Đau thượng vị là triệu chứng thường gặp. Nhiều người không để ý đến nó và cho rằng nó chỉ do ăn uống. Nhưng thực tế, có 15 nguyên nhân đau thượng vị bất ngờ mà bạn cần biết. Xem ngay bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Bệnh lý về dạ dày tá tràng
Bệnh lý về dạ dày và tá tràng là những nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp nhất.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là hiện tượng xảy ra khi dịch tiêu hoá của dạ dày thường xuyên bị chảy ngược vào thực quản (là một ống dẫn đưa thức ăn từ miệng vào dạ dày). Vì dịch này chứa axit nên có thể gây kích ứng và gây viêm niêm mạc thực quản. Hiện tượng viêm này kéo theo triệu chứng như đau rát ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi niêm mạc dạ dày hay tá tràng bị viêm do nhiễm vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc bị tổn thương liên tục. Viêm có thể cấp tính, kéo dài trong thời gian ngắn hoặc mãn tính, kéo dài nhiều năm hoặc hơn nếu không được điều trị.
- Viêm dạ dày tá tràng gây những cơn đau thượng vị ở cường độ nhẹ. Khi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, tá tràng bị tổn thương và viêm do vi khuẩn, sự bài tiết axit bất thường, hoặc lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm.
- Loét dạ dày tá tràng là khi có vết loét trong dạ dày hoặc tá tràng, gây ra những cơn đau vùng thượng vị thường xảy ra cùng với các các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy… Đặc biệt với trường hợp nặng loét có thể gây thủng tạo lỗ rò gây xuất huyết và đau nghiêm trọng cần được cấp cứu ngay lập tức.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày gây đau thượng vị là do các tế bào ung thư xâm lấn vào các lớp của dạ dày, gây kích ứng và viêm nhiễm. Đau thượng vị thường là triệu chứng đầu tiên của ung thư dạ dày, nhưng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý nhẹ hơn như viêm loét dạ dày.
Bên cạnh triệu chứng đau thượng vị, ung thư dạ dày còn có thể gây ra các triệu chứng khác như: khó nuốt, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, nôn ói, nôn ra máu, đi cầu phân đen…. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà tần suất triệu chứng nhiều hơn và rõ hơn.
Do thói quen lối sống
Đau thượng vị dạ dày cũng có thể đến từ nguyên nhân ở thói quen lối sống. Chẳng hạn như:
Ăn nhiều, ăn nhanh
Một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị là thói quen ăn quá nhiều, quá no, ăn uống vô độ. Khi ăn quá nhiều, dạ dày sẽ bị căng phồng, nhu động ruột chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ, từ đó dẫn đến việc thức ăn không thể tiêu hóa hết, lâu dần sẽ gây ra tác hại như ợ chua, trào ngược dạ dày kèm với đau thượng vị.
Tương tự ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng là một thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Khi nhai không kỹ, thức ăn xuống đến dạ dày vẫn còn kích thước lớn, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Không chỉ đau vùng thượng vị mà bạn còn có thể gặp các rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, chướng bụng….
Sử dụng đồ ăn khó dung nạp, hấp thu
Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm khó tiêu bạn cũng tạo áp lực cho dạ dày. Ở mức độ quá tải, dạ dày của bạn cũng báo động qua việc đau thượng vị. Các thực phẩm khó tiêu, khó dung nạp như:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán,
- Thực phẩm nhiều chất tạo ngọt, nhiều đường
- Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu
- Rượu bia, đồ uống có ga
Một số người không dung nạp lactose, hay bị celiac thì cần chú ý đến các thực phẩm tối kị như sữa có lactose, hay ngũ cốc chưa tách gluten có thể gây dị ứng đầy bụng kèm đau thượng vị.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau thượng vị kiêng gì?
Căng thẳng
Khi ép bản thân làm việc quá sức, căng thẳng nhiều kết hợp với lối sống không lành mạnh có thể gây áp lực lên dạ dày và gây ra những cơn đau vùng thượng vị.
Đau thượng vị do mang thai
Cảm giác đau vùng thượng vị nhẹ khi mang thai là điều rất bình thường. Điều này thường xảy ra do trào ngược axit hoặc áp lực lên vùng bụng do tử cung ngày càng mở rộng. Sự thay đổi nồng độ hormone trong suốt thai kỳ cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit và đau vùng thượng vị
Tuy nhiên, nếu bạn bị đau thượng vị dữ dội hoặc dai dẳng khi mang thai có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn như tiền sản giật. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và con, nên cần được bác sĩ theo dõi sát sao.
Do các bệnh lý nguy hiểm khác
Đau thượng vị cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của của một số bệnh lý nguy hiểm khác sau đây. Cần biết để được điều trị kịp thời.
Bệnh lý về đại tràng
Đại tràng và ruột non nằm ngay ở vị trí dưới dạ dày, do đó khi bị đau thượng vị dạ dày, không nên bỏ qua các bệnh lý lien quan đến đại tràng như viêm trực tràng, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt), viêm ruột thừa, viêm túi thừa, và carcinôm đại tràng ngang gây loét xuyên thành.
Ngoài ra cần lưu ý đến các nguyên nhân gây tắc ruột khác. Trong đó cần lưu ý đặc biệt đến tình trạng viêm ruột thừa cần phải nhập viên ngay lập tức.
Bệnh viêm thực quản
Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là trào ngược dạ dày, dị ứng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng mãn tính do thuốc. Nếu không điều trị, theo thời gian, có thể dẫn đến sẹo trên niêm mạc thực quản.
Các triệu chứng phổ biến ngoài đau thượng vị còn gây nóng rát ở ngực hoặc cổ, ợ chua, ho, khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
Bệnh lý về gan mật
Các vấn đề về túi mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Sỏi mật có thể chặn đường mở của túi mật hoặc túi mật có thể bị viêm. Các triệu chứng của bệnh lý liên quan đến túi mật cụ thể có thể bao gồm:
- Đau dữ dội gần phía trên bên phải của dạ dày sau khi ăn
- Phân có màu đất sét
- Vàng da
- Ăn không ngon, khó tiêu
- Buồn nôn
- Đầy hơi
Khi có sỏi mật, viêm túi mật, hoặc ung thư túi mật có thể gây ra đau ở phần trên bên phải của bụng, trên rốn, Đau bụng lan tỏa, có thể lan ra vùng thượng vị, vai phải, hoặc lưng. Cần hết sức lưu ý trường hợp này để được cấp cứu kịp thời.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Tại sao bị đau thượng vị phải?
Bệnh lý liên quan đến tuyến tụy
Tuyến tụy nằm ở vị trí sau dạ dày. Viêm tụy cấp cũng gây đau dữ dội ở thượng vị.
Cụ thể:
- Viêm tụy mãn, carcinôm tụy, nang tụy, bệnh nhày niêm (mucoviscidosis) gây những cơn đau có cường độ thấp hơn.
- Các hạch lymphô có thể bị tổn thương trong bệnh Hodgkin hoặc Lymphosarcôm.
- Tình trạng viêm hạch mạc treo là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp.
- Khi các hạch sau phúc mạc bị thương tổn do ung thư (vd sarcoma), cơn đau thường lan về sau lưng.(☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau thượng vị lan ra sau lưng)
Cần lưu ý không bỏ qua các triệu chứng của trường hợp này cũng liên quan đến đau thượng vị nhé.
Bệnh lý về động mạch vành
Hệ động, tĩnh mạch nằm ở phía sau, trong chẩn đoán phân biệt không nên quên các bệnh lý túi phình động mạch chủ, nhồi máu mạc treo, viêm quanh động mạch nút (periarteritis nodosa), và các dạng viêm mạch máu khác. Khi nhồi máu cơ tim, suy tim, hoặc phình vỡ động mạch chủ gây ra đau thắt ngực, đau vùng thượng vị, khó thở, mệt mỏi, hoặc hôn mê, chóng mặt…
Đây cũng là tình trạng cần được nhập viện ngay lập tức không thể chần chừ.
Thoát vị gián đoạn
Thoát vị gián đoạn xảy ra khi một phần dạ dày bị đẩy lên qua cơ hoành và vào ngực. Điều này có thể là do tai nạn hoặc cơ hoành bị suy yếu.
Ngoài đau vùng thượng vị, các triệu chứng phổ biến khác của thoát vị gián đoạn bao gồm:
- Đau họng
- Kích ứng hoặc trầy xước ở cổ họng
- Khó nuốt
- Ợ hơi
- Khó chịu ở ngực
Thoát vị gián đoạn thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Nên chú ý các triệu chứng điển hỉnh để được điều trị kịp thời.
☛ Tham khảo thêm: Đau quằn quại vùng thượng vị từng cơn
Do một số tình trạng ít ngờ tới
Đau thượng vị cũng có thể do một số bệnh ít ngờ tới như sau:
Bệnh zona
Một trường hợp hiếm gặp nữa liên quan đến đau thượng vị là zona ở vị trí thượng vị dạ dày. Cụ thể da vùng thượng vị có thể là vị trí đau của bị zona, trường hợp này ít khi đau ở ngay đường giữa của thượng vị, mà hơi lệch về 2 bên hạ sườn .
Viêm mô tế bào và các thương tổn da khác thường có biểu hiện rõ ràng, dễ nhận diện. Tuy nhiên bệnh lý mô cơ và gân cơ dễ bị bỏ sót nếu bác sĩ không nghĩ đến chúng.
Bệnh màng phổi
Bệnh màng phổi thường gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho, sốt, mệt mỏi, và khó nuốt. Đau ngực do bệnh màng phổi thường là đau nhói, tăng lên khi hít thở, ho, hoặc hắt hơi, do hai lớp màng phổi bị cọ xát lên nhau. Đau ngực này có thể lan ra vùng thượng vị, vai, hoặc lưng, tạo cảm giác đau thắt ngực hoặc đau thượng vị.
Tuy nhiên, đau thượng vị do bệnh màng phổi thường không phải là triệu chứng đầu tiên, và cũng không thường xuyên xảy ra nhưng cũng không thể bỏ qua.
Tóm lại
Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị rất đa dạng và khó xác định, tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo và tiền sử bệnh nhân để xác định đâu là nguyên nhân chính.
Vì thế để biết chính xác nguyên nhân gây đau thượng vị cần qua thăm khám chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể tham khảo thêm tại video dưới đây về các bệnh lý là nguyên nhân đau thượng vị.
Nếu bạn bị đau thường xuyên, kéo dài, hoặc nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cần chú ý đến các triệu chứng khác như sốt, nôn máu, táo bón, tiêu chảy, giảm cân, vì chúng có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng. Bạn cũng nên cải thiện lối sống và thói quen ăn uống để phòng ngừa đau thượng vị.
Chúc bạn sức khỏe!