Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày. Nhiều người nhiễm loại vi khuẩn này thường băn khoăn liệu “vi khuẩn HP có tự hết không?”. Để giải đáp thắc mắc, bạn đọc hãy cùng Gastosic.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori (hay H. pylori) là một loại xoắn khuẩn, chúng có hình dạng cong chữ S. Phần đầu của chúng có khoảng 4-6 sợi lông mảnh nhỏ giúp di chuyển dễ dàng và bám vào bề mặt lớp niêm mạc dạ dày. Đây là loại trực khuẩn Gram âm có thể sống mạnh mẽ ở lớp nhầy trên bề mặt thành dạ dày. Sở dĩ chúng tồn tại được trong môi trường acid dạ dày là do khả năng tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa độ acid cao của dạ dày.
Hầu hết vi khuẩn HP đều có trong cơ thể người. Nếu chúng ở trạng thái không hoạt động thì hoàn toàn vô hại, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên khi số lượng vi khuẩn tăng lên nhiều, chúng sẽ hoạt động và tấn công niêm mạc dạ dày. Đây cũng là tác nhân gây ra các bệnh về dạ dày như:
- Đau dạ dày.
- Viêm hang vị.
- Viêm loét dạ dày.
- Viêm xung huyết dạ dày.
- Ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm qua nhiều đường như: đường nước bọt, đường ăn uống, qua dụng cụ xét nghiệm y tế,… Đa phần những người nhiễm vi khuẩn HP sẽ không có bất cứ triệu chứng nào. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi chúng phá hủy lớp niêm mạc gây ra các tổn thương ở dạ dày.
Vi khuẩn HP có tự hết không?
Vi khuẩn HP gây ra tổn thương ở dạ dày, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Theo chuyên gia, khi cơ thể nhiễm vi khuẩn HP sẽ không tự hết. Loại vi khuẩn này sẽ không chết nếu người bệnh không điều trị để tiêu diệt. Ngoài ra, chúng cũng phát triển mạnh mẽ theo cấp số nhân nếu người bệnh không tìm biện pháp tác động.
Hơn nữa nguy cơ tái nhiễm khuẩn HP rất cao. Một khi người bệnh bị tái nhiễm lại, quá trình điều trị cũng sẽ khó khăn hơn do khả năng kháng thuốc kháng sinh. Chính vì thế, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám sớm và phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Vi khuẩn HP không tự hết phải điều trị khi nào?
Không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là bắt buộc phải điều trị. Trong trường hợp vi khuẩn Hp không gây ra bất cứ vấn đề gì về sức khỏe dạ dày và người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp không thuộc nhóm nguy cơ cao ung thư dạ dày thì có thể không cần phải điều trị. Còn với trường hợp người nhiễm Hp có tiền sử bệnh về dạ dày như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, đang gặp các triệu chứng về dạ dày,… hoặc nguy cơ cao bị ung thư dạ dày thì bắt buộc phải điều trị.
Vi khuẩn HP không tự hết phải điều trị bởi chúng có thể tự tạo ra chất đối kháng tránh được hệ miễn dịch để tấn công vào bề mặt niêm mạc dạ dày. Đồng thời, chúng có thể tiết ra men urease khiến cho môi trường xung quanh bị kiềm hóa và sống sót được trong môi trường dạ dày, khi đó chúng gây tổn thương niêm mạc dạ dày nặng hơn, khiến nhiễm trùng, xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó việc điều trị là bắt buộc để tránh hình thành những tổn thương do ung thư dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái nhiễm.
Nếu điều trị thì bao lâu hết vi khuẩn HP?
Việc điều trị bao lâu thì hết vi khuẩn HP là điều khó có thể xác định được. Bởi điều này còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tình trạng nhiễm vi khuẩn, phác đồ điều trị, ý thức tuân thủ liệu trình, kết hợp với thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của người bệnh.
Sau khi thăm khám và xác định được tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng từng người. Có thể phải kết ợp sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kiểm soát acid dạ dày. Đối với một số trường hợp vi khuẩn HP kháng thuốc, quá trình điều trị sẽ mất nhiều nhiều thời gian và phức tạp hơn.
Thông thường, một liệu trình điều trị vi khuẩn HP thì sẽ kéo dài khoảng 2-4 tuần. Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ kéo dài từ 2 tuần trở lên mới có hiệu quả. Đối với trường hợp mắc phải các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, thời gian liệu trình sẽ tiếp tục kéo dài từ 4-8 tuần nhằm điều trị triệt để. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải tái khám để làm một số xét nghiệm kiểm tra xem cơ thể còn nhiễm vi khuẩn HP hay không. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì người bệnh cần phải điều trị thêm một đợt nữa.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị nhiễm vi khuẩn HP uống thuốc gì?
Vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc nên rất dễ tái nhiễm và việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn. Do đó, để điều trị vi khuẩn HP về âm tính thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ bao gồm việc: sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng, lộ trình, thời gian điều trị. Hơn nữa sau khi đã điều trị khỏi, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh để phòng ngừa tái nhiễm vi khuẩn HP.
Lời kết
Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP không thể tự hết mà phải điều trị. Tuy nhiên bệnh cũng rất dễ tái nhiễm gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế người bệnh cần thăm khám và tuân theo phác đồ điều trị để tránh bệnh tái phát. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.6626 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn nhé. Chúc bạn mau khỏe!