Mặc dù viêm dạ dày và tá tràng K29 là thuật ngữ thường gặp trong chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất thực sự của viêm dạ dày K29 và mức độ nguy hiểm của nó. Để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- Viêm dạ dày và tá tràng K29 là gì?
- Viêm dạ dày K29 có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân gây viêm dạ dày K29
- Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày tá tràng K29
- Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng K29
- Điều trị viêm dạ dày và tá tràng K29 bằng cách nào?
- Kết hợp Gastosic – giải quyết nguyên nhân gây viêm dạ dày tá tràng!
Viêm dạ dày và tá tràng K29 là gì?
Viêm dạ dày và tá tràng K29 hay còn gọi tắt là viêm dạ dày K29. Ký hiệu K29 ở đây chính là mã số định danh bệnh lý theo Phân loại bệnh tật quốc tế phiên bản thứ 10 (ICD-10) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành. Phân loại này cũng đang được Bộ Y tế áp dụng trong hệ thống phân loại mã bệnh của Việt Nam (đã được ban hành kèm theo quyết định số 7603/QĐ-BYT).
Theo ICD-10, viêm dạ dày và viêm tá tràng K29 là mã định danh của một nhóm bệnh viêm dạ dày vàviêm tá tràng nói chung, không bao gồm viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan và hội chứng Zollinger – Ellison. Nó thuộc chương XI (Các bệnh về tiêu hóa) và nằm trong mã nhóm chính K20-K31 (Các bệnh thực quản, dạ dày, tá tràng). Danh mục K29 lại được chia tiếp thành 10 mã bệnh nhỏ, bao gồm:
- K29.0: Viêm dạ dày xuất huyết cấp tính
- K29.1: Viêm dạ dày cấp tính khác
- K29.2: Viêm dạ dày do rượu
- K29.3: Viêm nông niêm mạc dạ dày mạn tính
- K29.4: Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính (teo dạ dày)
- K29.5: Viêm dạ dày mạn tính không đặc hiệu
- K29.6: Viêm dạ dày khác (bao gồm viêm dạ dày phì đại, viêm dạ dày u hạt, bệnh Ménétrier
- K29.7: Viêm dạ dày không đặc hiệu
- K29.8: Viêm tá tràng
- K2.9: Viêm dạ dày tá tràng không đặc hiệu
Dựa trên các biểu hiện lâm sàng và mức độ tổn thương, viêm dạ dày K29 còn được phân thành 3 cấp độ:
- Cấp độ nhẹ: Biểu hiện bằng các triệu chứng như đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu.
- Cấp độ trung bình: Vùng niêm mạc dạ dày bị viêm loét, xuất huyết.
- Cấp độ nặng: Các khối u hình thành và nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.
Viêm dạ dày K29 có nguy hiểm không?
Rất nhiều bệnh nhân sau khi nhận được chẩn đoán “viêm dạ dày K29” thường rất lo lắng vì lầm tưởng sang bệnh ung thư. Như đã đề cập ở trên, viêm dạ dày K29 chỉ là mã định danh của bệnh lý viêm dạ dày và viêm tá tràng. Tùy từng tình trạng cụ thể mà viêm dạ dày K29 còn được phân thành từng cấp độ nặng nhẹ khác nhau.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách khi bệnh còn ở cấp độ nhẹ, bệnh sẽ sớm hồi phục hoàn toàn mà không để lại di chứng. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài và không điều trị dứt điểm, viêm dạ dày tá tràng K29 thường tiến triển nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như:
- Xuất huyết tiêu hóa: Bao gồm xuất huyết mạn tính và xuất huyết cấp tính. Ở thể mạn tính, người bệnh có triệu chứng đi ngoài phân đen, da dẻ xanh xao do mất máu. Ở thể cấp tính, người bệnh có thể đau bụng dữ dội, nôn ra máu tươi, đi ngoài lẫn máu tươi, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu,… cần đưa đi cấp cứu ngay.
- Loét dạ dày tá tràng: Ổ viêm mạn tính không được điều trị có thể tiến triển thành các vết loét. Khi bị loét dạ dày, bệnh thường có biểu hiện trầm trọng hơn.
- Thủng dạ dày: Thủng dạ dày xảy ra khi ổ loét ăn sâu và lan rộng xuyên thủng thành ngoài dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm, người bệnh bụng cứng như gỗ, đau dữ dội như dao dâm,… cần đưa đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.
- Hẹp môn vị: Hẹp môn vị xảy ra khi ổ viêm gần với vị trí lỗ môn vị (phần nối tiếp giữa dạ dày và tá tràng). Khi lỗ môn vị hẹp, đường đi của thức ăn bị cản trở làm cho thức ăn ứ đọng trong dạ dày khiến người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn,…
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm và khó lường nhất của viêm dạ dày K29, thường xuất hiện khi viêm dạ dày 10 năm không được điều trị dứt điểm, tỷ lệ ung thư hóa cao hơn ở những trường hợp viêm dạ dày do vi khuẩn HP.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày K29
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm dạ dày K29, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Nhiễm khuẩn HP
HP là vi khuẩn sống ký sinh tại đường tiêu hóa. Trong quá trình phát triển, vi khuẩn thường tiết ra men gây phá hủy thành niêm mạc dạ dày. Khi số lượng vi khuẩn HP tăng vượt mức, chúng có thể gây tổn thương tế bào niêm mạc dạ dày tá tràng. Theo thống kê, tại Việt Nam có hơn 90% trường hợp viêm dạ dày tá tràng liên quan đến vi khuẩn HP, do vi khuẩn có thể lây lan qua đường tiêu hóa thông qua tiếp xúc với chất thải người mắc bệnh hoặc thức ăn, nước uống,…
Căng thẳng, stress
Căng thẳng và stress là yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng, đồng thời cũng làm bệnh viêm dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do khi căng thẳng, cơ thể tăng sản sinh hormone Cortisol – là một chất có thể kích thích dạ dày sản sinh acid và làm tăng co bóp dạ dày, từ đó làm suy giảm yếu tố bảo vệ.
Tác dụng phụ của thuốc
Một trong số các nhóm thuốc có nguy cơ gây viêm dạ dày tá tràng phổ biến nhất là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac, Naproxen,…). Bên cạnh tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuốc còn ức chế sản xuất prostaglandin (chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày). Do đó, việc sử dụng NSAID sai cách hoặc lạm dụng thuốc kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm dạ dày K29.
Thói quen ăn uống sinh hoạt
Thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học như ăn khuya, bỏ bữa, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, sử dụng rượu bia thường xuyên, nước uống có gas, đồ ăn nhanh,… sẽ làm dạ dày bị kích thích tiết nhiều acid hơn, tăng nguy cơ gây viêm dạ dày tá tràng. Ngoài ra, việc ăn uống không hợp vệ sinh cũng khiến cơ thể dễ nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh.
Nguyên nhân khác
- Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Bệnh lý miễn dịch: Bệnh Crohn, rối loạn tự miễn,…
- Xạ trị, hóa trị: Gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày.
☛ Chi tiết tại: Top nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hàng đầu
Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày tá tràng K29
Viêm dạ dày và viêm tá tràng K29 không có triệu chứng đặc hiệu nên người bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày tá tràng K29 người bệnh cần lưu ý.
- Đau bụng thượng vị: Cơn đau thường xuất hiện tại vùng bụng phía trên rốn, đau tăng dần sau khi ăn no, hoặc khi thời tiết thay đổi. Cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội, và có xu hướng lan tỏa sang các vùng lân cận.
- Ợ hơi, ợ chua: Khi bị viêm dạ dày tá tràng, dạ dày tiết acid nhiều hơn, đồng thời thức ăn không tiêu hóa hết tích tụ lại trong dạ dày làm tăng áp lực trong lòng dạ dày, từ đó dẫn đến cơn ợ hơi, ợ chua.
- Đầy bụng, buồn nôn: Dạ dày bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, thức ăn ở lại lâu trong dạ dày khiến cơ thể luôn cảm thấy bụng đầy ăm ắp, đôi khi buồn nôn và nôn.
- Mệt mỏi, sụt cân: Chức năng tiêu hóa suy giảm lâu dần dẫn đến chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, khó chịu, gầy sút cân.
- Dấu hiệu khác: Đi ngoài phân đen, da dẻ xanh xao (do xuất huyết), nuốt nghẹn, nuốt vướng, đau họng (do acid trào ngược gây viêm thực quản, hầu họng),…
☛ Tham khảo thêm: Top triệu chứng viêm loét dạ dày
Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng K29
Ngoài việc dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra, xét nghiệm cần thiết nhằm xác định rõ mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây viêm dạ dày tá tràng K29. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng thường được áp dụng hiện nay:
- Nội soi dạ dày – tá tràng: Nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm dạ dày K29. Bác sĩ sẽ luồn ống nội soi có gắn camera nhỏ ở đầu qua họng vào dạ dày, tá tràng. Theo đường đi của ống nội soi, camera sẽ ghi lại những hình ảnh xung quanh giúp bác sĩ quan sát trực tiếp các tình trạng bất thường như ổ viêm, trợt, loét trên niêm mạc dạ dày, tá tràng.
- Chụp X-quang ổ bụng: Trước khi chụp X-quang người bệnh cần uống thuốc cản quang có chứa Bari để tạo ra hình ảnh trong ống tiêu hóa. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, khá an toàn có thể phát hiện vị trí tổn thương nhưng không đánh giá được mức độ viêm dạ dày tá tràng.
- Xét nghiệm vi khuẩn: Xét nghiệm này được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày có phải do vi khuẩn HP hay không. Một số xét nghiệm thường được sử dụng là xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, test hơi thở,…
Điều trị viêm dạ dày và tá tràng K29 bằng cách nào?
Dựa trên kết quả chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng K29, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động kết hợp với điều chỉnh thói quen, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Điều trị bằng thuốc theo phác đồ
Điều trị y tế đối với trường hợp viêm dạ dày và tá tràng K29 thường là điều trị nội khoa, rất hiếm trường hợp phải phẫu thuật. Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn là:
- Thuốc ức chế bơm proton: Bao gồm một số thuốc như Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol,… Thuốc có tác dụng ức chế bơm proton – khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất acid dạ dày, nhờ đó làm giảm nồng độ acid dạ dày hiệu quả nhanh và mạnh.
- Thuốc kháng histamin H2: Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể histamin H2 tại tế bào dạ dày, nhờ đó làm giảm nồng độ acid dịch vị, tuy nhiên tác dụng này không mạnh bằng nhóm ức chế bơm proton. Một số thuốc kháng histamin H2 thường dùng là Cimetidin, Famotidin,…
- Thuốc kháng acid dạ dày: Thuốc làm giảm nồng độ acid dạ dày tức thời bằng cách trung hòa acid dịch vị, từ đó thiết lập lại cân bằng pH môi trường dạ dày. Nhóm thuốc này thường chứa Nhôm hydroxit, Magie hydroxit, Natri bicacbonat,… tuy nhiên tác dụng chỉ duy trì trong thời gian ngắn.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc được kê đơn với mục đích tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày theo nhiều cơ chế khác nhau như bao phủ ổ viêm, vết loét, kích thích sản sinh chất nhầy,… Một số thuốc thường dùng như Rebamipide, Bismuth, Sucralfat,…
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp viêm dạ dày được xác định do vi khuẩn HP (hay còn gọi là viêm dạ dày HP K29). Các thuốc thường dùng là Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol,… thường dùng phối hợp trong các phác đồ để tăng hiệu quả diệt khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc điều trị viêm dạ dày
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Điều chỉnh thói quen ăn uống khoa học là việc vô cùng quan trọng góp phần kiểm soát hiệu quả triệu chứng viêm dạ dày. Người bệnh cần lưu ý:
- Ăn chín uống sôi và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để phòng ngừa viêm nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa.
- Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác như cà phê,…
- Ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không ăn khuya.
- Ăn chậm nhai kỹ để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Không ăn trước khi đi ngủ, không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, vị cay nóng, thực phẩm muối chua,…
☛ Tham khảo đầy đủ: Ăn gì kiêng gì khi bị viêm dạ dày tá tràng
Xây dựng lối sống lành mạnh
Song song với điều chỉnh thói quen ăn uống, việc xây dựng lối sống lành mạnh kết hợp vận động nghỉ ngơi hợp lý cũng cần được người bệnh viêm dạ dày tá tràng chú trọng. Cụ thể:
- Hạn chế thức khuya, xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng, stress quá mức.
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
- Tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế, không tự ý mua thuốc và lạm dụng thuốc (nhất là nhóm thuốc chống viêm không steroid).
Kết hợp Gastosic – giải quyết nguyên nhân gây viêm dạ dày tá tràng!
Viêm dạ dày tá tràng thường tiến triển rất nhanh nếu không điều trị đúng cách. Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ chỉ định, người bệnh cần kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, lối sống khoa học lành mạnh. Đồng thời kết hợp sử dụng viên uống Gastosic – giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở người Việt cũng là một giải pháp không nên bỏ qua!
Gastosic là thành tựu sau 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm hơn 100 công thức khác nhau, cuối cùng đã tìm ra công thức tối ưu nhất được “thiết kế riêng” cho người Việt. Với sự kết hợp của 9 thảo dược quý trong tự nhiên, Gastosic giúp:
- Hỗ trợ trung hòa acid dịch vị, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị,…
- Hỗ trợ chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, tăng cường chức năng tiêu hóa.
- Hỗ trợ làm dịu kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, ngăn ngừa viêm dạ dày do căng thẳng stress kéo dài, mang đến tinh thần thoải mái, dễ chịu.
Gastosic đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Đến nay, sản phẩm đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia tiêu hóa hàng đầu như TS.BS. Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên chủ nhiệm khoa A8, Bệnh viện Quân đội TW 108), TS.BS. Nguyễn Thị Quỹ (Phó chủ tịch hội tiêu hóa Hà Nội),… Sản phẩm hiện đang được bán tại hơn 8000 nhà thuốc và được hàng trăm ngàn người bệnh dạ dày tin dùng!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm dạ dày và tá tràng K29. Mặc dù đây không phải là một khái niệm quá xa lạ trong lĩnh vực y tế nhưng thường khiến người bệnh không khỏi lo lắng vì lầm tưởng sang bệnh ung thư. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn!
Tài liệu tham khảo:
- https://icd.who.int/browse10/2019/en
- https://suckhoedoisong.vn/dung-bo-qua-nhung-thoi-quen-nay-vi-no-giup-ban-ngua-viem-loet-da-day-hieu-qua-169220402190007439.htm