Viêm dạ dày dạng nốt là một trong những dạng của viêm dạ dày. Cùng tìm hiểu xem tình trạng này cụ thể như nào, mức độ nguy hiểm ra sao và điều trị như nào hiệu quả.
Nội dung bài viết
Viêm dạ dày dạng nốt là gì?
Viêm dạ dày dạng nốt – Nodular gastritis (NG) được định nghĩa là viêm dạ dày với các phát hiện qua nội soi thường được hiển thị lớp niêm mạc dạ dày bị viêm đặc trưng nổi sần giống như “da ngỗng”.
Theo như trên hình ảnh: Dấu hiệu mô học của viêm dạ dày dạng nốt là các nang bạch huyết nổi bật [b]. Để theo dõi rõ hơn dạng viêm này thông thường người ta sử dụng phương pháp nội soi sắc ký – sử dụng màu nhuộm indigocarmine để làm nổi bật các nốt sần trên hình ảnh nội soi [b]. Hay nhuộm hematoxylin và eosin để theo dõi phân tích các mẫu sinh thiết [c].
Viêm dạ dày dạng nốt phổ biến xuất hiện nhất là vùng hạng vị [a], đôi khi nó cũng có xuất hiện cả ở vùng thân vị nữa [d,e].
Đây được cho là loại viêm dạ dày liên quan đến nhiễm khuẩn Helicobacter pylori ( H. pylori), và nó cũng được coi là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư biểu mô loại lan tỏa ở dạ dày.
Hình ảnh của viêm dạ dày dạng nốt
Để rõ hơn bạn có thể xem chi tiết các hình ảnh viêm dạ dày dạng nốt dưới đây:
[caption id="" align="aligncenter" width="750"] Hình ảnh nội soi của viêm dạ dày dạng nốt với ánh sáng trắng và quang phổ linh hoạt[/caption]Hình trên là hình ảnh nội soi của viêm dạ dày dạng nốt. Độ cao màu trắng lan tỏa trên niêm mạc dạ dày ở xa (A, ánh sáng trắng), có thể được tăng cường hơn nữa bằng chế độ quan sát tăng cường màu sắc hình ảnh quang phổ linh hoạt (B).
[caption id="" align="aligncenter" width="750"] Ảnh chụp cận cảnh niêm mạc dạ dày trong trường hợp viêm dạ dày dạng nốt[/caption]Hình ảnh này chụp cận cảnh niêm mac dạ dày trong trường hợp viêm dạ dày dạng nốt qua nội soi, niêm mạc có hình dạng như sỏi. Các vi hạt có đường kính từ 2 đến 5 mm.
Trong một số trường hợp cần phải làm nổi bật các nốt viêm này bằng phương pháp nội soi sắc ký sử dụng phương pháp phun thuốc nhuộm indigocarmine trên hình ảnh nội soi. Hay nhuộm hematoxylin và eosin để theo dõi phân tích các mẫu sinh thiết.
Phân biệt viêm dạ dày dạng nốt với các dạng khác
[caption id="" align="aligncenter" width="750"] Các dạng viêm dạ dày phổ biến[/caption]Bên cạnh viêm dạ dày dạng nốt (Nodular), [a id=15216]viêm dạ dày còn có các dạng khác như:
- Viêm ban đỏ (Erythematous): là dạng viêm dạ dày có niêm mạc dạ dày bị đỏ và sưng do tăng cường tuần hoàn máu.
- Viêm ăn mòn (Erosive): là dạng viêm dạ dày có niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bào mòn, xuất hiện các vết loét nhỏ.
- Viêm xung huyết (Hemorrhagic): là dạng viêm dạ dày có các mạch máu bị giãn nở do ứ quá nhiều máu gây ra xung huyết hình ảnh sẽ có màu đỏ hơn các vùng khác
- Viêm teo (Atrophic): là dạng viêm dạ dày có niêm mạc dạ dày bị teo lại, mất chức năng tiết dịch vị, giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Viêm phì đại (Hyertrophic): là dạng viêm dạ dày có niêm mạc dạ dày bị phì đại, dày lên, tạo thành các nốt, gân hoặc màng, đôi khi còn được gọi là viêm trợt lồi
Làm thế nào để biết bị viêm dạ dày dạng nốt?
Như đã nói ở phần trên viêm dạ dày dạng nốt được phát hiện thông qua hình ảnh nội soi. Có thể được tăng cường hơn nữa bằng chế độ quan sát tăng cường màu sắc hình ảnh quang phổ linh hoạt. Đôi khi có thể sử dụng thêm thuốc nhuộm (nhuộm hematoxylin và eosin, hay indigocarmine để làm nổi bật các nốt sần.
Viêm dạ dày dạng nốt có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày dạng nốt cũng như viêm loét dạ dày dạng khác đều có thể gây ra những biến chứng như thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.
Đặt biệt viêm dạ dày dạng nốt được coi là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư biểu mô loại lan tỏa ở dạ dày.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày dạng nốt
Như đã nói ở trên, nguyên nhân chủ yếu của viêm dạ dày dạng nốt là nhiễm vi khuẩn HP. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tính liên quan và tỷ lệ % khá cao liên quan đến nhiễm vi khuẩn HP và viêm dạ dày dạng nốt.
Tuy nhiên cũng không loại trừ với các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc Nsaid
☛ Tham khảo chi tiết: Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Triệu chứng của viêm dạ dày dạng nốt
Triệu chứng của viêm dạ dày dạng nốt cũng giống như các dạng viêm dạ dày khác. Cụ thể:
- Đau vùng thượng vị
- Đầy hơi
- Ợ nóng
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- khó tiêu
Vị trí thường gặp của viêm dạ dày dạng nốt thường ở hạng vị dạ dày, đôi khi nó cũng xuất hiện ở thân trước và thân dưới của dạ dày.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Triệu chứng của viêm dạ dày
Chẩn đoán viêm dạ dày dạng nốt
Chẩn đoán viêm dạ dày dạng nốt được thực hiện khi niêm mạc có sự xuất hiện của hình ảnh như những viên đá cuội không đều. Các viên này thường có đường kính từ 2 đến 5 mm và có bề mặt nhẵn và cùng màu với niêm mạc xung quanh. Sự phân bố của các nốt này được ghi lại như ở hang vị, phần thân dưới, hoặc cả hai.
Bên cạnh chẩn đoán hình ảnh cũng cần chẩn đoán nguyên nhân xem có liên quan đến nhiễm khuẩn HP hay không (nguyên nhân được cho là chủ yếu của dạng viêm nốt này). Chẩn đoán này có thể thực hiện bằng xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm phân hay kiểm tra qua hơi thở.
Tuy nhiên cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc Nsaid (nhóm các thuốc kháng viêm, giảm đau và hạ sốt không steroi) Chẳng hạn như: Ibuprofen). Hay các nguyên nhân khác nữa như stress, ăn uống sinh hoạt, các nguyên nhân tự miễn do hóa chất…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Chẩn đoán viêm loét dạ dày
Điều trị viêm dạ dày dạng nốt bằng cách nào?
Sử dụng thuốc tây y
Với viêm dạ dày dạng nốt, tây y có phác đồ điều trị riêng tùy vào mức độ và tình trạng bệnh. Xác định rõ nguyên nhân xem có phải do nhiễm khuẩn HP hay không. Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng viêm này nhưng cũng cần phải chẩn đoán rõ ràng.
Áp dụng phác đồ điều trị cho trường hợp nhiễm khuẩn HP, phổ biến nhất là liệu pháp ba thuốc (Bismuth subcitrate, tetracycline và metronidazole với liều khuyến cáo trong 2 tuần) để diệt trừ HP. Nội soi và sinh thiết theo dõi, ít nhất 4 tuần sau khi kết thúc điều trị, được thực hiện để đánh giá mức độ tiệt trừ HP và ảnh hưởng của nó lên các nốt và tăng sản bạch huyết.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Sử dụng thuốc đông y
Bạn có thể dùng các bài thuốc đông y để hỗ trợ điều trị viêm dạ dày dạng nốt. Các bài thuốc đông y thường dùng các vị thuốc thảo dược tự nhiên, có tác dụng giảm viêm, tiêu độc, thanh nhiệt, làm lành loét, cải thiện tiêu hóa. Một số bài thuốc đông y được dùng phổ biến như viên uống dạ dày Hóa Can Tiễn, Tứ Quân Tử Thang…
Bài thuốc Hóa can tiễn
Nguyên bản bài thuốc Hóa can tiễn trích lục trong Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q.51 – Trương Cảnh Nhạc
Chủ Trị: Lý khí, giải uất, tiết nhiệt, hòa vị. Trị can khí bị uất kết.
Vị thuốc:
- Bối mẫu: 8g
- Chi tử: 8g
- Đơn bì: 6g
- Thanh bì: 8g
- Thược dược: 8g
- Trạch tả: 6g
- Trần bì: 8g
Sắc uống.
Bài thuốc Tứ quân tử thang
Bài thuốc Tứ quân tử thang thích hợp với những người tỳ vị khí hư với biểu hiện là sắc mặt vàng héo, tứ chi vô lực, tiếng nói nhỏ yếu, bụng đầy, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát. Bao gồm các vị thuốc:
- Nhân sâm hoặc Đảng sâm: 8-12g
- Bạch truật: 8-12g
- Phục linh: 12g
- Cam thảo: 4g
Đây là 4 vị thuốc đều có tính bình hòa, không nhiệt, không táo nên được gọi là tứ quân tử thang.
Tuy nhiên, bạn nên thăm khám bác sĩ Đông y để được gia giảm hay dùng thuốc hợp với tình trạng của bạn.
Thay đổi lối sống để cải thiện triệu chứng
Viêm loét dạ dày dạng nốt cũng có thể được điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ không quá nghiêm trọng, các triệu chứng xảy ra nhẹ và tần suất thấp. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Việc thay đổi lối sống này cũng được khuyến cáo cho cả những trường hợp nặng, cần kết hợp song song điều trị thuốc với thay đổi lối sống phù hợp.
Bạn nên áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện triệu chứng viêm dạ dày dạng nốt:
- Ăn uống đúng cách: Bạn nên ăn nhỏ, ăn nhiều bữa, tránh ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn cay, ăn chua, ăn đồ chiên rán, ăn đồ ngọt, ăn đồ khó tiêu. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, chất xơ, chất đạm, chất béo lành mạnh. Cùng với đó, bạn cũng nên tránh uống rượu, bia, nước ngọt, nước có ga, cà phê, trà đen…
- Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân, bạn nên giảm cân bằng cách tập thể dục, ăn ít calo, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Việc giảm cân sẽ giảm áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa trào ngược axit.
- Ngủ đủ giấc: Bạn nên ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày, tránh ngủ quá muộn hoặc quá sớm. Hãy nâng cao đầu giường hoặc dùng gối cao để ngăn ngừa trào ngược axit khi ngủ.
- Giảm stress: Hãy tìm cách giảm stress bằng nhiều biện pháp như tập thể dục, dành thời gian cho bạn bè, gia đình, viết nhật ký, tham gia các hoạt động sở thích…Stress có thể làm tăng tiết axit dạ dày và gây viêm.
- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá làm tăng axit dạ dày, làm suy yếu cơ van dạ dày, gây trào ngược axit và viêm.
Tham khảo sử dụng Gastosic
Bên cạnh điều trị viêm loét dạ dày theo phác đồ của bác sĩ, bạn nên kết hợp sử dụng viên uống Gastosic nhằm kiểm soát tốt tình trạng viêm loét dạ dày. Sản phẩm Gastosic được chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Thành phần chính của Gastosic là Curumin trong củ nghệ được bào chế ở dạng nano siêu nhỏ, cho hiệu quả cao gấp 10 – 40 lần. Curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, Gastosic cho tác động vượt trội và toàn diện hơn hẳn nhờ kết hợp thêm 9 loại thảo dược quý gồm:
- Hậu Phác, Trần Bì
- Cam thảo
- Hoàng Liên, Ngô Thù Du
- Thương Truật, Gừng
- Cúc La Mã
Đây đều là những thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết loét cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau hơn 100 lần thay đổi dược liệu, điều chỉnh tỷ lệ trong suốt 5 năm, các chuyên gia đã tìm ra công thức phù hợp nhất với cơ địa của người dân Việt Nam. Hiện nay, Gastosic đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Người bệnh viêm loét dạ dày có thể dễ dàng tìm mua Gastosic tại hơn 8.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.researchgate.net/figure/Endoscopic-features-of-nodular-gastritis-Note-diffuse-whitish-elevations-on-the-distal_fig1_51858801
- https://www.researchgate.net/figure/Endoscopic-appearance-of-nodular-gastritis-the-mucosa-having-a-cobblestone-appearance_fig1_6404337
- https://www.researchgate.net/figure/Endoscopic-appearance-and-pathological-features-of-nodular-gastritis-a-and-b-are_fig1_324008836