Đau dạ dày có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Việc nhận biết các vị trí đau dạ dày có thể giúp ích trong việc chẩn đoán sớm bệnh lý dạ dày và có biện pháp điều trị đúng đắn. Vậy, đau dạ dày ở vị trí nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các vị trí đau dạ dày thường gặp nhất!
Nội dung bài viết
Đau dạ dày là gì?
Dạ dày (hay bao tử) là bộ phận có diện tích lớn nhất của ống tiêu hóa, có chức năng co bóp, bài tiết, giúp chia nhỏ và tiêu hóa thức ăn. Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó dẫn đến những cơn đau âm ỉ, kèm theo nóng rát, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,…
Đau dạ dày có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, việc sớm phát hiện đau dạ dày sẽ giúp ích trong việc điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Các vị trí đau dạ dày thường gặp nhất
Để sớm nhận biết bệnh đau dạ dày, người bệnh có thể dựa trên các biểu hiện lâm sàng cũng như vị trí cơn đau. Dưới đây là một số vị trí đau dạ dày thường gặp nhất.
Đau vùng thượng vị
Vùng thượng vị là vùng bụng phía trên rốn và phía dưới mũi xương ức. Cơn đau thượng vị thường kéo dài âm ỉ trong nhiều giờ, có thể lan rộng ra sau lưng và lan lên ngực gây đau tức ngực.
Phần lớn các trường hợp đau dạ dày vùng thượng vị sẽ xuất hiện ở 3 thời điểm chính như:
- Ban đêm và rạng sáng: Cơn đau thượng vị vào thời điểm này thường xuất hiện có chu kỳ, lặp lại trong khoảng từ 1-2 giờ sáng. Nguyên nhân là do sự tăng tiết acid khi dạ dày rỗng do đã tiêu hóa hết thức ăn.
- Khi đói: Tương tự như trường hợp trên, khi cơ thể đói tức là dạ dày rỗng không còn thức ăn, dạ dày sẽ tăng tiết acid gây đau, nóng rát vùng thượng vị.
- Sau khi ăn no: Đau vùng thượng vị sau khi ăn no là triệu chứng của viêm loét dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm loét, thức ăn ma sát và tác động lên chúng gây đau rát.
Theo các chuyên gia, đau dạ dày vùng thượng vị có thể xuất phát từ một số nguyên do sau:
- Do nhiễm vi khuẩn HP.
- Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích.
- Lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học như thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, lười vận động, ăn khuya,…
- Bệnh lý tại dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, không phải 100% các cơn đau vùng thượng vị là đau dạ dày. Đau thượng vị còn là biểu hiện của một số bệnh lý khác như viêm tụy, sỏi mật,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân đau vùng thượng vị
Đau vùng bụng giữa
Vùng bụng giữa hay còn gọi là vùng quanh rốn là một trong những vị trí thường gặp của đau dạ dày. Tùy theo các trường hợp cụ thể mà tính chất cơn đau vùng bụng quanh rốn có biểu hiện khác nhau, có thể là đau từng cơn, đau quặn bụng, lúc âm ỉ, lúc dữ dội,… kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu khác như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
Theo các chuyên gia y tế, một số nguyên nhân gây đau vùng bụng giữa có thể kể đến như:
- Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, căng tức bụng,… thường gặp sau khi ăn.
- Đau thượng vị thường xuyên và kéo dài có thể lan xuống vùng bụng giữa.
- Ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa do nhiễm vi sinh vật, loạn khuẩn đường ruột.
- Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như sử dụng nhiều đồ uống có gas, rượu, bia,…
- Nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, giun chui ống mật gây tắc nghẽn, đau tức bụng,…
- Bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Đau vùng bụng quanh rốn không chỉ là biểu hiện của đau dạ dày, đây cũng có thể là triệu chứng của viêm đại tràng, co thắt đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy, sỏi thận và các bệnh phụ khoa khác.
Đau hạ sườn bên trái
Phần lớn các trường hợp đau dạ dày thường bắt đầu từ vị trí thượng vị sau đó lan rộng sang hai bên, nhất là phía hạ sườn bên trái, đôi khi lan sang phía hạ sườn bên phải. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy từng tình trạng bệnh lý. Khác với đau vùng thượng vị, đau dạ dày vùng hạ sườn trái thường giảm sau khi ăn no, nhưng vẫn có thể đi kèm biểu hiện đầy hơi, ợ chua, buồn nôn,…
Một số nguyên nhân gây đau dạ dày vùng này có thể kể đến như:
- Chứng khó tiêu khiến người bệnh cảm thấy đau tức hạ sườn trái, kèm theo trào ngược, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… thường xuất hiện sau khi ăn no.
- Do viêm loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau ăn no.
Trên thực tế, vùng hạ sườn trái có chứa một phần ruột nên các cơn đau xuất hiện ở vùng này có thể bắt nguồn từ bệnh lý đường ruột như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, tắc ruột,… Ngoài ra, đau hạ sườn trái còn là biểu hiện của một số bệnh lý khác như sỏi thận, phì đại lá lách, vỡ lách do chấn thương, viêm phổi, viêm màng ngoài tim,…
Phân biệt đau dạ dày dựa vào vị trí có chính xác?
Như đã phân tích ở trên, vị trí cơn đau chỉ có vai trò gợi ý đến bệnh đau dạ dày chứ KHÔNG giúp chẩn đoán chính xác bệnh đau dạ dày. Ngoài đau dạ dày, vị trí đau cũng gợi ý đến một số vấn đề đường tiêu hóa khác hoặc bệnh lý các cơ quan khác cùng nằm ở vị trí tương tự.
Thêm vào đó, đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm vi khuẩn HP, thói quen lối sống, lạm dụng thuốc, bệnh lý tại dạ dày,… Nếu chỉ đơn thuần dựa vào vị trí đau sẽ KHÔNG THỂ kết luận được chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Phương pháp chẩn đoán chính xác đau dạ dày
Để chẩn đoán chính xác đau dạ dày, người bệnh cần đến khám tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi để xác định vị trí đau, tính chất cơn đau và nắm rõ thông tin tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Sau đó, tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán khác nhau.
Một số phương pháp chẩn đoán thường áp dụng hiện nay là:
- Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác nhất các bệnh lý tại dạ dày hiện nay. Bằng cách đưa một ống mềm vào bên trong ống tiêu hóa và quan sát trực tiếp bên trong dạ dày qua một đầu camera nhỏ, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí tổn thương và đánh giá mức độ tổn thương.
- Chụp X-quang ổ bụng: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát cấu trúc bên trong của các cơ quan như dạ dày, lá lách, đại tràng, ruột non, cơ hoành, vách ngăn vùng ngực – bụng,… nhằm phát hiện các tổn thương tại các cơ quan này và phân biệt chúng với các bệnh lý khác, tuy nhiên phương pháp này không thể đánh giá chính xác mức độ tổn thương.
- Xét nghiệm vi khuẩn: Phương pháp này được thực hiện khi nghi ngờ đau dạ dày là do nhiễm khuẩn. Một số xét nghiệm có thể thực hiện như test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,…
Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, phương pháp điều trị đau dạ dày chủ yếu là dùng thuốc giúp kiểm soát triệu chứng đau dạ dày, kết hợp với xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đẩy lùi chứng đau dạ dày với viên uống Gastosic!
Bên cạnh việc điều trị đau dạ dày theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định, người bệnh đau dạ dày có thể kết hợp sử dụng viên uống Gastosic – giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp đẩy lùi triệu chứng đau dạ dày hiệu quả, an toàn!
Gastosic là sự kết hợp từ 9 thảo dược quý trong tự nhiên, mang đến 3 nhóm tác dụng:
- Trung hòa acid dịch vị, ngăn ngừa dạ dày tiết acid quá mức, từ đó làm giảm nhanh đau tức, nóng rát, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…
- Hỗ trợ chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Làm dịu kích thích thần kinh lên dạ dày thực quản, ngăn ngừa các cơn trào ngược dạ dày do căng thẳng, stress, giúp người bệnh ngủ ngon sâu giấc.
Gastosic đã được nghiên cứu bài bản, chứng minh an toàn với sức khỏe người dùng. Sản phẩm hiện đang được bày bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được hàng trăm ngàn bệnh nhân tin dùng!
Xem địa chỉ nhà thuốc bán Gastosic TẠI ĐÂY
Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6626 hoặc BẤM VÀO ĐÂY để được giao Gastosic TẬN NHÀ
Mua Gastosic trên Shopee TẠI ĐÂY, mua Gastosic trên Tiki TẠI ĐÂY
Qua những thông tin trên đây, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức về các vị trí đau dạ dày cũng như phương pháp để chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Phát hiện sớm đau dạ dày là việc hết sức quan trọng giúp làm tăng hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Do vậy, hãy đi khám bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường để có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời.