Viêm dạ dày HP dương tính khiến người bệnh mệt mỏi bởi hàng loạt triệu chứng khó chịu đồng thời làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm dạ dày HP dương tính là gì và điều trị bằng cách nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nội dung bài viết
Viêm dạ dày có Hp dương tính là gì?
Viêm dạ dày có Hp dương tính là thuật ngữ mô tả tình trạng viêm niêm mạc kèm theo nhiễm HP dạ dày (test HP dương tính). Trong đó:
- Viêm dạ dày: Là hiện tượng niêm mạc dạ dày xuất hiện các vết tổn thương không vượt quá lớp cơ, thường gặp như: vết xước, viêm trợt, phù nề, xuất huyết hay xung huyết niêm mạc.
- Nhiễm vi khuẩn Hp (HP dương tính): Biểu thị kết quả xét nghiệm phát hiện trong dạ dày có khuẩn HP (Helicobacter pylori) – Loại vi khuẩn làm giảm chất nhầy và tấn công lớp tế bào biểu mô, trực tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thống kê cho thấy, trên thế giới có khoảng 50% người mắc Hp trong khi đó ở Việt Nam con số là khoảng 70% -80% dân số nhiễm Hp. Tại Hà Nội, cứ 1.000 người dân thì có tới hơn 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TP Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tại Việt Nam.
Phương pháp chẩn đoán Hp dạ dày dương tính
80% người viêm dạ dày có nhiễm HP thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Do vậy, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm là cách chính xác nhất để người bệnh xác định mình có đang nhiễm loại vi khuẩn này không. Những phương pháp thường gặp bao gồm:
Phương pháp xâm lấn
Phương pháp xâm lấn được thực hiện bằng cách lấy mô tế bào tại vị trí tổn thương trên niêm mạc dạ dày đi phân tích tìm kiếm vi khuẩn HP. Để thực hiện, một ống nội soi sẽ được đưa vào dạ dày thông qua đường thực quản. Sau khi xác định vị trí tổn thương, bác sĩ thực hiện sinh thiết mô để làm xét nghiệm Clo Test. Nếu phát hiện enzyme urease trong mô sinh thiết, người bệnh sẽ được kết luận dương tính với khuẩn HP.
Song song với đó, bác sĩ có thể thực hiện nuôi cấy vi khuẩn để xây dựng kháng sinh đồ để lựa chọn được phác đồ kháng sinh hiệu quả nhất. Phương pháp xâm lấn được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm HP. Ngoài ra, quá trình nội soi để sinh thiết mô cũng cho phép khảo sát đánh giá tổn thương trên niêm mạc dạ dày chính xác, từ đó xây dựng được phác đồ điều trị bệnh một cách toàn diện.
Phương pháp không xâm lấn
Phương pháp xâm lấn cho phép chẩn đoán nhiễm HP ngay cả khi người bệnh không cần thực hiện thủ thuật nội soi và sinh thiết mô. Điều này giúp người bệnh giảm đau đớn, tránh kích ứng tiêu hoá và hạn chế nguy cơ chảy máu do thủ thuật sinh thiết gây ra. Những phương pháp phổ biến bao gồm:
- Test hơi thở: Người bệnh được uống thuốc kích thích vi khuẩn Hp tiết ra enzyme urease gây phân hủy ure thành CO2 và NH3. Tiếp đó, bác sĩ đo nồng độ CO2 để xác định sự có mặt của vi khuẩn HP.
- Xét nghiệm phân: Gồm 2 phương pháp thường gặp nhất là: test nhanh Antigen – Ag (kháng nguyên HP) và hóa phát quang giúp phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn HP trong phân.
Đây là hai phương pháp cho độ chính xác cao (trên 90%) nhưng lại không phản ánh được mức độ tổn thương của dạ dày. Ngoài ra, xét nghiệm phân thường mất nhiều thời gian và gây trở ngại trong quá trình lấy mẫu. Vì vậy, bác tuỳ vào tình huống cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm khác nhau. Người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định được đưa ra.
Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm?
Helicobacter Pylori là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường dạ dày. Để làm được điều này chúng tiết ra enzyme urease giúp để trung hoà acid. Hoạt động này làm mỏng lớp chất nhầy và gây viêm, loét khiến niêm mạc dạ dày tổn thương.
Dưới sự kết hợp đồng thời nhiều yếu tố gồm: sự tấn công của vi khuẩn Hp, acid dạ dày và enzyme tiêu hoá, những vết viêm dạ dày có thể trở nặng và tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như:
- Xuất huyết tiêu hoá: Xảy ra khi vết viêm loét ăn sâu vào thành dạ dày và làm vỡ mạch máu. Người bệnh có thể tử vong nếu mất máu nhiều mà không được cấp cứu kịp thời.
- Thủng dạ dày: Là tình trạng vết viêm loét vượt qua thành dạ dày khiến dịch tiêu hoá tràn vào khoang bụng. Thủng dạ dày thường gây viêm phúc mạc cấp, có thể dẫn đến tử vong do sốc nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Ung thư dạ dày: Viêm dạ dày do vi khuẩn Hp có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn 3 – 6 lần. Nguyên nhân là do vi khuẩn Hp gây viêm teo niêm mạc, kích thích chuyển sản ruột và biến đổi thành tế bào ung thư.
Như vậy, viêm dạ dày HP dương tính có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong đó, ung thư là biến chứng mang đến nỗi sợ hãi lớn nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của bệnh viện K, trong số 200 loại HP khác nhau thì chỉ một vài loại mang gen CagA mới làm tăng nguy cơ ung thư. Người bệnh có thể xét nghiệm để xác định vi khuẩn HP có thuộc nhóm mang gen CagA hay không. Thực tế, 70-80% người dân Việt mang trong mình vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày, chỉ có 1% người nhiễm HP tiến triển thành ung thư dạ dày. Vậy nên, thay vì lo lắng quá mức về Hp, bạn cần điều trị tích cực và toàn diện theo phác đồ được bác sĩ đưa ra.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Vi khuẩn Hp có nguy hiểm?
Dương tính với vi khuẩn Hp do đâu?
Viêm dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp xảy ra khi vi khuẩn Hp xâm nhập, trú ngụ trong dạ dày và gây bệnh. Điều đáng nói là vi khuẩn Hp có thể tồn tại cả ở môi trường bên trong và ngoài cơ thể. Do đó, quá trình phát tán và lây nhiễm rất dễ xảy ra. Dưới đây là những con đường lây nhiễm khiến bạn dương tính với vi khuẩn HP:
- Đường miệng – miệng: Nếu tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh thông qua việc: bón thức ăn, hôn, dùng chung bát đũa,…, bạn cũng có thể nhiễm vi khuẩn này.
- Đường dạ dày – miệng: Xảy ra khi người bệnh bị: ợ chua, nôn hoặc trào ngược. Ngoài ra, quá trình nội soi, thăm khám nha khoa, tai – mũi – họng cũng có thể khiến vi khuẩn Hp lây lan từ dạ dày lên khoang miệng.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn Hp trong phân có thể phát tán ra môi trường nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, sử dụng phân tươi để bón rau và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhiễm Hp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Một số thói quen làm tăng nguy cơ nhiễm Hp gồm: thường xuyên ăn đồ tái – sống, có thói quen ăn ở quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh, sống chung với người nhiễm Hp, trẻ nhỏ được nhai – mớm thức ăn.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn qua bài: Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?
Triệu chứng người viêm dạ dày có Hp dương tính
Viêm dạ dày Hp dương tính có thể gây ra hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người bệnh. Dễ thấy nhất là các triệu chứng khó chịu như:
- Đau, nóng rát thượng vị: Thường xuất hiện ở vùng bụng hạ sườn trái và thượng vị. Người bệnh có thể bị đau nhói hoặc âm ỉ một thời gian, sau đó dịu dần. Tần suất đau phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dạ dày.
- Buồn nôn – nôn: Thường xảy ra khi dạ dày tăng tiết acid, chủ yếu là khi vừa ăn xong. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị nôn ngay cả khi uống nước.
- Rối loạn tiêu hoá: Bao gồm các triệu chứng như: đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon, bụng ọc ạch,… có thể kéo dài cả ngày.
- Phân bất thường: Viêm dạ dày Hp dương tính có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ khiến vết viêm bị rỉ máu. Lượng máu này cũng được tiêu hoá cùng thức ăn và gây nên tình trạng đi ngoài phân nâu hoặc đen.
- Sụt cân: Do chức năng tiêu hoá giảm sút, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém dẫn đến bị suy nhược, sụt cân.
Những triệu chứng lâm sàng chủ yếu là do tình trạng viêm dạ dày gây nên. Do đó, người bệnh không thể dựa vào những dấu hiệu này để xác nhận mình có đang dương tính với vi khuẩn Hp hay không. Để biết chính xác, bạn cần đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
Cách điều trị viêm dạ dày Hp dương tính
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nguyên tắc khi điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp gồm: loại bỏ yếu tố gây bệnh, bình ổn chức năng dạ dày và tăng tái tạo niêm mạc dạ dày. Điều này đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất giảm bớt tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Sử dụng thuốc theo phác đồ Bộ Y tế
Phác đồ điều trị viêm dạ dày dương tính Hp theo hướng dẫn của Bộ Y tế có sự thay đổi tuỳ theo vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Hiện nay có 4 phác đồ được áp dụng gồm:
Phác đồ 3 thuốc
Phác đồ này được áp dụng cho những trường hợp viêm dạ dày Hp dương tính nhẹ. Thời gian áp dụng thường kéo dài khoảng 10 – 14 ngày. Hiệu quả đạt được có thể tiêu diệt trên 80% vi khuẩn Hp ngay trong lần uống đầu tiên. Có 2 cách sử dụng thuốc thường dùng gồm:
- Cách 1: Kết hợp 3 thuốc gồm: clarithromycin 500mg x 2 lần/ ngày, amoxicillin 2g/ ngày và thuốc ức chế bơm Proton 2 lần/ ngày.
- Cách 2: Kết hợp 3 thuốc gồm: amoxicillin 1g/ lần x 2 lần/ ngày, metronidazole hoặc tinidazole 500mg/ lần x 2 lần/ ngày và thuốc ức chế bơm Proton 2 lần/ ngày.
Phác đồ 4 thuốc
Phác đồ 4 thuốc được áp dụng khi phác đồ 3 thuốc không cho hiệu quả hoặc không phù hợp. Thời gian áp dụng thường kéo dài khoảng 10 – 14 ngày. Hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn Hp tương đương với phác đồ 3 thuốc. Có 2 cách phối hợp thuốc như sau:
- Cách 1: Kết hợp 4 thuốc gồm: Bismuth 60mg/ lần x 2 lần/ ngày, tinidazole hoặc metronidazol 125mg/ lần x 2 lần/ ngày, tetracyclin 250mg/ lần x 2 lần/ ngày và thuốc ức chế bơm proton 2 lần/ ngày.
- Cách 2: Kết hợp 4 thuốc gồm: Amoxicillin 1g/ lần x 2 lần/ ngày, metronidazol 250mg/ lần x 2 lần/ ngày, clarithromycin 250mg/ lần x 2 lần/ ngày và thuốc ức chế bơm proton 2 lần/ ngày.
Phác đồ điều trị 4 thuốc có bismuth có thể đạt hiệu quả điều trị lên đến 95%. Tuy nhiên, sự kết hợp nhiều thuốc có thể dẫn đến tình trạng khó dung nạp và tăng nguy cơ kháng Hp kép.
Phác đồ nối tiếp
Là phác đồ được sử dụng như giải pháp kế tiếp sau phác đồ đầu tiên. Thời gian áp dụng thường kéo dài khoảng 10 ngày. Các thuốc được sử dụng gồm:
- 5 ngày đầu: Kết hợp 2 thuốc gồm: amoxicillin 1g/ lần x 2 lần/ ngày và thuốc ức chế bơm proton 2 lần/ ngày.
- 5 ngày tiếp: Kết hợp 3 thuốc gồm: tinidazole 250mg/ lần x 2 lần/ ngày, clarithromycin 250mg/ lần x 2 lần/ ngày và thuốc ức chế bơm proton 2 lần/ ngày.
Khi áp dụng phác đồ này, người bệnh cần thực hiện kháng sinh đồ để biết vi khuẩn tương tác với kháng sinh nào, từ đó lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp. Tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn Hp kháng clarithromycin cao, có thể lên đến 88.9%.
Phác đồ 3 thuốc chứa Levofloxacin
Phác đồ này được áp dụng khi phác đồ 4 thuốc hoặc phá đồ nối tiếp không hiệu quả. Thời gian áp dụng thường kéo dài khoảng 10 ngày. Các thuốc được sử dụng gồm: levofloxacin 250mg/ lần x 2 lần/ ngày, amoxicillin 1g/ lần x 2 lần/ ngày và thuốc ức chế bơm proton 2 lần/ ngày.
Phác đồ này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp tốt hơn phác đồ 4 thuốc nhưng lại kém hiệu quả ở người bệnh mang vi khuẩn kháng levofloxacin. Vì vậy, bác sĩ chỉ áp dụng trong một vài trường hợp có chọn lọc.
Phác đồ cứu nguy
Phác đồ cứu nguy bổ sung furazolidone và rifabutin được áp dụng khi những phác đồ khác không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phác đồ này là rifabutin có thể tác dụng chọn lọc trên một số chủng mycobacterium tuberculosis kháng thuốc, từ đó cản trở hoạt động tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Ngoài ra, thuốc furazolidone không có giá thành rẻ, ít bị kháng thuốc nhưng lại không cho hiệu quả nhất quán. Do đó, việc sử dụng thuốc vẫn cần được nghiên cứu thêm.
☛ Chi tiết tại: Điều trị Hp dạ dày theo đúng phác đồ của Bộ Y tế
Gastosic – ức chế vi khuẩn Hp cải thiện viêm dạ dày hiệu quả
Gastosic là giải pháp chuyên biệt cho dạ dày, hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP. Sản phẩm có chứa Nano Curumin (chiết xuất từ nghệ vàng) được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, đồng thời trung hòa acid dịch vị, bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Gastosic là thành quả của quá trình nghiên cứu hơn 5 năm với hơn 100 công thức dạ dày để tìm ra công thức tối ưu nhất phù hợp với cơ địa, thói quen, tập quán của người Việt.
Sản phẩm Gastosic được chuyển giao công nghệ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với cơ chế tác dụng đa chiều, cùng hướng đến mục tiêu “giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh dạ dày”, đem đến hiệu quả vượt trội và lâu bền cho người bệnh.
Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được bày bán rộng rãi tại hơn 8000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂYđể được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Theo dõi sau điều trị
Việc theo dõi sau điều trị giúp xác nhận tình trạng viêm dạ dày và nhiễm Hp đã được giải quyết hoàn toàn chưa. Những việc cần làm gồm:
- Test Hp: Có thể áp dụng phương pháp xâm lấn, test hơi thở, xét nghiệm phân. Xét nghiệm máu không được áp dụng bởi kháng thể vi khuẩn Hp có thể lưu lại trong máu đến 4 tháng nên dễ cho dương tính giả.
- Nội soi: Thực hiện định kỳ để đánh giá tổn thương hoặc xét nghiệm mô bệnh học trong trường hợp viêm teo dạ dày mãn tính hoặc có dị sản ruột, loạn sản ở dạ dày.
Thông thường, người bệnh viêm dạ dày Hp dương tính sẽ được hẹn tái khám sau khoảng 2 tuần. Người bệnh cần tuân thủ đúng lịch hẹn, tránh để liệu trình bị ngắt quãng dẫn đến giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ kháng thuốc.
Phòng ngừa tái phát
Vi khuẩn Hp dễ lây lan và có cơ chế kháng thuốc rất tốt. Bên cạnh đó, việc cân bằng môi trường dạ dày không phải là điều dễ dàng. Do đó, nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp, nguy cơ tái phát bệnh là rất cao. Để tránh tình trạng này, dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị được bác sĩ hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc, liều dùng hoặc cách dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Tuyệt đối không bỏ ngang liệu trình khi chưa được bác sĩ đồng ý bởi có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn Hp và khiến tổn thương dạ dày tái lại.
- Giữ gìn vệ sinh tốt: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh đồ dùng cá nhân và không gian sống thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn Hp.
- Tránh dùng chung dụng cụ cá nhân với người khác, đặc biệt là dụng cụ ăn uống như: chén, đũa, bát, thìa,….
- Lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, uống và sử dụng nước sạch trong chế biến thức ăn.
- Ăn chín uống sôi, tránh ăn những thực phẩm tái – sống, hạn chế ăn tại cửa hàng vỉa hè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tái khám đúng hẹn và chủ động thực hiện kiểm tra sức khoẻ tiêu hoá định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm tra nhiễm Hp cho những người trong gia đình và điều trị nếu cần để tránh bị tái nhiễm.
Trên đây là nội dung xoay quanh vấn đề viêm dạ dày Hp dương tính. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 1800 6626 để được giải đáp sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/benh-truyen-nhiem/viem-loet-da-day-hp-duong-tinh-tuyet-doi-khong-the-chu-quan
- https://suckhoedoisong.vn/khang-thuoc-gia-tang-phac-do-nao-dieu-tri-toi-uu-vi-khuan-hp-169231211113506632.htm