày bắt nguồn từ tình trạng tăng tiết acid hay khuẩn HP. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể bị tái phát nếu không kiểm soát được các yếu tố nguy cơ như: thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng thuốc, thường xuyên căng thẳng, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Đây là lý do có những trường hợp bệnh tái đi tái lại nhiều lần, chữa mãi không khỏi.
Nếu chữa khỏi thì thời gian là bao lâu?
Trên thực tế, không có một mốc thời gian điều trị khỏi viêm loét dạ dày nào đúng với tất cả người bệnh. Mất bao lâu để chữa khỏi viêm loét dạ dày còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, phác đồ điều trị và mức độ tuân thủ điều trị của từng bệnh nhân.
Nếu được đặt trong điều kiện lý tưởng, thời gian điều trị viêm loét dạ dày của đa phần người bệnh sẽ dao động trong khoảng dưới đây:
- Viêm dạ dày cấp: Đa số trường hợp diễn biến bệnh không quá nghiêm trọng. Thời gian điều trị bệnh thường khoảng 7 – 10 ngày. Sau đó, người bệnh cần duy trì thói quen sống lành mạnh để dạ dày phục hồi hoàn toàn.
- Viêm dạ dày mãn tính: Thời gian điều trị bệnh thường có kéo dài khoảng 8 – 10, thậm chí nhiều năm.
- Loét dạ dày: Người bệnh cần điều trị khoảng 2 – 3 tháng để phục hồi vết loét. Sau đó vẫn tiếp tục điều chỉnh lối sống và theo dõi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Gợi ý phương pháp chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Điều trị viêm loét dạ dày không chỉ đơn giản là dùng thuốc. Để quá trình chữa bệnh đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, xây dựng và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và kết hợp các biện pháp từ thảo dược tự nhiên. Dưới đây là một số gợi ý chi tiết.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học là biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày dày tái phát hiệu quả. Những lưu ý cụ thể gồm:
- Tăng cường thực phẩm có lợi như: thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, kẽm, flavonoid và lợi khuẩn giúp giảm nguy cơ phát triển vết loét, ngăn nhiễm trùng và hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
- Loại bỏ những thực phẩm có hại cho dạ dày như: rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: ăn đủ bữa, ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn đêm.
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể bị căng thẳng, stress quá mức kéo dài.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc chống viêm nhóm NSAIDs và Corticoid.
- Xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá, giải tỏa áp lực và tăng khả năng kiểm soát tâm trạng tốt hơn.
- Tránh thức quá khuya, nên đi ngủ trước 23 giờ là tốt nhất.
☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì?
Sử dụng thuốc
Tuỳ vào nguyên nhân, triệu chứng và mức độ viêm loét dạ dày mà người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc kháng antacid: Giúp trung hòa acid, thiết lập lại độ pH dịch vị ổn định, qua đó giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Các hoạt chất thường dùng gồm: natri bicarbonate, nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd,..
- Thuốc kháng histamin H2: Giúp ức chế tiết acid dạ dày cả khi no và khi đói, đặc biệt hiệu quả vào ban đêm. Các hoạt chất được dùng phổ biến như: cimetidine, ranitidine, famotidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Là thuốc ức chế tiết acid mạnh nhất, thường đóng vai trò chính trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày. Hoạt chất thường dùng gồm: esomeprazole, pantoprazole, omeprazole,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp ngăn acid dạ dày và pepsin tấn công vào vết viêm, loét. Các hoạt chất được dùng gồm: bismuth, misoprostol, sucralfat,…
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP. Một số hoạt chất thường dùng như: amoxicillin, clarithromycin, metronidazol,…
☛ Tham khảo thêm tại: Ưu nhược điểm từng loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Kết hợp Gastosic
Viên uống Gastosic là sản phẩm chuyên biệt cho người viêm loét dạ dày có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên. Gastosic sử dụng toàn bộ nguyên liệu thảo dược được chuẩn hóa loại 1, sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao giúp tăng sinh khả dụng, qua đó đem lại hiệu quả vượt trội và toàn diện cho người dùng.
Bộ thành phần của Gastosic gồm 9 loại thảo dược quý giúp giải quyết hiệu quả các tác nhân gây viêm loét dạ dày, cụ thể:
- Hậu Phác, Trần Bì: Giúp trung hòa acid dịch vị, thiết lập độ pH sinh lý của dạ dày, giảm nhanh triệu chứng: đau, nóng rát, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,…
- Cam Thảo, Nano Curcumin: Đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương lành lại.
- Hoàng Liên, Ngô Thù Du, Nano Curcumin: Hoạt động như một kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, chống viêm, chống nấm và ngăn ngừa hại khuẩn đường tiêu hoá.
- Thương Truật, Gừng: Giúp tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, kích thích tiêu hoá, giảm cảm giác đầy chướng bụng và giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
- Cúc La Mã: Làm dịu kích thích thần kinh, giảm stress qua đó giảm co bóp dạ dày quá mức.
Sản phẩm Gastosic được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau hơn 100 lần thay đổi dược liệu, điều chỉnh tỷ lệ trong suốt 5 năm, các chuyên gia đã tìm ra công thức phù hợp nhất với cơ địa của người dân Việt Nam. Hiện nay, Gastosic đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Người bệnh viêm loét dạ dày có thể dễ dàng tìm mua Gastosic tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/giai-phau-benh/giai-phau-benh-hoc-benh-ly-da-day